Mục tiêu môn đạo đức được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông như thế nào?

Giáo dục nói chung là cách học tập kiến thức, kỹ năng và thói quen và kỹ năng của con người có tính chất truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và con người. Giáo dục tạo nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người hơn so với các loài động vật khác. Giáo dục giúp con người có trí tuệ, kiến thức và kỹ năng để làm tốt công việc, có khả năng để giải quyết vấn đề, có kiến thức về khoa học – xã hội để thích nghi góp phần đổi mới xã hội để thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tốt nhất.

Trong bài viết này, chúng ta đang đề cập tới giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông:

Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yênước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong đó:

Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

– Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

– Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Chương trình của giáo dục phổ thông:

* Các nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục

– Phải thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

Phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thôngiữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

Xem thêm: Giáo dục phổ thông là gì? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm cấp nào?

– Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

– Được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

* Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông

– Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông

– Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước

– Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông

– Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông

Xem thêm: Quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông

– Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành

* Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông:

Chương trình giáo dục phổ thông phải được thẩm định bởi Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông gồm: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

* Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dụphổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.

CHƯƠNG II:VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔNĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC[ 4 tiết]Ngày soạn: 1/8/2016Ngày giảng:A. MỤC TIÊU1. Kiến thứcSinh viên hiểu được:- Vị trí của môn Đạo đức trong quá trình giáo dục đạo đức cho HS Tiểuhọc [giáo dục về ý thức đạo đức cho học sinh; giáo dục về hành vi, thói quenđạo đức cho học sinh; giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh], trongcác môn học ở Tiểu học, trong mối quan hệ với hoạt động ngoài giờ lên lớp, vớimôn học GDCD ở THCS.- Các mục tiêu, đặc điểm của môn đạo đức và nội dung tương ứng.- Chương trình môn Đạo đức, những chuẩn mực hành vi đạo đức ở các lớptừ lớp 1 đến lớp 5, một số tính chất của chúng.- Cấu trúc và những đặc điểm của sách giáo viên, sách học sinh môn đạođức, những lưu ý khi sử dụng những tài liệu này.2. Kỹ năngSinh viên có khả năng:- Xây dựng được các mục tiêu cho các bài đạo đức trong chương trìnhTiểu học.- Sắp xếp được những bài đạo đức trong chương trình theo một số mốiquan hệ cụ thể.- Phân tích được những đặc điểm của SGV SGK, vở bài tập môn Đạo đức.3. Thái độSinh viên có thái độ:- Coi trọng môn Đạo đức nói chung và dạy học môn Đạo đức nói riêng.1- Cẩn trọng, không máy móc trong việc sử dung SGV, SGK, vở bài tậpmôn Đạo đức và các tài liệu tham khảo khác.B. CHUẨN BỊ1. Giảng viên:- Tài liệu chính:{1}Nguyễn Hữu Hợp [2013], Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạyhọc môn Đạo đức ở Tiểu học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.