Mục hạ vô nhân là gì

Chúng anh đây mục hạ vô nhânNghe em nhan sắc lòng xuân anh não nùng.Dù em má phấn chỉ hồngDửng dừng dưng anh chẳng thèm trông làm gì.Lấy anh, anh cho đi trước để làm vìTay thì dắt díu tay thì quàng vaiVén tay sờ chốn em ngồi,Em thì chẳng thấy, anh thời thở than.Bâng khuâng như mất lạng vàng,Cái sênh, cái trống, cái đàn ai mang?Ai ơi thương kẻ dở dang Miệng ca tay gẩy khúc đàn tương tư.Chẳng yêu chẳng nể chẳng vìCũng liều nhắm mắt bước đi cho đành.Một duyên hai nợ ba tìnhChữ duyên chi vướng, mối tình ai mang?Kẻo còn đi nhớ về thương.Kẻo còn để mối tơ vương bên lòng.Đôi ta chút nghĩa đèo bòngDẫu mòn con mắt, tấm lòng dám saiNgại ngùng những bước chông gai,Trần gian nhỡn nhục nào ai biết gì.Chữ tình là chữ chi chi,Yêu nhau phải bảo đường đi lối về.Đôi ta đã trót lời thề,Gần xa dắt díu đi về có đôi.Đến đâu người đứng ta ngồiKhi đàn khi hát những người chung quanh.Tới nơi những chốn thị thànhĐôi bên hàng phố đắp danh đón mờiĐố ai biết chốn chợ Trời,

Dẫu ta lên khoắng một người nàng Tiên.


Nguồn: Khảo luận về Nguyễn Khuyến, Nguyễn Xuân Hiếu, Trần Mộng Chu, NXB Nam Sơn, 1960

?

Chào các bạn,

Mình đang tìm hiểu bài thơ bài xẩm này để có thể chia sẻ vài dòng với các bạn nhưng chưa biết khi nào xong. Thôi thì trong khi chờ đợi footnotes theo sau, mời các bạn thưởng thức âm nhạc trước nhé.

Đây là một bài xẩm chợ theo phong cách world music với hai kiểu hòa âm phối khí khác nhau nhưng đều có điểm chung là đều có tiếng đàn nhị [đàn cò] và giọng hát của Ngô Hồng Quang. Quang là một nghệ sĩ đa năng, anh có thể hát, chơi đàn bầu, đàn nhị, bộ gõ…, sáng tác và hòa âm phối khí.

Mình thấy bài xẩm này hay có lẽ vì thích cách Ngô Hồng Quang thể hiện. Sau khi biết bài xẩm đó được phổ thơ của Nguyễn Khuyến [1835 -1909] thì mình có mong muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh bài thơ và bài xẩm để có thể hiểu được phần nào ý tứ mà người xưa muốn truyền lại.

Mục hạ vô nhân: mục – mắt, hạ – dưới, vô – không, nhân – người. Tạm dịch: Dưới mắt không thấy người. Đây là tâm tư của anh hát xẩm mù có nàng vợ xinh đẹp? Nếu đúng vậy thì tâm tư đó cụ thể như thế nào và có ẩn chứa một tâm tư nào khác nữa hay không? – Đây là điều mình đang tìm hiểu.

Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trữ tình vừa là nhà thơ trào phúng. Mỗi chữ của ông vừa đẹp vừa sâu sắc. Ông làm quan giữa lúc nước mất nhà tan. Làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Vì cảm thấy bất lực, không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Ngày đi học mình thích được học về thơ Nguyễn Khuyến.

Trên đây là vài nét phác họa rời rạc của bài thơ bài xẩm. Dưới đây là ba clips, gồm hai clips Mục hạ vô nhân kiểu mới: Một kiểu Ngô Hồng Quang kết hợp với nghệ sĩ nhạc Jazz người Pháp gốc Việt Nguyên Lê cùng ca sỹ Mỹ Linh vào tháng 2- 2017 và một kiểu kết hợp với nhạc sĩ Hà Lan Onno Krijn năm 2013. Clip thứ ba là bài xẩm kiểu truyền thống do NSUT Văn Ty thể hiện.

Mời các bạn cùng thưởng thức nhé.

Chúc các bạn một ngày tốt lành.

Thu Hương

***

Hanoi Duo – Nguyên Lê – Ngô Hồng Quang – Mỹ Linh: Mục hạ vô nhân

Ngô Hồng Quang – Onno Krijn: Mục hạ vô nhân [Xẩm chợ]

Mục Hạ Vô Nhân – Văn Ty

Mục hạ vô nhân
[Xẩm chợ]
[Thơ: Nguyễn Khuyến]

Mục hạ vô nhân, chúng anh đây mục hạ vô nhân Nghe em nhan sắc lòng xuân anh mấy rạt rào

Dù em mặt phấn má đào

Mặt phấn má đào, dù em mặt phấn má đào Dửng dừng dưng cũng chẳng có thèm trông mà làm gì

Em lấy anh cho đi trước làm vì

Đi trước làm vì em lấy anh cho đi trước làm vì Tay thì gác chiếu tay thì quàng vai

Vén tay sờ chốn em ngồi

Sờ chốn em ngồi, vén tay sờ chốn em ngồi Em thì chẳng thấy, anh thời thở than

Bâng khuâng như mất lạng vàng

Như mất lạng vàng, bâng khuâng như mất lạng vàng Cái sênh cái trống, cái đàn ai mang Ai ơi thương kẻ dở dang miệng ca tay gảy Khúc đàn tương tư

Chẳng yêu chẳng nể chẳng vì

Chẳng nể chẳng vì chẳng yêu, chẳng nể chẳng vì Cũng liều nhắm mắt bước đi cho đành

Một duyên hai nợ ba tình

Hai nợ ba tình một duyên hai nợ ba tình Chữ duyên kia với chữ tình ai mang Kẻo còn đi nhớ về thương Kẻo còn để mối tơ vương bên lòng

Đôi ta chút nghĩa đèo bòng

Chút nghĩa đèo bòng, đôi ta chút nghĩa đèo bòng Dẫu mòn con mắt, tấc lòng nhãn khai Ngại ngùng những bước chông gai Những bước chông gai, ngại ngùng những bước chông gai Trần gian nhỡn nhục nào ai biết gì

Cái tình là cái chi chi

Đố ai lên chốn chợ trời
Dẫn anh lên khoắng một vài các ả nàng tiên

Là cái chi chi, cái tình là cái chi chi Yêu nhau phải bảo đường đi lối về

Đôi ta trót nặng lời thề

Trót nặng lời thề, đôi ta trót nặng lời thề Đường xa dắt díu đi về có đôi Tới đâu người đứng ta ngồi khi đàn khi hát Mọi người đều vây quanh Ai ơi ăn ở cho đành

Chứ ai ơi ăn ở cho đành

***

Mục hạ vô nhân

Thơ: Nguyễn Khuyến

Chúng anh đây mục hạ vô nhân Nghe em nhan sắc lòng xuân anh não nùng. Dù em má phấn chỉ hồng Dửng dừng dưng anh chẳng thèm trông làm gì. Lấy anh, anh cho đi trước để làm vì Tay thì dắt díu tay thì quàng vai Vén tay sờ chốn em ngồi, Em thì chẳng thấy, anh thời thở than. Bâng khuâng như mất lạng vàng, Cái sênh, cái trống, cái đàn ai mang? Ai ơi thương kẻ dở dang Miệng ca tay gẩy khúc đàn tương tư. Chẳng yêu chẳng nể chẳng vì Cũng liều nhắm mắt bước đi cho đành. Một duyên hai nợ ba tình Chữ duyên chi vướng, mối tình ai mang? Kẻo còn đi nhớ về thương. Kẻo còn để mối tơ vương bên lòng. Đôi ta chút nghĩa đèo bòng Dẫu mòn con mắt, tấm lòng dám sai Ngại ngùng những bước chông gai, Trần gian nhỡn nhục nào ai biết gì. Chữ tình là chữ chi chi, Yêu nhau phải bảo đường đi lối về. Đôi ta đã trót lời thề, Gần xa dắt díu đi về có đôi. Đến đâu người đứng ta ngồi Khi đàn khi hát những người chung quanh. Tới nơi những chốn thị thành Đôi bên hàng phố đắp danh đón mời Đố ai biết chốn chợ Trời,

Dẫu ta lên khoắng một người nàng Tiên.


Nguồn: Khảo luận về Nguyễn Khuyến, Nguyễn Xuân Hiếu, Trần Mộng Chu, NXB Nam Sơn, 1960

Trời thì nắng như đổ lửa mà lão Hậu cứ nghe đi nghe lại mấy bài hát xẩm của nghệ sĩ Xuân Hoạch: “Chúng anh đây mục hạ vô nhân/Nghe em nhan sắc lòng xuân dạt dào/Dù em mặt phấn má đào/Dửng dừng dưng anh cũng chả trông làm gì…” Chắc Lão Hậu “phê” giai điệu, ca từ bài xẩm này lắm, cả người lão lắc lư, ngón tay giữa bật tanh tách vào ngón cái, bàn chân dập lên, dập xuống theo tiếng phách, tiếng nhị! Đôi khi cao hứng, bài xẩm đã hết từ tám hoánh nào rồi mà lão còn hát tiếp: “Nhất cao là núi Ba Vì/Riêng tôi cũng chẳng lấy gì làm cao…”.

Bà Hậu nghe vừa bực, vừa tức lườm ông Hậu và nói: Ông có im đi không cho hàng xóm nhờ, suốt ngày mục hạ vô nhân, ai thèm biết vô nhân của ông làm gì! Quay chiếc quạt hướng về bà Hậu, ông Hậu chậm rãi nói: Xưa thì như răng với môi, giờ thì “đồng sàng dị mộng”. Bài xẩm này quá hay. Đây là tự truyện của người mù, vượt lên thân phận, tự giễu mình, rất hài hước, hóm hỉnh, lại rất “kiêu”. Trời không lấy của ai hết, bù vào mắt mù, trời cho anh chàng hát xẩm đôi tai rất thính. Vì vậy khi nghe người con gái có nhan sắc là lòng xuân anh đã dạt dào. Còn mặt phấn, má đào thì dửng dưng! Dưới con mắt của người mù thì tuyệt đối không thấy ai, không có sắc mầu. Nghe ông Hậu giảng giải, bà Hậu thấy có gì chưa thỏa mãn, bà nhỏ nhẹ hỏi: Chẳng lẽ bài xẩm này chỉ có thế? Thấy bà Hậu tò mò, ông Hậu phấn khích: Bà thật là… cổ thi thì phải là: ngôn tại, ý ngoại, phải hiểu theo nghĩa bóng. Mục hạ vô nhân là để chỉ những kẻ hết sức ngạo mạn, không coi ai  ra gì, trong mắt họ, thậm chí thiên hạ không còn ai. Chỉ có ta-“Ta là một, là riêng là thứ nhất”. Nói đến đây, ông Hậu thở dài, than vãn: Nếu biết có hàng chục triệu con mắt giám sát, thử hỏi có ông “quan cách mạng” nào dám biển thủ hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ, hàng ngàn tỷ đồng không? Có ai dám lố bịch huênh hoang cướp tiền dân xây biệt phủ, đi xe sang? Có ai dám sửa điểm thi đại học để những đứa dốt “đặc cán mai” thành thủ khoa? Có ai dám đốt than tre để làm thuốc chữa ung thư?... Người có phẩm chất liêm chính, bao giờ cũng tự biết răn mình, nghĩ gì, làm gì thì có ta biết, đất biết, trời biết. Người khiêm cung thì luôn thấy “cao sơn, hựu cao sơn” [Núi cao còn có núi cao hơn]. Không có phẩm chất ấy, thì “Núi Ba Vì cũng chẳng lấy gì làm cao”. Tôi thì tôi nghĩ, “Mục hạ vô nhân”, không cứ tồn tại ở cá nhân riêng lẻ mà ở cả những chính quyền một số nước, vì tham vọng, ngang ngược đòi độc chiếm biển. Vì lợi ích, bất chấp mọi thủ đoạn, hoạt động gian thương, ăn cắp công nghệ, “treo đầu dê, bán thịt chó”… để cuối cùng “gậy ông lại đập lưng ông”. [Bà Hậu đưa ra nhận định]. Thấy bà Hậu nhận định vấn đề vượt qua cả lãnh thổ quốc gia, ông Hậu cười phá lên và nói: Chả uổng công suốt ngày bà dán mắt vào điện thoại, ti vi.

- Ông này… đấy là tôi trộm nghĩ thế thôi, suốt ngày quanh quẩn xó nhà, ông không chê là phúc cho tôi rồi!

Nhuận Thổ

Video liên quan

Chủ Đề