Ngân hàng nào cho vay khi có nợ xấu năm 2024

Nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân, mua nhà, mua xe cao như VPB, VIB, TPB có nợ xấu tăng mạnh. Trong khi những ngân hàng theo đuổi chiến lược thận trọng như VCB, ACB vẫn đang kiểm soát nợ xấu ở mức thấp nhất toàn ngành.

Ảnh minh hoạ.

Trong báo cáo mới phát hành, Công ty Chứng khoán KB [KBSV] cho biết, nợ xấu của toàn ngành ngân hàng đã tăng quý thứ tư liên tiếp kể từ khi Thông tư 14 liên quan đến tái cơ cấu nợ Covid-19 hết hiệu lực, tăng lên mức 2,2% [+6,9% so với quý trước]. Tuy nhiên mức tăng của NPL [nợ xấu] đang có xu hướng chậm lại trong quý 3/2023 ngoại trừ nhóm NHQD [do ảnh hưởng từ VCB ghi nhận nợ nhóm 4 tăng mạnh].

Việc triển khai áp dụng Thông tư 02 [TT02] tạo điều kiện cho các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng đã góp phần kìm hãm sự gia tăng của nợ xấu.

Theo SBV, tính đến cuối tháng 9/2023, tổng dư nợ tái cơ cấu theo TT02 đạt 140 nghìn tỷ [chiếm 1,09% tổng tín dụng toàn hệ thống].

Trong số các ngân hàng, KBSV cho biết, VPB có nợ cơ cấu 14.900 tỷ đồng [~2.86% dư nợ], và BID với gần 20.000 tỷ đồng [~1.5% dư nợ], giúp kiểm soát nợ xấu tăng vọt trong quý này. Các ngân hàng còn lại do áp lực nợ xấu không quá lớn và không ưu tiên sử dụng TT02 [do phải trích lập nhiều hơn] nên phần nợ tái cơ cấu chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng dư nợ [VCB 0,14%, ACB 0,4%, TCB 0,27%, MSB 0,25%, HDB 0,5%].

Điểm tích cực về chất lượng tài sản của ngành ngân hàng trong quý này được thể hiện ở dự nợ nhóm 2 [G2] ghi nhận giảm 7,7% so với quý trước, trong khi các quý trước tăng liên tục, nợ xấu hình thành tăng chậm hơn so với quý liền trước ở tất cả các nhóm ngân hàng. KBSV cho biết, áp lực lên nhóm ngân hàng TMCP lớn và vừa [MBB, TCB, TPB, MSB…] vẫn còn do chịu tác động tiêu cực từ thị trường TPDN, BĐS và những khó khăn từ phân khúc KHCN.

KBSV cũng cho hay, chất lượng tài sản của các ngân hàng tạm thời sẽ được kiểm soát ở mức hiện tại cho đến hết năm 2023, tuy nhiên sẽ cần lưu ý hơn khi bước sang năm 2024.

Những rủi ro khiến nợ xấu xấu phình to trong năm sau có thể đến từ: [1] Thông tư 02 hết hiệu lực vào tháng 06/2024, các khoản nợ tái cơ cấu trước đây sẽ về đúng nhóm phân loại nợ; [2] Bộ đệm dự phòng của các ngân hàng thu hẹp trong năm 2023 khiến dư địa xử lý nợ cho năm sau không nhiều.

Hiện tại, LLCR giữa các ngân hàng có sự phân hoá rõ rệt, nhóm SOB vẫn duy trì bộ đệm trên 200%, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm ngân hàng còn lại đều đã dưới mức 100% tính đến quý 3.

Theo KBSV, các ngân hàng có tệp khách hàng đa dạng, trích lập đầy đủ, bộ đệm dự phòng vững chắc, ít phơi nhiễm với BĐS và TPDN sẽ có khả năng kiểm soát chi phí rủi ro tín dụng tốt hơn các ngân hàng khác. Nhóm ngân hàng top dưới với tỷ kệ bao phủ thấp [chỉ dưới 50%] sẽ chịu nhiều áp lực và không có dư địa để loại bỏ nợ xấu ra khỏi bảng cân đối.

Diễn biến nợ xấu có sự phân hoá giữa các ngân hàng, theo KBSV. Nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân, mua nhà, mua xe [VPB, VIB, TPB] có nợ xấu tăng mạnh. Trong khi những ngân hàng theo đuổi chiến lược thận trọng như VCB, ACB vẫn đang kiểm soát nợ xấu ở mức thấp nhất toàn ngành.

Nợ nhóm 2 bắt đầu giảm kể từ quý 3/2023, KBSV kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong các quý tới, giảm áp lực gia tăng nợ xấu cho các ngân hàng. Bộ đệm dự phòng đã giảm tương đối so với quý trước khi trong bối cảnh các nguồn thu đều bị ảnh hưởng, các ngân hàng giảm trích lập để bảo toàn lợi nhuận.

Các NHQD và MBB vãn duy trì tỷ lệ LLCR cao trong khi nhóm ngân hàng top dưới sẽ cần lưu ý hơn.

KBSV cho rằng, áp dụng chính sách tái cơ cấu nợ theo TT02 giúp một số ngân hàng kìm hãm sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu trong quý 3.

Nợ chú ý là gì? Nợ nhóm 2 là gì? Nợ xấu nhóm 2 bao lâu được xóa? Nợ nhóm 2 có vay được không? Xem ngay để biết ngân hàng nào cho vay nợ xấu nhóm 2 2023!

[embed_offer]

1. Nợ chú ý là gì? Nợ nhóm 2 là gì?

Nếu bị nợ chú ý thì khách hàng khó tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng.

Nợ chú ý là gì? Chính là khoản nợ ngân hàng có thời gian thanh toán trễ từ 10 đến 90 ngày so với thời gian được ghi rõ trong hợp đồng. Nợ chú ý còn được gọi là nợ xấu nhóm 2 trong danh sách 5 nhóm nợ xấu tại CIC.

Cụ thể hơn, theo quy định hiện nay, nợ xấu nhóm 1 được đánh giá là nhóm nợ ổn định. Nợ xấu nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý và cũng rất ít ngân hàng nào cho vay nợ xấu nhóm 2. Riêng nhóm nợ xấu 3,4,5 thì khả năng vay tiền ngân hàng gần như không có.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 2 [nợ cần chú ý]:

  • Người vay quên kỳ hạn thanh toán.
  • Những thay đổi về chính sách của ngân hàng như: tăng lãi suất, thay đổi thời hạn…
  • Khách hàng đóng tiền nhưng gặp một số trục trặc khiến tiền không đến đúng ngày quy định.
  • Khách hàng không đủ khả năng chi trả cho khoản vay.
  • Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quá mức.
  • Ngân hàng không thể liên hệ với người vay vốn để thông báo về thời hạn trả nợ.

2. Nợ xấu nhóm 2 bao lâu được xóa?

Như RedBag đề cập ở trên, danh sách ngân hàng nào cho vay nợ xấu nhóm 2 là khá hạn chế. Đặc biệt với khách hàng chưa xóa nợ xấu, thì khả năng tiếp cận các khoản vay càng ít hơn.

Theo quy định, người bị nợ xấu nhóm 2 chỉ được xóa trong thời gian 12 tháng kể từ thời điểm thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ [tiền gốc, lãi, phí phạt…].

Cụ thể, cách xóa nợ xấu chi tiết như sau:

  • Đối với những khoản nợ xấu dưới 10 triệu: Nhanh chóng thanh toán số tiền này trước khi phát sinh lãi và đẩy số nợ lên hơn 10 triệu.
  • Đối với những khoản vay trên 10 triệu: Nhanh chóng thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi sau đó báo cho đơn vị cho vay làm thủ tục xóa nợ xấu và chờ hệ thống xóa nợ xấu.
  • Đối với khoản nợ lớn hơn: Liên hệ đơn vị cho vay và tất toán khoản nợ sau đó chờ hệ thống xóa nợ xấu.

3. Nợ nhóm 2 có vay được không?

Vẫn có một số ngân hàng hỗ trợ khách hàng có nợ chú ý vay vốn.

Nếu tìm hiểu quy trình cho vay vốn tại ngân hàng chúng ta sẽ biết, rằng trước khi xét duyệt khoản vay ngân hàng sẽ dựa vào lịch sử tín dụng được lưu trữ tại CIC.