- Tài liệu tham khảo:{1} BGD&ĐT [2013], Sách học sinh môn ĐĐ từ lớp 1 đến lớp 5,NXBGD.{2} BGD&ĐT [2013], Sách giáo viên môn ĐĐ từ lớp 1 đến lớp 5,NXBGD.{3} BGD&ĐT [2013], Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh từlớp 1 đến lớp 5, NXBGD{4} BGD&ĐT, Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014, Thôngtư ban hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học.2. Sinh viên: Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức; SáchHS và sách GV môn Đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5.C. NỘI DUNGI. VỊ TRÍ MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC- Việc giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học được thực hiện theo 2 conđường cơ bản: quá trình dạy học các môn khác nhau và việc tổ chức các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp.- Môn Đạo đức chiếm vị trí đặc biệt quan trọng ở Tiểu học vì nó có chứcnăng đặc biệt là giáo dục cho học sinh Tiểu học hệ thống chuẩn mực hành vi đạođức được quy định trong chương trình môn học này.- Quan hệ của môn Đạo đức với các môn học khác: Qua môn Đạo đức cóthể tổ chức những hoạt động mang tính liên môn và ngược lại. Quan hệ giữachúng chặt chẽ, qua lại, tác động lẫn nhau...trong quá trình giáo dục các chuẩnmực đạo đức cho HS Tiểu học.2VD: Môn Mỹ thuật [vẽ tranh chủ đề đạo đức], Âm nhạc [hát những bàihát liên quan đến chủ đề Đạo đức], Hoạt động ngoài giờ lên lớp [lao động vệsinh sân trường, chăm sóc cây xanh, bồn hoa...]...- Môn Đạo đức ở Tiểu học với hệ thống chuẩn mực hành vi cụ thể làm cơsở, nền tảng cho quá trình dạy và học môn GDCD ở THCS mà nội dung của nógồm những phẩm chất. bổn phận đạo đức và pháp luật với mức độ khái quáthơn, sâu sắc hơn.II. MỤC TIÊU MÔN ĐẠO ĐỨC1. Mục tiêu về tri thứcCung cấp tri thức, giúp học sinh hình thành hiểu biết về một số nguyêntắc, chuẩn mực đạo đức ở mức sơ giản, cụ thể, gần gũi với đời sống của họcsinh, từ đó nhận thức đúng về sự phù hợp giữa hành vi ứng xử của mình vớilợi ích xã hội, tích luỹ kinh nghiệm đạo đức ứng xử đúng.- Giúp cho HS có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực hành vi cơbản, phù hợp với lứa tuổi, phản ánh các mối quan hệ hằng ngày thường gặp củacác em. Từ đó, bước đầu các em có niềm tin đạo đức đúng đắn.- Tri thức đạo đức là cơ sở của việc hình thành niềm tin và nhờ đó HSmới có được ý thức đạo đức tự giác. Những tri thức này, tùy từng bài đạo đức cụthể và khả năng, điều kiện thực tiễn cuộc sống của HS, có thể gồm:+ Yêu cầu của chuẩn mực hành vi;+ Sự cần thiết thực hiện hành vi;. Ý nghĩa: Mối quan hệ giữa học sinh và đối tượng liên quan đến chuẩnmực. Tác dụng: những lợi ích, những điều tốt đẹp mang lại cho đối tượng, chonhững người xung quanh, cho bản thân HS.. Tác hại của những việc làm trái chuẩn mực hành vi: những vái ác, điềuxấu mang lại cho đối tượng, những người xung quanh, cho bản thân HS.+ Cách thực hiện những chuẩn mực đó theo các tình huống liên quan:. Những việc cần làm;. Những việc cần tránh theo chuẩn mực quy định.32. Mục tiêu về kỹ năng, hành viGiúp học sinh rèn luyện thói quen hành vi đúng chuẩn mực, biết hànhđộng phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội, kế thừa và phát triển truyền thốngđạo đức của dân tộc trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; góp phần giáodục văn hoá ứng xử, hành vi văn minh trong giao tiếp, thực hiện “Sống và làmviệc theo Hiến pháp và pháp luật”.- Hình thành ở HS những kỹ năng nhận xét, đánh giá các hành vi đạođức, giải quyết các tình huống, lựa chọn và thực hiện các hành động cho phùhợp với các chuẩn mực hành vi quy định, trên cở sở đó các em rèn luyện thóiquen đạo đức tích cực.