Nên cho trẻ ăn trong bao lâu

Mỗi cột mốc trong cuộc đời trẻ đều là những thời điểm quan trọng và đáng nhớ. Nụ cười đầu tiên, lần đầu biết lật hay biết nói, đều là những trải nghiệm mà cha mẹ đều ghi nhớ. Đó là minh chứng cho sự lớn lên từng ngày của con yêu. Lần đầu ăn dặm của con cũng vậy. Đây là thời điểm cha mẹ vừa háo hức vừa lo lắng. Vì không biết lúc nào là thời điểm thích hợp nhất cho con. Có rất nhiều thông tin về thời điểm bắt đầu ăn dặm cho trẻ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thức được lúc nào là phù hợp nhất mà trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm.

1. Tại sao trẻ phải bắt đầu ăn dặm?

Khi trẻ lớn hơn, chúng bắt đầu cần đến thức ăn đặc hơn để cung cấp đủ sắt  và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự tăng trưởng và phát triển.

Trong sáu tháng đầu đời, trẻ sơ sinh sử dụng nguồn sắt được lưu trữ trong cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra trẻ cũng nhận được một lượng sắt từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Nhưng nguồn dự trữ sắt của trẻ sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Đến khoảng sáu tháng,  lượng sắt  từ sữa mẹ hoặc sữa bột không đủ cung cấp nhu cầu cần thiết cho trẻ.

Việc bắt đầu ăn dặm cũng rất quan trọng để giúp bé học cách ăn, trải nghiệm vị giác với các loại thực phẩm. Ngoài ra còn giúp trẻ phát triển răng và xương hàm, xây dựng các kỹ năng khác phát triển ngôn ngữ.

Xem thêm bài viết: Dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng đến 2 tuổi.

2. Khi nào thì trẻ nên bắt đầu ăn dặm?

Dưới đây là các yếu tố chính trong việc quyết định khi nào em bé của bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:

2.1. Khi bé được sáu tháng tuổi

Hiện tại hầu hết lời khuyên là trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn dặm khi được khoảng sáu tháng tuổi. Thực phẩm có thể được sử dụng theo bất kỳ thứ tự nào miễn là chúng giàu chất sắt. Thức ăn phải bổ dưỡng và có kết cấu phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.

6 tháng cũng là thời điểm thích hợp để cho trẻ bắt đầu ăn dặm vì:

  • Sự thèm ăn của bé sẽ tăng lên và chúng sẽ không còn được thỏa mãn khi chỉ ăn sữa.
  • Dị ứng: Sáu tháng là thời điểm tốt để bắt đầu ăn dặm nhằm tránh tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ phát triển đủ để tiêu hóa các thức ăn đặc hơn.

 2.2. Khi trẻ đã sẵn sàng về mặt thể chất

Khi em bé sắp sáu tháng tuổi, bạn có thể theo dõi các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Tất cả các em bé đều khác nhau và sẽ có dấu hiệu ở các thời điểm khác nhau. Nhưng hầu hết các em bé sẽ sẵn sàng trong thời điểm khoảng sáu tháng tuổi.

Dấu hiệu em bé của bạn đã sẵn sàng cho ăn dặm bao gồm:

  • Trẻ kiểm soát được đầu và cổ tốt.
  • Trẻ có thể ngồi thẳng mà không cần tới sự hỗ trợ.
  • Không còn có phản xạ đùn [đẩy] thức ăn ra. Đó là phản mà trẻ đưa lưỡi về phía trước và lên trên khi cho ăn, ngăn trẻ không thể lấy được thức ăn từ thìa.

Tham khảo bài viết: 21 món ăn vặt cho trẻ.

2.3. Không quá sớm và không quá muộn

Có bằng chứng cho thấy rằng bắt đầu ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh dị ứng ở trẻ em.  Để chống dị ứng,  trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi [chứ không phải trước bốn tháng] khi chúng đã sẵn sàng phát triển và tốt nhất là vẫn còn bú mẹ. Các chuyên gia cũng khuyên rằng không nên tránh việc ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng thông thường [bơ đậu phộng, trứng, lúa mì,…].

2.4. Khi bạn nhận thấy đây là thời điểm thích hợp

Khi theo dõi trẻ, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu để sẵn sàng cho ăn dặm của trẻ. Bạn sẽ nhận thấy trẻ trở quan tâm đến những gì bạn đang ăn. Thậm chí trẻ có thể cố gắng lấy nó ra khỏi  tay hoặc miệng bạn. Trẻ có thể cố với lấy thức ăn trên bàn. Hoặc há miệng khi bạn cho chúng ăn.

