Mua nón lá bàng ở đâu

15:06, 13/06/2021

Chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng thân thuộc của làng quê Việt. Nón lá thường được làm từ nhiều loại lá như: lá gồi, lá dừa, lá nón, lá kè..., nhưng có lẽ nón làm từ lá bàng thì chỉ có ở xứ Huế.

Không giống những chiếc nón bình thường khác, nón lá bàng trong suốt chỉ che mưa không che được nắng. Tuy nhiên, điều làm nên vẻ đẹp độc lạ của nó là được làm từ chất liệu đặc biệt - xương lá bàng. Lá bàng ngâm trong hơn một tháng rưỡi, đến khi chải ra trong suốt nhìn thấu cả từng gân xương lá thì có thể kết thành chiếc nón. Mảnh lá làm nên chiếc nón phải vừa dai, vừa không bị thấm nước, không bị nhăn khi vò lại. Có như vậy, chiếc nón dù có đi mưa về bao nhiêu lần cũng không bị mốc, giữ được độ trắng mãi và không bị ố vàng.

Nghệ nhân Võ Ngọc Hùng chuẩn bị nguyên liệu lá bàng làm nón.

Làm nón từ xương lá bàng là ý tưởng độc đáo của nghệ nhân Võ Ngọc Hùng [ở nhà số 36/13 Kim Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế]. Nhận thấy ở Huế có hai loại nón lá biến tấu rất tinh tế là nón lá trúc chỉ làm từ bột giấy đục màu và nón lá sen từ thịt lá sen tươi có độ ẩm vừa phải, ông Hùng mới nảy ra ý tưởng làm nón từ xương lá bàng. Ông tâm sự: “Tôi vào rừng tìm đủ các loại lá về thử nghiệm, trải qua không ít thất bại sau đó mới tìm được lá bàng rừng để làm ra nón. Sau hơn một tháng rưỡi ngâm lá bàng, nhìn thấy nó phân hủy được mà còn giữ nguyên xương lá, tôi mừng lắm và bắt tay tạo hình nên chiếc nón trong suốt này. Không ngờ, những mảnh lá ghép nên chiếc nón lại tạo nên những đường gân sắc nét và độ trong suốt làm nên vẻ đẹp thanh khiết. Vì vẻ đẹp độc đáo đó mà chỉ một thời gian sau rất nhiều người đã biết đến và tìm đặt mua. Thậm chí có người ở Hà Nội đặt tới 1.000 chiếc nhưng vì số lượng lớn, nguyên liệu lại thiếu nên tôi đành từ chối”.

Những chiếc nón lá trong suốt lạ mắt “cháy hàng”, không kịp làm ra để bán, mặc dù giá không hề rẻ: thấp nhất là 450.000 đồng/chiếc. Ít ai biết rằng đằng sau những chiếc nón mỏng manh ấy là bao công sức của nghệ nhân. Ông Hùng kể: “Nhớ nhất là một hôm tôi trèo hái lá trong rừng bị ngã trên cây cao tầm 3 mét xuống, suýt nữa gãy chân may mà được cứu giúp kịp thời. Hồi ấy, đi cả ngày trời mới tìm được vài ba loại lá có kết cấu xương ổn định để ngâm thí nghiệm. Phải trèo đèo, lội suối vượt hàng trăm cây số vào rừng sâu tận Bình Điền, có khi men theo đường đèo Hải Vân mà chỉ tìm được vài ba loại lá”.

Theo ông Hùng, công đoạn khó khăn nhất để tạo ra chiếc nón chính là ngâm lá. Phải nhiều lần thí nghiệm trên 30 loại lá như lá mít, lá sa kê, lá dương xỉ... thì ông mới tìm được lá bàng rừng là loại lá thích hợp nhất. Lá hái về còn tươi, đem ngâm với dung dịch baking soda. Mỗi ngày, ông đem lá ra chải là nuôi một hy vọng không bị bã ra. Kiên trì đến một tháng rưỡi sau, thì mới chải thành công ra xương lá bàng trong suốt có độ trong nhất định và độ dai bền bỉ. Chưa hết, nhiều lần ngâm ra được lá nhưng do sai kỹ thuật nên một thời gian nón đã bị ố vàng. Ông Hùng lại phải miệt mài suy nghĩ ra cách thức cải biến để giữ được độ trắng mãi. Khâu tạo hình nên chiếc nón cũng rất quan trọng, phải thật tỉ mỉ và khéo léo, mỗi chiếc nón từ 12 – 15 chiếc lá bàng ghép lại sao cho thấy được những đường nét của gân lá mới thể hiện được vẻ đẹp đặc trưng của nón.

Duyên dáng với nón lá bàng. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Xuân Bách

Khó khăn là vậy, nhưng ông Hùng không bao giờ có ý định bỏ cuộc. Ông tâm niệm: “Tôi tìm tòi sáng tạo nên chiếc nón lá bàng đặc biệt này, là vì mong muốn giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra cũng là góp phần để khách du lịch khi đến tham quan xứ Huế có thêm ấn tượng đặc sắc về Huế”..