Khách hàng bị nợ xấu nhóm 2 tất nhiên sẽ nằm trong hồ sơ lưu trữ này và việc cho vay hay không tùy thuộc vào từng ngân hàng. Theo tìm hiểu của RedBag, nhóm khách hàng bị nợ chú ý vẫn có thể vay được tại một số ngân hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đã xóa nợ xấu trên CIC hoặc đã tất toán khoản nợ và chờ đợi CIC xóa nợ xấu.
  • Chứng minh được thu nhập hàng tháng tốt. Thường thì các ngân hàng sẽ yêu cầu mức thu nhập hàng tháng từ 6 triệu đồng trở lên.
  • Giải trình được lý do nợ xấu nhóm 2 và khả năng trả nợ khi đăng ký vay.
  • Có tài sản thế chấp như sổ đỏ, sổ tiết kiệm, cà vẹt xe ô tô…

Lưu ý: Khi có nợ xấu mà vay vốn tại ngân hàng thì khách hàng thường sẽ được vay với hạn mức thấp và lãi suất cao hơn. Bạn đọc nên cân nhắc thật kỹ trước khi vay nhé!

\>>>Top App hỗ trợ vay nhanh 24h

4. Ngân hàng nào cho vay nợ xấu nhóm 2?

Một số ngân hàng như VPBank, VIB, MBBank… hỗ trợ nợ xấu nhóm 2.

Ngân hàng nào cho vay nợ xấu nhóm 2 2023? Nợ chú ý vay được ngân hàng nào hiện nay? Thông tin ngay đến bạn đọc là các ứng dụng vay tiền, ngân hàng như MBBank, VPBank, TPBank… đều có chương trình hỗ trợ.

Dưới đây là thông tin chi tiết để bạn đọc tham khảo nếu chưa biết nợ xấu nhóm 2 vay ở đâu.

4.1. VPBank

Cái tên đầu tiên hỗ trợ cho vay nợ xấu nhóm 2 là ngân hàng VPBank. Đây cũng là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc hỗ trợ khách hàng có nợ chú ý. Thông tin chi tiết như sau:

  • Hỗ trợ khách hàng có nợ xấu nhóm 1, nhóm 2 vay vốn.
  • Với khách hàng nợ xấu nhóm 1 thì ngay sau khi tất toán khoản vay sẽ được xem xét vay vốn.
  • Với khách hàng có nợ cần chú ý thì VPBank sẽ xem xét các yếu tố như: lý do rơi vào nợ xấu, có mức thu nhập ổn định và tài sản đảm bảo.
  • Với khách hàng nhóm 3,4,5, thì tùy theo từng hồ sơ, từng tài sản thế chấp hoặc bảng lương mà VPBank sẽ xét duyệt.

4.2. TPBank

Có lẽ không có ngân hàng nào cho vay nợ xấu nhóm 2, 3, 4, 5 “thoáng” như TPBank. Cụ thể, TPBank hiện đã có chương trình cho vay vốn với khách hàng từng thuộc nợ chú ý và nợ xấu loại 3,4,5.

  • Đối với nợ cần chú ý [nợ nhóm 2]: TPBank hỗ trợ vay vốn sau 12 tháng kể từ khi khi khách hàng thanh toán khoản nợ.
  • Đối với nợ xấu nhóm 3,4,5: TPBank hỗ trợ vay vốn sau 60 tháng kể từ khi khách hàng hoàn trả mọi khoản nợ.

4.3. VIB

Nợ chú ý vay được ngân hàng nào ngoài TPBank, VPBank? Câu trả lời là VIB. Cụ thể quy định hỗ trợ nợ xấu của VIB hiện tại như sau:

  • Khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 1, nhóm 2 có thể dễ dàng đăng ký vay vốn với thủ tục đơn giản nhất.
  • Khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 3 thì VIB sẽ xem xét lý do mắc nợ xấu, thu nhập hàng tháng, tài sản đảm bảo để cho vay.
  • Khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 4,5 thì VIB không hỗ trợ.

4.4. MBBank

MBBank là cái tên cuối cùng trong danh sách ngân hàng hỗ trợ vay nợ xấu nhóm 2. Cụ thể, quy định hỗ trợ cho vay với khách hàng có nợ xấu tại MBBank như sau:

  • Khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 1, nhóm 2 có thể dễ dàng đăng ký vay vốn ngay sau khi tất toán và xóa nợ xấu.
  • Khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 3,4,5 thì MBBank sẽ xem xét hồ sơ gồm tài sản đảm bảo, bảng lương và một số giấy tờ theo quy định khác.

Gợi ý: Để vay vốn nhanh tại MBBank bạn đọc nên có tài sản thế chấp để được hỗ trợ vay với lãi suất tốt hơn.