Hầu hết các bé bắt đầu có những dấu hiệu này vào khoảng sáu tháng. Nhưng các dấu hiệu cũng có thể xảy ra vào những thời điểm khác nhau ở mỗi bé. Bằng việc theo dõi trẻ, nếu trẻ đã sẵn sàng về thể chất, hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Hãy tin vào bản năng của bạn và dựa theo các khuyến nghị để lựa chọn thời điểm thích hợp nhất cho trẻ.

2.5. Khi trẻ không quá đói hoặc mệt

Đây là thời điểm hoàn hảo để trẻ có bữa ăn dặm đầu tiên. Khi cho trẻ nếm thử những hương vị đầu tiên, điều quan trọng là chọn thời điểm khi bé vui vẻ. Không nên cho bé bắt đầu ăn dặm vào giờ ăn thông thường. Lúc này bé sẽ cảm thấy đói và chỉ muốn uống sữa để thỏa mãn cơn đói. Tốt nhất nên, bạn nên cho bé ăn sau khi bú sữa thông thường.

Khi bắt đầu ăn dặm, hãy đảm bảo cả bạn và bé đều vui vẻ và thoải mái. Thời gian trôi qua, bạn sẽ học được cách nhận biết khi bé đói hoặc no, không hứng thú hay mệt mỏi.

Dấu hiệu đói của bé có thể là:
  • Trở nên phấn khích khi thấy bạn chuẩn bị thức ăn.
  • Nghiêng về phía bạn khi đang ngồi trên ghế ăn.
  • Há miệng khi bạn chuẩn bị cho bé ăn.

Dấu hiệu cho thấy bé không hứng thú:
  • Quay đầu đi.
  • Mất hứng thú hoặc bị phân tâm.
  • Đẩy muỗng ra xa.
  • Ngậm miệng lại.

3. Một số vấn đề cần lưu ý khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm

3.1. Khi bắt đầu nên cho bé ăn bao nhiêu?

Để bắt đầu, hãy thử 1 – 2 muỗng cà phê thức ăn và tăng theo khẩu vị của bé. Đến 12 tháng, nên cho bé ăn khoảng ba bữa nhỏ mỗi ngày cộng với sữa mẹ hoặc sữa bột.

3.2. Loại thực phẩm sử dụng khi cho bé ăn dặm

Khi em bé đã sẵn sàng cho ăn dặm, thức ăn đầu tiên nên ở dạng mịn, nghiền hoặc mềm, tùy thuộc vào những gì bé thích. Em bé có thể nhanh chóng chuyển sang thực phẩm băm nhỏ. Sau đó là dạng thực phẩm cắt nhỏ. Nên cho bé sử dụng nhiều dạng thực phẩm khác nhau. Điều này giúp bé học cách nhai và giúp phát triển xương hàm. Ăn dặm cũng giúp khuyến khích tự ăn ở trẻ, ngăn ngừa biếng ăn. Khi bé được 12 tháng tuổi, nên cho bé ăn cùng loại thức ăn mà cả nhà đang ăn. Nhưng bạn có thể vẫn cần cắt một số thực phẩm thành những miếng nhỏ hơn và nấu cho đến khi mềm.

Để tránh trẻ bị hóc thức ăn dẫn đến nghẹt thở,  phải luôn giám sát trẻ khi chúng ăn thức ăn đặc. Cẩn thận đặc biệt  với các thực phẩm cứng như các loại hạt và thịt có xương nhỏ. Vì đây là những loại thực phẩm dễ bị nghẹn. Nếu em bé đã có thể tự di chuyển xung quanh, hãy đảm bảo bé luôn ngồi trong khi ăn. Nếu bạn ngồi với bé trong khi chúng ăn, bé sẽ ít di chuyển hơn.

Tất cả các loại thực phẩm mới đều rất thú vị đối với bé. Do đó, bạn không cần phải chế biến các loại thực phẩm quá đặc biệt. Bạn cũng có thể cho bé ăn dặm theo bất kỳ thứ tự nào. Miễn là bao gồm thực phẩm giàu chất sắt và dinh dưỡng với dạng phù hợp.

Những thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:
  • Ngũ cốc cho trẻ sơ sinh có chất sắt.
  • Thịt băm, gia cầm và cá.
  • Đậu phụ nấu chín và các loại đậu.
  • Trứng nghiền, nấu chín [không dùng trứng nấu chưa chín].
Ngoài những thực phẩm giàu chất sắt này, bạn có thể thêm các thực phẩm lành mạnh khác như:
  • Rau, củ, quả: khoai tây nấu chín, cà rốt hoặc rau xanh như bông cải xanh.
  • Trái cây: chuối, táo, dưa hoặc bơ.
  • Ngũ cốc: yến mạch, bánh mì, gạo và mì ống.
  • Thực phẩm từ sữa: sữa chua và phô mai đầy chất béo.