Khánh Huyền

Để có những chiếc nón độc đáo thế này, đầu tiên phải làm ra xương lá. Lá tươi được nấu 1 tiếng rưỡi trong baking soda [bột nở] để chuyển thành washing soda, mục đích nhằm loại bỏ mùi hôi. Sau đó, lá được ngâm thêm 1 tháng rưỡi mới được mang ra làm sạch. Sau đó, ông đem số lá này cho thợ chằm nón để tạo ra một chiếc nón như bình thường.

VIDEO: Cụ ông U70 vào rừng hái lá bàng làm nón

Một chiếc lá bàng rừng mới được làm sạch sau hơn 1 tháng ngâm dung dịch

Lê Nam

Nếu tính tổng thời gian hoàn thành một chiếc nón từ khi ngâm lá cho tới chằm nón mất khoảng 2 tháng. Còn nếu có sẵn xương lá rồi thì một ngày người thợ chằm nón có thể làm được 2 cái. Nếu siêng năng, mỗi tháng mỗi thợ có thể làm được 60 cái.

Người đàn ông 'ham của lạ', độ chiếc PCX thành 'xe hải tặc' đính đầy đá quý

Những cây bàng rừng xuất hiện ở xã Bình Điền, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách nhà ông 20 cây số. Ông Hùng khoá cổ xe tại bìa rừng, một mình vác cái bao, vác cái sào “săn” lá bàng. Khi tìm được cây bàng rừng, ngày trước thì ông phải tự leo lên để hái rồi sau này sử dụng cái dụng cụ như của công ty cây xanh.

"Mình bấm dưới này thì ở trên có một cái kéo sắt, kéo cho lá xuống. Nhưng đâu phải cái lá nào mình xuống cũng được. Sau này mới mua một thiết bị gắn sau điện thoại. Zoom ra cái hình to này rồi ở dưới mình chọn. Giống như cái ống nhòm. Soi cái lá nào được thì mới cắt xuống. Một lần đó suýt té, suýt gẫy chân vì rơi từ độ cao hơn 3 mét xuống”, ông nhớ lại.

Ông Hùng kể chuyện đi rừng hái lá bàng rất li kì

Lê Nam

Thời điểm thuận lợi nhất để hái lá bàng rừng vào thời điểm tháng 3. Bởi đó là mùa nắng, ít mưa giông, đi lại không sợ trơn trượt. Hơn nữa, lá cây cũng khỏe khoắn, ít bị sâu mọt nhất.

“Nó [cây bàng rừng] ở gần những con suối. Mình muốn tìm chỗ nào tập trung thật nhiều cây. Nhưng hắn lại không phân bố rõ ràng”, ông Hùng nói.

Nón lá che mưa chứ không che nắng

Ông cho biết, lá bàng rừng để làm nón phải dày, gân lá phải cứng. Mặt lá không rách, không sâu. Tiêu chuẩn độ dài từ đỉnh nón tới cuối nón phải đạt, còn nhỏ quá không thể làm được.

Nhìn chiếc nón từ lá bàng rừng mỏng monh, trong suốt, tôi tỏ ý hoang mang. Ông trấn an: “Không rách được đâu. Đi mưa thoải mái, không lo ướt".

Nón lá của ông được đón nhận rất nhiệt tình, đặc biệt ở Hà Nội và Sài Gòn. “Lúc trước ở Hà Nội có một anh điện vào thì thấy hay, đặt 1.000 chiếc để xuất khẩu qua châu Âu. Tôi nghe là tôi phải hủy thôi, tôi không thể làm được. Do đây là hàng thủ công không thể sản xuất hàng loạt được. Không phải một miếng vải để người ta may thành một cái áo”, ông Hùng kể.

Trước khi chằm nón, ông Hùng phải xử lý lá tươi thành xương lá khô 

Lê Nam

Những chiếc nón từ bá làng rừng bền chắc như nón lá truyền thống.

Ảnh NVCC

Mặc dù che mưa được nhưng do nón trong suốt nên khó che nắng 

NVCC

Hay như gần đây, có đơn hàng nước ngoài đặt 500 chiếc lá không để họ làm lều sinh thái hình tam giác. Ngoài làm nón, những chiếc xương lá bàng rừng của ông có nhiều công dụng khác nhau.

Ông Hùng từng có khoảng thời gian làm nghề giáo khi còn trẻ. Sau khi bỏ việc dạy thì ông đi làm thuê làm mướn. Sau đó trải qua 28 nghề khác nhau, từ làm giấy, làm muối, bốc thuốc bắc cho đến thợ may… Gần đây nhất là công việc làm nón từ lá bàng rừng. Chính xác bắt đầu công việc này từ tháng 12.2018, đến nay chưa được 6 tháng.

Ông Hùng mong muốn xây xưởng làm nón cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ làm việc 

Lê Nam

Nhận thấy tiềm năng phát triển của chiếc nón này. Ông Hùng bày tỏ mong muốn có thể thuê nhà, xây xưởng. Sau đó đưa những trẻ em lang thang, cỡ nhỡ vào làm. Ông cho biết, mục đích của việc này vừa để tạo công ăn lương cho các em. Đồng thời quy trình sản xuất cũng được tăng lên, việc làm của ông sẽ mang tính cộng đồng cao hơn”.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề