Nên tập cho bé bú bình khi nào

Thời điểm tập cho bé bú bình quyết định không nhỏ đến sự thành công, sớm quá cũng không được mà muộn quá cũng không nên. Nếu sớm quá sẽ làm sai khớp ngậm của bé, đồng thời có thể khiến bé quen bú bình mà không chịu bú mẹ. Ngược lại, nếu muộn quá bé sẽ quen với việc bú mẹ mà không chịu ti bình, việc luyện tập sẽ trở nên vất vả hơn. Vậy nên tập cho bé bú bình vào thời điểm nào là phù hợp nhất? và đâu là cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng đắn ? Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ thì cách cho bé bú bình đúng cách và thích thích hợp nhất là trước khi mẹ đi làm khoảng 2-3 tuần. Thời gian này đủ để bé có thể làm quen và thích nghi với việc bú bình khi mẹ phải đi làm.

2. Cho con làm quen với ti giả trước khi tập bú

Việc cho bé làm quen với núm ti giả bằng cách cho bé ngậm, cầm, cắn, nhai...sẽ giúp bé bớt bỡ ngỡ khi bắt đầu luyện bú bình. Để đảm bảo chất lượng, bạn nên mua ti giả tại các cửa hàng có uy tín trên thị trường, núm ti phải mềm mại, kích thước phù hợp, hình dáng càng giống ti mẹ càng tốt.

Tương tự, khi mua bình sữa cho bé bú cũng phải chú ý mua loại bình có chất lượng tốt, núm ti mềm mại, tốc độ chảy tương ứng với tốc độ chảy của sữa mẹ giúp bé dễ bú hơn.

3. Chọn sữa bú bình có mùi vị gần giống với sữa mẹ nhất

Việc chọn sữa công thức có hương vị gần giống sữa mẹ sẽ giúp bé thích nghi với sự thay đổi nhanh hơn, bé dễ chấp nhận mùi vị của sữa mới hơn. Sau khi bé đã bú quen thì có thể đổi sang sữa khác tốt hơn nếu cần. Các loại sữa cho bé sơ sinh như sữa Nan của Nga, sữa Meiji, Morigana của Nhật hay sữa Similac của Mỹ...là sự lựa chọn phù hợp.

4. Không nên tập cho bé bú bình bằng sữa công thức ngay mà cho bé bú bằng sữa mẹ

Khi mới tập cho bé bú bình, nếu bạn cùng lúc bắt bé làm quen với sự thay đổi của cả ti mẹ và sữa mẹ sẽ khiến bé khó chấp nhận. Thay vào đó, mẹ hãy vắt sữa ra rồi cho vào bình cho bé bú. Hương vị sữa mẹ sẽ kích thích bé, giúp bé nhanh chịu hợp tác hơn.

Khi thấy bé chịu bú bình rồi thì có thể cho bé uống xen kẽ sữa mẹ và sữa công thức với liều lượng tăng dần. Sau đó chuyển hẳn sáng sữa công thức khi bé đã chiu bú hoàn toàn.

5. Một cách cho trẻ sơ sinh bú bình đơn giản là hãy nhờ tới người thân trong gia đình

Nếu mẹ cho bé bú, bé sẽ dễ dàng nhận ra mẹ và đòi ti mẹ ngay. Vì thế để cho trẻ bú bình đúng cách mang lại hiệu quả thì cách tốt nhất là nhờ người khác trong gia đình tập cho bé bú bình giúp, cũng là để làm quen dần với việc cho bé bú sau này mà không có mẹ ở bên. Hãy bế bé trong vòng tay để bé có được cảm giác thân thuộc như đang được bú mẹ.

6. Sử dụng các yếu tố xung quanh để đánh lạc hướng sự chú ý của bé

Nếu bé không chịu bú, hãy tận dung các yếu tố xung quanh như bài hát vui nhộn, âm thanh trò chơi, nhạc cụ...để đánh lạc hướng sự chú ý của bé, sau đó cho bình sữa vào miệng bé, theo phản xạ bé sẽ há miệng ra và ngậm núm ti. Đây là một cách tập cho trẻ sơ sinh bú bình mà thường được áp dụng nhiều nhất thường thấy tại các gia đình Việt Na, hiệu quả mang lại cũng khá cao.

7. Cho bé bú bình đúng cách với cường độ và thời điểm phù hợp

Lúc mới tập bú bình thì chỉ nên cho bé bú 1 lần/ngày, sau đó thì tăng dần. Thời điểm tập cho bé bú cũng tùy vào từng bé, chẳng hạn nếu bé nào dễ tính thì có thể cho bé tập bú vào lúc bé đói, còn với những bé khó tính, hay cáu gắt thì không nên cho bé bú lúc đói sẽ khiến bé khóc lóc, phản ứng dữ dôi, mà nên cho con bú khoảng 2 tiếng sau khi đã bú sữa mẹ.

Tuy nhiên không phải bé nào cũng nhất nhất áp dụng đúng theo các cách trên, vì có những bé chỉ chịu bú bình khi có mẹ, hoặc bú khi được nằm thoải mái trên giường, cũi...vì vậy mẹ hãy quan sát phản ứng của bé để có sự điều chỉnh hợp lý. Và một nguyên tắc không kém phần quan trọng đó là sự kiện trì, không nên vì thương bé, vì bé không chịu bú bình mà bỏ cuộc, như vậy những lần tập bú sau sẽ gian nan vất vả hơn. Hãy kiên trì áp dụng theo các nguyên tắc trên, chắc chắn bé yêu của bạn sẽ chịu bú bình sớm hơn cả mong đợi đấy!