Bạn có thể trộn các loại thực phẩm với nhau. Nếu bạn cung cấp cho bé nhiều loại thực phẩm, bé có thể thử nhiều khẩu vị mới và cũng có được đầy đủ các chất dinh dưỡng hơn.

Xem thêm: Các loại thực phẩm giúp phát triển trí não trẻ.

3.3. Sữa mẹ và sữa bột cho trẻ trong khi ăn dặm

Tiếp tục cho bú hoặc sử dụng sữa bột cho trẻ ít nhất 12 tháng, ngay cả khi trẻ đã ăn dặm. Nếu bạn không chắc chắn liệu em bé có được cung cấp lượng sữa phù hợp hay không khi bắt đầu ăn dặm, hành vi của bé sẽ nói với bạn.

Ví dụ, nếu em bé của bạn đã ăn được nhiều thức ăn rắn và từ chối sữa, nghĩa là bé có thể sẵn sàng cho chế độ sữa ít cử hơn nhưng lượng nhiều hơn cho mỗi ngày. Nếu em bé của bạn không quan tâm đến việc ăn dặm, có thể là bé đã uống quá nhiều sữa. Điều này có nghĩa là đã đến lúc cần giảm lượng sữa.

Đến khoảng chín tháng, trẻ sơ sinh nói chung đã phát triển đủ kỹ năng nhai và nuốt để chuyển từ uống sữa trước khi ăn sang uống sữa sau khi ăn. Thức ăn dặm không được dùng để thay thế cho việc bú hoặc uống sữa bột. Nếu thay thế bằng thức ăn quá nhanh, trẻ có thể bị thiếu hụt các dinh dưỡng quan trọng.

3.4. Uống nước thời kỳ ăn dặm

Khi bé đã được sáu tháng, bạn có thể bắt đầu cho bé uống nước đun sôi trong cốc vào giờ ăn hoặc vào các thời điểm khác trong ngày. Điều này là để giúp bé có thể tập uống từ cốc. Tuy nhiên bé vẫn không thực sự cần thêm lượng chất lỏng nào ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức ở độ tuổi này. Khi bé đã được 12 tháng, bạn có thể cho trẻ uống nước nhiều hơn.

3.5. Thực phẩm và đồ uống nên tránh trong khi ăn dặm

Một số thực phẩm cần tránh cho đến khi bé đủ tuổi:
  • Mật ong: cho đến 12 tháng. Điều này là để tránh nguy cơ ngộ độc ở trẻ sơ sinh
  • Trứng sống hoặc thực phẩm có chứa trứng sống như mayonnaise tự làm: cho đến 12 tháng. Vì vi khuẩn trong trứng sống có thể gây hại cho trẻ nhỏ.
  • Sữa tách béo: cho đến hai tuổi.
  • Các loại hạt nguyên chất và thực phẩm cứng: đến ba tuổi. Vì có nguy cơ dễ gây hóc cho trẻ. Bên cạnh đó, nếu bé bị suy dinh dưỡng, bạn cần lưu ý một số điều sau ở bài viết: Trẻ biếng ăn và chế độ dinh dưỡng mà bố mẹ cần biết.
Một số đồ uống nên tránh cho đến khi bé đủ tuổi:
  • Sữa bò tiệt trùng đầy đủ chất béo: cho đến 12 tháng.
  • Sữa đậu nành, sữa dê và sữa cừu: cho đến hai tuổi [bạn có thể cho các sản phẩm đậu nành tăng cường trước hai tuổi].
  • Gạo, yến mạch, hạnh nhân hoặc nước cốt dừa: cho đến khi hai tuổi, trừ khi bạn đã hỏi ý kiến ​​bác sĩ.
  • Sữa chưa tiệt trùng các loại, trà, cà phê hoặc nước ngọt có đường: ở mọi lứa tuổi.

Ăn dặm là giai đoạn tuyệt vời của trẻ. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu làm quen với nhiều hương vị hơn. Đây cũng là bước chuyển tiếp để trẻ được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Cha mẹ hãy chuẩn bị những kiến thức và tâm lý thật thoải mái để có thể giúp trẻ bắt đầu ăn dặm một cách tốt nhất nhé!

Bác sĩ Trương Mỹ Linh

Video liên quan

Chủ Đề