- Kỹ năng, hành vi được coi là kết quả quan trọng nhất của việc dạy họcmôn Đạo đức [nhưng đồng thời cũng là khó khăn nhất] vì đạo đức của conngười nói chung và của HS Tiểu học nói riêng được đánh giá chủ yếu qua hànhđộng, việc làm mà không phải là lời nói.- Những kỹ năng hành vi này bao gồm:+ Biết nhận xét hành vi của bản thân;+ Biết nhận xét,đánh giá hành vi của người khác;+ Biết xử lý những tình huống đạo đức tương tự trong cuộc sống;+ Biết thực hiện các thao tác, hành động đúng đắn theo mẫu, qua trò chơi,hoạt cảnh...;+ Biết đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài đạo đức;+ Thực hiện được những hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày củamình phù hợp với các chuẩn mực hành vi...3. Mục tiêu về thái độBồi dưỡng, giúp học sinh hình thành xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực,bền vững để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn nhất quán với yêu cầu đạođức, hình thành niềm tin đạo đức, từ đó tạo ra động cơ đạo đức trong sángtrong việc thực hiện bổn phận, trách nhiệm đạo đức của mình- Giáo dục cho học sinh những xúc cảm, thái độ phù hợp liên quan đếnnhững chuẩn mực hành vi đạo đức và từ đó có tình cảm đạo đức bền vững.4- Thái độ, tình cảm đạo đức đóng vai trò quan trọng trong đời sống vì tháiđộ, tình cảm đúng đắn được coi là chất men kích thích từ bên trong nội tâm,giúp con người vượt qua những khó khăn trở ngại, làm điều thiện, làm cho cuộcsống trở nên nhân ái hơn, giàu tình người hơn.- Những thái độ, tình cảm này có thể bao gồm:+ Tình cảm đối với những đối tượng khác nhau [trước hết là kính trọng,yêu quý ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, bạn bè, thiên nhiên, môitrường...];+ Tự giác chăm chỉ thực hiện hành vi theo chuẩn mực quy định;+ Thái độ đồng tình đối với hành động tích cực, thái độ phê phán đối vớihành động tiêu cực.III. ĐẶC ĐIỂM MÔN ĐẠO ĐỨC1. Dạy học môn đạo đức là một hoạt động giáo dục đạo đức- Dạy học môn đạo đức nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Vìkết quả quan trọng nhất của dạy học môn đạo đức là những hành vi và thói quenđạo đức tương ứng được hình thành cho học sinh.Vì vậy cần phải biến bài đạođức thành hoạt động giáo dục thực sự mà ở đó các em được nói nhiều hơn, suynghĩ nhiều hơn, trao đổi, hợp tác với nhau nhiều hơn, vận dụng tri thức, kỹ năngvào thực tiễn nhiều hơn.- Giáo viên cần tổ chức những hoạt động thích hợp, thuận lợi để các emcó thể tự phát hiện tri thức đạo đức mới, tự vận dụng bài học để liên hệ thực tế,nhận xét hành vi, xử lý tình huống, xây dựng kế hoạch thực hiện những hành vi,công việc phù hợp với những chuẩn mực hành vi. Ví dụ: các em được làmnhững công việc cụ thể và thiết thực như: Lao động trực nhật lớp; Chăm sóc câyxanh; Chăm sóc, baoe vệ cây trồng, vật nuôi trong gia đình; chăm sóc, giữ gìnnghĩa trang liệt sĩ.....2. Tính cụ thể của các chuẩn mực hành vi đạo đức- Học sinh tiểu học do trình độ nhận thức còn thấp, tư duy cụ thể cònchiếm vai trò rất quan trọng, có tính hay bắt chước, kinh nghiệm sống còn nghèonàn, nên chưa có bình diện lý luận. Vì vậy, các chuẩn mực đạo đức được đưa ra5dưới dạng các mẫu hành vi cụ thể như: Đi xin phép về chào hỏi; Giữ yên lặngkhi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi; ......- Trên thực tế, chúng ta cung cấp cho học sinh tiểu học những tri thứckhoa học về các chuẩn mực hành vi đạo đức. Những chuẩn mực hành vi nàygiúp cho các em có cách ứng xử đúng đắn trong các nội dung quan hệ đa dạngphù hợp với những yêu cầu đạo đức mà xã hội quy định. Đó là:+ Mối quan hệ của các em với những người xung quanh [ông bà, cha mẹ,anh chị em, thầy cô giáo, bạn bè, những người lớn tuổi, những em bé...]+ Mối quan hệ của các em với công việc [học tập, lao động, hoạt động xãhội]+ Mối quan hệ của các em với tài sản xã hội và các di sản văn hóa[bànghế, công viên, di tích lịch sử].+ Mối quan hệ của các em với xã hội [Tổ quốc, Bác Hồ, bộ đội, thươngbinh, liệt sĩ].+ Mối quan hệ của các em với thiên nhiên [cây trồng, động vật có ích].+ Mối quan hệ của các em với bản thân [thật thà, tự kiềm chế...].3. Tính đồng tâm của các chuẩn mực hành vi- Tính đông tâm được thể hiện ở chỗ một số loại chuẩn mực hành vi đạođức được lặp đi lặp lại nhiều lần từ lớp dưới lên lớp trên, song càng lên lớp trênthì yêu cầu cuat các chuẩn mực nâng cao hơn, tổng hợp hơn, khái quát hơn. Vídụ:+ Đi xin phép về chào hỏi - lớp 1+ Gữi yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi- lớp 1+ Vây lời ông bà, cha mẹ - lớp 2+ Chăm sóc ông bà, cha mẹ - lớp 3+ Làm vui lòng ông bà, cha mẹ - lớp 5- Vậy, tại sao lại có cấu trúc đồng tâm?Đó là vì, do năng lực nhận thức và kinh nghiệm sống còn ở trình độ thấp,học sinh lớp 1 và ngay cả học sinh các lớp trên của tiểu học chưa thể nắm ngayđược khái niệm đạo đức một cách đầy đủ, toàn vẹn với bản chất vốn có của nó,6mà mới có khả năng nắm dần dần những dấu hiệu của khái niệm. Và những dấuhiệu đó dần được khái quát ở mức độ nhất định từ lớp này sang lớp khác. Cuốicùng ở học sinh hình thàn được những khái quát sơ đẳng đầu tiên về nhữngchuẩn mực đạo đức.- Vì vậy, ở các lớp trên, khi dạy một loại chuẩn mực hành vi đạo đức nàođó có tính đồng tâm cần tận dụng những điều có liên quan mà học sinh thu lượmđược từ các lớp dưới và ngược lại.4. Lôgic quá trình hình thành một số chuẩn mực hành vi đạo đức cho họcsinh tiểu học- Dạy học đạo đức được thực hiện theo quy luật nhận thức chung: Từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễnkhách quan.- Vì vậy mỗi bài đạo đức được tiến hành theo những giai đoạn cơ bản nhưsau:+ Trước hết, giáo viên giới thiệu cho học sinh một mẫu hành vi đạo đức[như truyện kể, tình huống, tranh, ảnh...].+ Tiếp theo, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm ra nội dung bản chất củachuẩn mực hành vi [sự cần thiết và cách thực hiện nó].+ Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh vận dụng tri thứcđạo đức để thực hành, luyện tập [liên hệ thực tế, nhận xét hành vi của ngườikhác, bản thân].5. Thời gian 2 tiết dành cho mỗi bài đạo đứcNhư đã nêu ở trên, môn đạo đức có 3 mục tiêu: Kiến thức; kỹ năng, hànhvi; thái độ. Khi dạy từng bài đạo đức, để đạt được những mục tiêu này, đòi hỏinhiều yếu tố, trong đó có thời gian. Vì vậy, mỗi bài đạo đức được thực hiệntrong 2 tiết:- Tiết 1:+ Giúp học sinh nắm được những ri thức cần thiết về chuẩn mực hành vi.+ Giáo dục cho các em những thái độ đúng đắn liên quan đến bài đạo đức[đồng tình, tán thành...].7+ Tổ chức cho các em củng cố tri thức để hình thành kỹ năng tương ứng[liên hệ thực tế, nhận xét hành vi, xử lý tình huống].+ Định hướng cho các em thực hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống củamình.- Tiết 2:+ Tổ chức cho học sinh thực hành, luyện tập để hình thành những kỹnăng, hành vi phù hợp [nhận xét hành vi; xử lý tình huống; thực hiện trò chơi].+ Định hướng cho các em tiếp tục rèn luyện, thực hiện hành vi đạo đức ởmọi nơi, mọi lúc sao cho phù hợp với chuẩn mực quy định và nhờ đó, có đượcthói quen tích cực, bền vững.IV. NỘI DUNG MÔN ĐẠO ĐỨC1. Nội dung chương trình môn đạo đức1.1. Nội dung chương trìnhNội dung chương trình mới môn Đạo đức gồm các bài ở từng lớp theonhững mối quan hệ khác nhau như sau:Lớp 11 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết- Quan hệ với bản thân+ Phấn khởi, tự hào đã trở thành học sinh lớp 1+ Biết giữ gìn vệ sinh thân thể và ăn mặc; giữ gìn sách vở, đồ dùng họctập.- Quan hệ với gia đình+ Yêu quý những người thân trong gia đình+ Lễ phép, vâng lời người trên;+ Nhường nhịn em nhỏ.