Nghị quyết hướng dẫn điều 232 bộ luật hình sự năm 2024

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam và đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Bên cạnh, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trợ giúp pháp lý được xác định là chính sách ưu đãi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Được xác định là một nội dung trong tổng thể các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong thời gian qua, để góp phần vào kết quả chung, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên cả nước đã tích cực cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Sau 26 năm thành lập đến nay, trên toàn quốc đã thực hiện được khoảng 2,4 triệu lượt người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong đó có khoảng 490 nghìn lượt người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (chiếm gần 21%). Số lượng vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả ngày càng nhiều lên, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý. Nhiều vụ việc tham gia tố tụng có quan điểm bào chữa, bảo vệ của người thực hiện TGPL được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng lợi cho người được TGPL như chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn hoặc yêu cầu phản tố của bị đơn; bị hại được tăng mức bồi thường thiệt hại hay người bị buộc tội được tuyên mức án nhẹ hơn hoặc chuyển tội danh hoặc thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị của Viện Kiểm sát, thậm chí được vô tội... Bài viết tập trung vào nêu, phân tích tính hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong một số vụ việc cụ thể. Các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn rất đa dạng, phong phú về lĩnh vực, tính chất, mức độ, có thể là bảo vệ bị hại trong vụ việc mua bán người, bảo vệ nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ án tranh chấp đất đai, trong vụ án ly hôn; bào chữa cho người bị buộc tội trong vụ việc vi phạm quy định kha thác rừng, lâm sản, vi phạm phòng cháy chữa cháy, trộm cắp tài sản, tàng trữ trái phép vật liệu nổ,v.v.

1. Hiệu quả của trợ giúp pháp lý khi bào chữa cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là người bị buộc tội trong vụ việc vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

C.Đ và T đi cưa gỗ thuê tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia. T dùng cưa máy để cắt còn C.Đ thì phụ, hai người cưa hạ được 01 cây Bình Linh 3 lá thuộc nhóm III. Qua 5 ngày, T trực tiếp cưa hạ được 05 cây. Sau khi khai thác xong, K thuê C.Đ và hai người khác dùng bò để kéo gỗ về. Tổng số gỗ kéo về là là 05 khúc (hộp), tương đương 0,55m3. Khi gỗ được vận chuyển về thì C.Đ và hai người khác giao lại cho K. C.Đ phụ cưa cho T được 02 ngày và tham gia kéo gỗ được 02 ngày nên được trả 600.000 đồng. Theo Kết luận giám định, toàn bộ 06 cây gỗ Bình linh 3 lá mà các đối tượng khai thác thuộc “rừng phòng hộ đầu nguồn và là vùng đệm của Vườn Quốc gia P, là rừng gỗ tự nhiên núi đất đá rộng thường xanh nghèo, xen lẫn trạng thái rừng hỗn giao gỗ, tre, nứa tự nhiên núi đất”. C.Đ bị Công an huyện B đề nghị truy tố theo điểm d, Khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại Bản kết luận điều tra vụ án hình sự. Bản Cáo trạng của viện kiểm sát truy tố C.Đ về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo khoản 1 Điều 232 BLHS 2015. Vụ việc được Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh N.T thực hiện TGPL cho C.Đ. Trợ giúp viên nhận thấy không có cơ sở để điều tra, truy tố C.Đ về hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 và chứng minh được hành vi của C.Đ xảy ra trước thời điểm ngày 01/01/2018 (ngày Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực), do đó nếu áp dụng khoản 1 Điều 232 BLHS 2015 vừa gây bất lợi cho bị can C.Đ vừa vi phạm tinh thần Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về việc thi hành Bộ luật hình sự. Trợ giúp viên pháp lý đã đưa ra các luận cứ hành vi của C.Đ xảy ra trước 01/01/2018. Đến năm 2019, hành vi của C.Đ mới bị điều tra, truy tố. Với hành vi của C.Đ, theo quy định của khoản của Bộ luật hình sự 1999 thì hành vi chưa cấu thành tội phạm. Đồng thời chứng minh vai trò của C.Đ chỉ là phụ giúp K trong việc cưa 01 cây. Hành vi chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Về nhân thân, C.Đ là người dân tộc thiểu số, cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, là người không biết chữ, nhận thức pháp luật bị hạn chế và gia cảnh khó khăn. Vì vậy, Trợ giúp viên pháp lý đã đề nghị áp dụng Bộ luật hình sự 1999, đình chỉ điều tra, truy tố đối với C.Đ. Kết quả, Toà án đã trả hồ sơ cho Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung. Kết quả Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can C.Đ.

2. Hiệu quả khi trợ giúp pháp lý bào chữa cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là người bị buộc tội trong vụ việc cố ý gây thương tích