Mới sinh con ra xong, bạn đã muốn cho con làm quen ngay với bình bú. Không phải vì bạn sợ ngực mình xấu đi mà bởi nghe rất nhiều lời khuyên rằng như thế cho con quen đi, sau này cai sữa hay đi làm cũng dễ dàng hơn.

Thực ra, không cần phải lo lắng thái quá như vậy. Việc cho bé tự bú bình quá sớm có thể gây tác dụng ngược, bé không thèm bú mẹ nữa. Hơn nữa, việc cho bé tự bú bình trước 2 tháng tuổi được khuyến cáo là không nên.

Việc cho bé tự bú bình trước 2 tháng tuổi được khuyến cáo là không nên.

Chị em cứ bình tĩnh, tận hưởng cảm giác ôm ấp con vào lòng, cái miệng xinh xắn của con mút chùn chụt dòng sữa ngọt ngào trực tiếp từ cơ thể và lắng nghe tình mẫu tử thiêng liêng. Hãy chờ cho đến khi gần đi làm mới bắt đầu chiến dịch “ti giả thay ti thật” vẫn kịp. Chỉ cần 2 – 3 tuần là con đã hình thành thói quen ấy.

“Ti” giả càng giống “ti” thật càng tốt

Việc quan trọng đầu tiên khi bạn muốn con mình nhanh bú bình là núm vú, bình sữa phải giống thật nhất có thể. Bé con cực kỳ nhạy cảm thường sẽ phát hiện ra ngay mình đang “bị lừa” nên mẹ phải chọn bình bú kỹ càng. Không chỉ xem xét hình dáng mà còn phải thử độ mềm, tốc độ sữa chảy của núm vú, cũng như để ý việc núm có mùi cao su hay không… Đây là việc làm rất quan trọng, quyết định bé có chấp nhận loại núm vú giả này hay không.

Núm ty Comotomo được thiết kế tạo cảm giác như bầu vú mẹ, giúp bé thích bú sữa hơn

Cho bé mút “ti” giả trước

Sau khi mua “đồ nghề” về, mẹ nên tiệt trùng và cho bé chơi với ti giả để bé quen thay vì cứ thế đổ sữa, “nhét” vào miệng, bắt bé “chịu đựng” thứ “lạ lẫm” khi ăn. Các mẹ cứ cho bé cầm núm vú chơi, cho cắn, nhai thoải mái. Khi bé đã quen quen thì mới bắt đầu bước tiếp theo. Lưu ý là các mẹ mua một vài loại “ti” khác nhau để con lựa chọn, ti nào con thích nhất thì dùng.

Tập luyện cũng phải đúng lúc

Thời gian “đào tạo” này, mẹ nên lợi dụng lúc con đang đói, đang buồn ngủ, mắt lơ mơ để cho con bú bình… Khi đó, phản xạ bú mút của trẻ lên cao nên dễ bảo hơn. Tuy nhiên, không bao giờ cho con bú khi bé ngủ say hay nghẹt mũi.

Đừng thay đổi vị trí khi cho bé thử “ti” giả

Khi ẵm cho con bú thật như thế nào thì giờ hãy giữ y chang thế. Việc tiếp xúc tối đa giữa mẹ và con sẽ làm bé an tâm hơn, thấy quen thuộc hơn. Bạn nhớ giữ con chắc chắn, cẩn thận và nghiêng 45 độ, phòng trường hợp bé nôn trớ, sặc. Rồi sau đó hãy từ từ đưa núm vú giả vào miệng bé nhẹ nhàng theo hướng từ môi dưới lên. Đặt núm vú phía trên lưỡi của bé. Cần cho bé ngậm hết đầu vú thay vì mớm mớm.

Bạn nhớ giữ con chắc chắn, cẩn thận và nghiêng 45 độ, phòng trường hợp bé nôn trớ, sặc.

“Ti giả sữa mẹ thật”

Khi tập cho con bú bình, mẹ vắt sữa ra để con không thấy “mùi lạ”. Tạo cho con cảm giác thân thuộc, dễ dàng bú hơn. Sau đó, mẹ xen kẽ các bữa sữa mẹ và sữa ngoài theo liều lượng tăng dần đều. Ban đầu là 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa ngoài, sau lên 2 cữ sữa mẹ, 2 cữ sữa ngoài…

Khi mới cho con tập bú bình, mẹ cần học và chú ý cách cầm bình cho con. Cầm không đúng, con mút sữa không đủ hoặc mẹ mất tập trung khiến núm vú không đầy sữa, làm con nuốt phải khí, gây sặc, trớ. Mẹ cũng nên canh lượng sữa cho con thật phù hợp, không bắt con “ngốn” quá nhiều dù sữa trong bình vẫn còn, vì khi đó, bé dễ bị ọc trớ.

Bình sữa Dr Brown’s được thiết kế với hệ thống lỗ thông hơi làm giảm các hiện tượng đau bụng, ợ khí ở trẻ nhỏ.

Cho con cơ hội “thể hiện”

Sau khi bé đã quen với việc bú bình, mỗi lần ăn, đặt tay con lên bình cho con quen cảm giác. Dần dần, để con cầm bình còn mẹ đỡ bình phía dưới. Khi thấy con cứng cáp và có kĩ thuật thì bỏ tay, để con tự xử. Chú ý là chọn bình nhỏ vừa với độ tuổi và lượng sữa con cần, nếu bình quá to và nặng, con bạn chắc chắn “chào thua” ngay từ đầu.

Chủ Đề