- Quan hệ với nhà trường+ Yêu quý thầy cô giáo, bạn bè trong trường lớp;+ Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo;+ Đoàn kết với bạn bè;+ Thực hiện nội quy nhà trường.8- Quan hệ với cộng đồng, xã hội+ Yêu mến quê hương đất nước; biết tên nước, quốc kỳ, quốc huy, ngàyQuốc khánh VN, biết hát quốc ca...+ Nghiêm trang khi chào cờ;+ Đi bộ đúng quy định;+ Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp; biết chào hỏi, tạm biệt,cảm ơn, xin lỗi.- Quan hệ với môi trường tự nhiên+ Gần gũi, yêu quý thiên nhiên+ Biết bảo vệ các loài cây và hoa.Lớp 21 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết- Quan hệ với bản thân+ Biết sống gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ giấc+ Biết tự đánh giá hành vi của bản thân. Khi có lỗi biết dũng cảm nhận lỗivà sửa lỗi.+ Có ý kiến và biết trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liênquan đến bản thân, tập thể.- Quan hệ với gia đình+ Yêu quý những người thân trong gia đình;+ Biết tham gia làm những công việc nhà phù hợp với khả năng để giúpđỡ ông bà, cha mẹ.- Quan hệ với nhà trường+ Chăm chỉ học tập; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè;+ Biết giữ gìn vệ sinh trường lớp.- Quan hệ với cộng đồng, xã hội+ Tôn trọng quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng;+ Thật thà, không tham của rơi;+ Sống chan hòa; biết cư xử chân thành, lễ độ, lịch sự với mọi người.+ Biết cảm thông với những người có hoàn cảnh khó khăn.- Quan hệ với môi trường tự nhiên9+ Biết yêu quý và bảo vệ loài vật có ích.Lớp 31 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết- Quan hệ với bản thân+ Sống vui vẻ, lạc quan+ Có ý kiến và biết trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liênquan đến bản thân, tập thể+ Có ý thức tự làm lấy việc của mình, không ỷ lại vào người khác.- Quan hệ với gia đình+ Yêu quý và quan tâm tới những người thân trong gia đình.- Quan hệ với nhà trường+ Kính trọng thầy cô giáo+ Tin cậy và chia sẻ với bạn bè.+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.- Quan hệ với cộng đồng, xã hội+ Kính trọng, biết ơn Bác Hồ và những người có công với đất nước, vớidân tộc.+ Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.+ Biết lắng nghe.+ Biết giữ lời hứa với mọi người.+ Tôn trọng quyền tự do cá nhân của người khác.+ Biết cảm thông, chia sẻ với những đau thương, mất mát của người khác.- Quan hệ với môi trường tự nhiên+ Biết sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước sạch.+ Biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.Lớp 41 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết- Quan hệ với bản thân+ Trung thực, biết vượt qua khó khăn trong học tập và trong công việc.10+ Có ý kiến và biết trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liênquan đến trẻ em.+ Biết sử dụng, tiết kiệm tiền của, thời gian.- Quan hệ với gia đình+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.- Quan hệ với nhà trường+ Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo;+ Tích cực tham gia xây dựng trường lớp- Quan hệ với cộng đồng, xã hội+ Hiểu được giá trị của lao động;+ Yêu lao động, sẵn sàng tham gia lao động; Kính trọng, biết ơn người laođộng+ Biết cư xử chân thành, lịch sự, nhã nhặn với mọi người.+ Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ các di sản văn hóa.+ Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.+ Tôn trọng luật lệ giao thông.- Quan hệ với môi trường tự nhiên+ Biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.Lớp 51 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết- Quan hệ với bản thân+ Tự nhận thức được về mình; biết phát huy những điểm mạnh, khắc phụcnhững điểm yếu của bản thân.+ Có trách nhiệm về hành động của bản thân; biết tự giải quyết vấn đềtheo cách của mình.