Nghệ thuật dân gian là gì năm 2024

Nghệ thuật tạo hình dân gian là những tác phẩm mỹ thuật dân gian, ra đời vì mục đích sử dụng thực tế, để thỏa mãn những nhu cầu trong sinh hoạt bình thường của người dân hay hoạt động tôn giáo tín ngưỡng. Những tác phẩm này thể hiện mỹ cảm dân gian của người dân Hội An qua các thời kỳ lịch sử, đó cũng là những chứng nhân của lịch sử, tham gia vào đời sống xã hội của cư dân phố cổ Hội An xưa. Những di vật này vốn rất phong phú, đa dạng nhưng đã dần tàn phai theo năm tháng bởi sự hủy hoại của thiên nhiên cũng như sự vô tâm của con người.

Trong phần trưng bày này, bảo tàng trưng bày giới thiệu một số loại tượng thờ, các đồ án trang trí kiến trúc, cấu kiện kiến trúc, tranh vẽ.,…

Vị trí trưng bày của chủ đề này chiếm một nửa không gian của gian thứ nhất tại tầng 2. Phương pháp trưng bày chủ yếu là sử dụng các hiện vật gốc trưng bày trong các tủ kính, kết hợp với các tài liệu khoa học phụ như ảnh lamina, bản trích nội dung thuyết minh,…

Đặc biệt trong chủ đề này bảo tàng trưng bày giới thiệu bức tượng Bà Thổ trong bộ tượng Ngũ hành. Bộ tượng này gồm có 5 tượng theo 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, tượng trưng cho các yếu tố tự nhiên: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoà, Thổ. Theo dấu chân của người Hoa, tục thờ phụng này trở nên phổ biến ở những khu vực họ sinh sống, khi đến Việt Nam, tục thờ Ngũ Hành, trong tâm thức dân gian nhiều khi được đồng nhất với tục thờ Mẫu vốn có nguồn gốc lâu đời của người Việt, nên được cư dân sùng kính phụng thờ không kể người Việt hay người Hoa. Bên cạnh miếu thờ Thổ Địa, miếu thờ bà Ngũ Hành cũng được thờ phụng khá phổ biến tại các làng xã ở Hội An và các vùng phụ cận. Bức tượng này được làm từ các chất liệu gỗ sơn thếp, đất thố, trộn giấy bản sơn son thếp vàng... đạt giá trị thẩm mỹ cao trong nghệ thuật tạo hình.

Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày một số cấu kiện kiến trúc như mắt cửa, bông trính, hoành phi, tranh thờ, cuốn thư,... thể hiện mỹ cảm dân gian cũng như sự tài khéo của các thợ thủ công truyền thống ở Hội An. Những ngôi nhà cổ ở Hội An sẽ như cái xác không hồn nếu như thiếu đi cặp mắt cửa, những bức hoành phi, các cặp liễn đối.Trong không gian u tịch với ánh sáng yếu ớt của những ngôi nhà cổ, những hoành phi, liễn đối bằng gỗ sơn son thếp vàng, cẩn xà cừ óng ánh sẽ làm bừng lên sinh khí của ngôi nhà. Đây cũng chính là những tác phẩm mỹ thuật tạo hình dân gian mang tính thẩm mỹ cao, độc đáo.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //hoianheritage.net là vi phạm bản quyền

Khán giả tại TP HCM cũng như khách du lịch rất thích thú với những chương trình nghệ thuật dân gian được dàn dựng công phu, hấp dẫn như chương trình đờn ca tài tử Nam Bộ "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8 và huyện Bình Chánh; chương trình "Giới thiệu bài bản mới, ca khúc địa phương" [tại huyện Nhà Bè]. Ngoài ra còn có chương trình "Giới thiệu nhạc cụ dân tộc và nghệ thuật cải lương" [do Trường Đại học FPT TP HCM và Nhà hát Trần Hữu Trang phối hợp thực hiện], chương trình "Sân khấu học đường - giới thiệu trích đoạn sử Việt" [CLB Sân khấu Lạc Long Quân], chương trình nghệ thuật đờn ca tài tử và dân ca [tại quận Bình Thạnh]… đã tạo nên những điểm giao lưu nghệ thuật dân gian hấp dẫn, điểm đến thường xuyên của nhiều khán giả, trong đó có không ít khán giả trẻ.