5. Thủ tục, hồ sơ vay vốn khi thuộc nợ xấu nhóm 2

Ở trên là danh sách ngân hàng nào cho vay nợ xấu nhóm 2 uy tín mà bạn đọc có thể chọn lựa để vay vốn. Sau khi chọn ra được ngân hàng phù hợp, bạn đọc nhớ chuẩn bị hồ sơ, thủ tục như sau:

  • Giấy tờ CMND/CCCD/Hộ chiếu
  • Sổ hộ khẩu thường trú/ KT3/ giấy xác nhận tạm trú
  • Hợp đồng lao động
  • Bảng sao kê lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của cơ quan làm việc
  • Bản sao kê thẻ tín dụng thể hiện được tình trạng nợ/giấy xác nhận tình trạng dư nợ/giấy báo đã tất toán số tiền nợ
  • Các số liệu báo cáo về số lần trả chậm
  • Giấy xác nhận có nợ tái cơ cấu hay không
  • Giấy tờ chứng minh không có nợ quá hạn gần nhất
  • Một số giấy tờ khác theo yêu cầu của từng ngân hàng
  • Các giấy tờ có giá trị như sổ đỏ, sổ tiết kiệm…

Lưu ý: Với riêng nhóm khách hàng thuộc nợ chú ý duy nhất một lần do trả chậm trên 10 ngày và dưới 15 ngày thì hồ sơ sẽ đơn giản hơn và tỷ lệ duyệt vay lên đến 90%.

6. Cách vay tiền khi thuộc nợ xấu nhóm 2

Khách hàng cần chứng minh thu nhập khi thuộc nợ xấu nhóm 2.

Như vậy, với khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 2 vẫn có thể tiếp cận các khoản vay bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là 3 cách vay vốn ngân hàng khi dính nợ chú ý:

Cách 1: Trả hết nợ xấu chú ý

  • Liên hệ đơn vị đang nợ tiền và thanh toán hết toàn bộ số nợ này [bao gồm tiền gốc, tiền lãi, phí phạt…]
  • Chờ thời gian xóa nợ xấu sau 12 tháng là có thể đăng ký vay vốn trở lại.
  • Lưu ý, hiện tại có một số ngân hàng như VIB, TPBank… hỗ trợ vay ngay sau khi bạn tất toán hết nợ xấu mà không cần đợi 12 tháng.

Cách 2: Tìm người bảo lãnh khoản vay

  • Bạn có có thể nhờ bạn bè, người thân trong gia đình đứng ra ký hợp đồng khoản vay đó. Tất nhiên, những người bảo lãnh phải kiểm tra lịch sử tín dụng và đảm bảo không dính nợ xấu nhé.
  • Nhận tiền vay từ người bảo lãnh và thanh toán tiền qua người vay hộ này.
  • Lưu ý, với hình thức vay này thì bạn cần đảm bảo khả năng trả nợ, giữ chữ tín lên hàng đầu vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người đi vay hộ.

Cách 3: Sử dụng tài sản thế chấp

  • Khi bị nợ xấu nhóm 2 khách hàng nên có tài sản thế chấp trong hồ sơ để được xét duyệt vay vốn nhanh hơn.
  • Lưu ý, tài sản thế chấp phải có giá trị tương đương khoản vay. Ngoài ra, còn tùy theo quy định của ngân hàng họ sẽ đồng ý hoặc từ chối khoản vay.

7. Kinh nghiệm vay tiền để tránh bị nợ cần chú ý

Ở trên chúng ta đã biết, rằng khi bị nợ chú ý thì rất khó tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng. Chính vì thế để tránh bị nợ chú ý, nợ xấu nhóm 2 thì bạn đọc nên tham khảo những kinh nghiệm vay tiền sau:

  • Chọn đơn vị cho vay uy tín.
  • Chọn gói vay có hạn mức vay, lãi suất vay và thời hạn trả nợ phù hợp.
  • Luôn thanh toán tiền lãi, tiền phí trước hạn 1 - 2 ngày để tránh trả chậm bị phạt phí và nguy cơ dính nợ xấu.
  • Lên lịch nhắc nhở trả nợ, chủ động liên hệ để thanh toán các khoản nợ.
  • Cân bằng chi tiêu, học cách tiết kiệm tiền lương để có tài chính trả nợ.
  • Không vay thêm khoản vay khác khi đang còn nợ.

RedBag sẽ tiếp tục cập nhật danh sách ngân hàng nào cho vay nợ xấu nhóm 2 trong các bài viết tiếp theo. Mời bạn đọc theo dõi ngay trên chuyên mục Blog của RedBag nhé.

Tổng hợp bởi RedBag.vn

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

Chủ Đề