+ Ham học hỏi; có ý chí vượt khó, vươn lên;- Quan hệ với gia đình+ Nhớ ơn tổ tiên;+ Tự hào và giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống của gia đình, dònghọ;11- Quan hệ với nhà trường+ Biết tin cậy và xây dựng tình bạn; tôn trọng và chan hòa với các bạnkhác giới+ Biết bảo vệ lẽ phải.- Quan hệ với cộng đồng, xã hội+ Sống hòa hợp và biết hợp tác với mọi người trong công việc chung.+ Kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ.+ Yêu mến, tự hào về truyền thống quê hương đất nước.+ Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để xây dựng vàbảo vệ quê hương.+ Tôn trọng các cơ quan chính quyền địa phương và ủng hộ các nhà chứctrách thi hành công vụ.+ Yêu hòa bình; tôn trọng nền văn hóa và con người của các quốc giakhác.+ Có hiểu biết về tổ chức Liên hợp quốc.- Quan hệ với môi trường tự nhiên+ Biết bảo vệ môi trường xung quanh.1.2. Tài liệu dạy học môn Đạo đức+ Sách học sinh môn Đạo đức.Tài liệu học tập môn Đạo đức dành cho học sinh gồm:- Sách giáo khoaSGK môn Đạo đức có ở các lớp 4 và 5 [các lớp 1, 2, 3 không có SGK]nhằm giúp HS học các bài đạo đức theo quy định của chương trình. Do đó, SGKĐạo đức mỗi lớp gồm 14 bài theo chương trình bắt buộc.Mỗi bài đạo đức trong SGK có cấu trúc gồm những phần sau đây:a, Giới thiệu mẫu hành vi đạo đứcMẫu hành vi đạo đức như là một biểu tượng cụ thể của chuẩn mực hành viđạo đức được đưa ra để học sinh Tiểu học làm theo, bắt chước [hoặc tránh, đốivới biểu tượng xấu]. Nó được giới thiệu qua nhiều hình thức khác nhau như:- Truyện kể đạo đức:12- Tình huống đạo đức- Thông tin, tư liệu, sự kiện- Tranh, ảnhb. Ghi nhớ- Phản ánh nội dung cơ bản nhất của CMHV đạo đức.- Diễn đạt ngắn gọn, HS dễ nhớ, dễ vận dụng...- Thường là đoạn văn ngắn hoặc câu thơ, ca dao, tục ngữ...c. Bài tậpNhằm giúp HS phát hiện ra tri thức mới, bày tỏ thái độ...d. Thực hànhHướng dẫn HS những công việc sau giờ học, giúp các em củng cố kiếnthức, thái độ và hình thành HVĐĐ...- Vở bài tập- Mỗi quyển vở bài tập đều được bố trí theo thứ tự của từng bài đạo đứcđược học [14 bài] ở mỗi lớp- Cấu trúc:+ Các bài tập [có khoảng 4 đến 6 bài]+ Ghi nhớ+ Sách giáo viên- Cấu trúc chungSGV được chia làm 3 phần:- Một số vấn đề chung về dạy học môn Đạo đức [ở từng khối cụ thể]+ Mục tiêu+ Nội dung chương trình+ PP dạy học+ Đồ dùng dạy học+ Đánh giá kết quả học tập của HS.- Gợi ý dạy học các bài trong chương trình đạo đức- Phụ lục- Cấu trúc từng bài đạo đức trong SGV13Mỗi bài đạo đức trong SGV được chia làm 3 phần:- Mục tiêu:+ Kiến thức+ Kỹ năng, hành vi+ Thái độ- Tài liệu, phương tiện- Các hoạt động dạy học chủ yếu+ Tên hoạt động+ Mục tiêu của hoạt động+ Cách tiến hành+ Kết luận của hoạt độngSau các hoạt động của tiết 1 có hướng dẫn thực hành, cuối tiết 2 có kếtluận chung của bài.2. Vấn đề xây dựng bài tập trong dạy học môn đạo đức2.1. Bài tập về tri thức- Bài tập "đúng - sai"- Bài tập nhiều lựa chọn- Bài tập ghép đôi- Bài tập điền khuyết- Bài tập trả lời ngắn2.2. Bài tập về thái độThái độ được thể hiện ở 3 mức độ:- Đồng ý- Phân vân- Không đồng ý2.3. Bài tập về kỹ năng, hành vi- Bài tập tự nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân- Bài tập nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của người khác- Bài tập xử lý tình huống đạo đức- Bài tập thực hiện các thao tác, hành động theo mẫu hành vi đạo đức14- Bài tập thực hiện trò chơi- Bài tập điều tra- Bài tập rèn luyện hành viD. CÂU HỎI ÔN TẬP1, Phân tích vị trí môn Đạo đức ở bậc Tiểu học.2, Phân tích mối quan hệ giữa ba mục tiêu của môn Đạo đức ở bậc Tiểu học.3, Phân tích, đánh giá cấu trúc sách học sinh môn Đạo đức ở bậc Tiểu học.4, Phân tích, đánh giá cấu trúc sách giáo viên môn Đạo đức ở bậc Tiểu học.15

Video liên quan

Chủ Đề