Biểu diễn đờn ca tài tử tại Khu Du lịch Bình Quới, TP HCM .[Ảnh: XUÂN LỘC]

Đầu tháng 9 vừa qua, chương trình tọa đàm với chủ đề "Phát huy vai trò của nghệ thuật dân gian trong việc bồi đắp, xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay" do HTV tổ chức cũng đã nhận được sự phản hồi tích cực của dư luận xã hội. Các nghệ nhân, tài tử đờn và ca nổi tiếng của TP HCM đã nêu lên những kiến nghị nhằm góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của văn hóa nghệ thuật nói chung, nghệ thuật dân gian nói riêng.

Các nghệ nhân uy tín của TP HCM đã nhận định: Văn học dân gian, trong đó có hình thức biểu diễn của nghệ thuật sân khấu, là lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân - thiện - mỹ của con người.

Nghệ nhân Nhân dân Thanh Tuyết cho rằng: "Nghệ thuật dân gian khi được đưa lên sân khấu biểu diễn, những vấn đề đạo đức xã hội được chuyển tải bằng yếu tố thẩm mỹ thông qua lời ca, câu thơ và các nhân vật góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách".

Cần cơ chế đặc thù cho nghệ thuật dân gian

Theo những người trong cuộc, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc xây dựng hình tượng mới về con người hiện đại, trong nghệ thuật dân gian vẫn còn không ít vấn đề chưa được giải quyết một cách có hệ thống. Hiện nghệ thuật dân gian vẫn thiếu một đội ngũ tác giả chuyên nghiệp, có bản lĩnh chuyển tải những băn khoăn của thời đại vào những bài bản dân ca, đờn ca tài tử Nam Bộ.

Nghệ nhân Nhân dân Hồng Oanh trăn trở: Nghệ thuật dân gian hiện chưa có nhiều tác giả xông xáo vào những lĩnh vực mũi nhọn của đời sống hiện đại, khắc họa tính cách tiêu biểu của con người hôm nay của thời hội nhập, mở cửa, điển hình của xã hội phát triển, của văn hóa phát triển. "Cần nhiều sáng tác ở các thể loại như: ví giặm, dân ca, ca Huế, bài bản mới của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ… nhằm lan tỏa giá trị tinh thần cao đẹp trong đời sống cộng đồng, vinh danh những thành tựu đạt được của nghệ thuật dân gian" - Nghệ nhân Nhân dân Hồng Oanh đề xuất.

Các nghệ nhân cũng cho rằng đời sống nghệ thuật dân gian hiện nay vẫn còn thiếu những người làm công tác lý luận phê bình chuyên nghiệp, đáng lưu tâm là cơ chế thị trường một mặt giúp cho đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật dân gian nói riêng năng động hơn, nhưng cũng làm cho đội ngũ này phân hóa mạnh mẽ.

Nghệ nhân Nhân dân Út Tỵ cho rằng nhà nước cần sớm ban hành các cơ chế đặc thù cho nghệ thuật dân gian, trong đó có công tác tổ chức biểu diễn, quảng bá những tác phẩm mới. Có chiến lược đặt hàng sáng tác những tác phẩm nghệ thuật dân gian có chiều sâu để có những tác phẩm nghệ thuật dân gian đỉnh cao phục vụ nhu cầu thưởng thức của công chúng.

"Thường xuyên tổ chức các liên hoan, cuộc thi để nâng cao trình độ biểu diễn cho các nghệ nhân dân gian, qua đó trao đổi học tập kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ biểu diễn và trau dồi đạo đức nghề nghiệp để tạo sự phát triển bền vững của đội ngũ làm nghệ thuật dân gian tại TP HCM" - Nghệ nhân Nhân dân Út Tỵ nhấn mạnh.

NSND Trần Minh Ngọc góp ý: “Cần chú trọng các hoạt động giao lưu với khán giả, đặc biệt là học sinh, sinh viên để khán giả trẻ hiểu những giá trị nhân văn của tác phẩm nghệ thuật dân gian, để ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Song song đó là kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nghệ nhân, tài tử đờn, tài tử ca; tác giả; họa sĩ; nhạc sĩ; đạo diễn; biên đạo... nhằm góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm nghệ thuật dân gian”.

Chủ Đề