Nguỵ biện bù nhìn rơm là gì

Trong những phần trước chúng tôi đã chỉ ra 3 loại ngụy biện hết sức phổ biến trong những cuộc tranh luận tại Việt Nam. Hôm nay xin đề cập đến loại thứ 4: TẤN CÔNG/ PHÊ PHÁN “NGƯỜI RƠM,” tiếng Anh gọi là “STRAW MAN FALLACY.” Chiến thuật này khá tinh vi như sau: CHỌN MỘT PHẦN KHÔNG QUAN TRỌNG/ THƯỜNG LÀ YẾU NHẤT TRONG TOÀN BỘ LẬP LUẬN CỦA ĐỐI PHƯƠNG VÀ TẤN CÔNG PHẦN ĐÓ. Người ngoài cuộc hay thiếu chuyên môn sẽ hiểu lầm phần bị phê phán chính là toàn bộ lập luận của người kia và như vậy dễ có xu hướng đồng thuận với người tấn công. Ví dụ bạn và nhóm nghiên cứu cùng hợp tác viết một cuốn sách khá công phu, khoảng 500 trang, về một đề tài nào đó mà bạn rất tâm huyết, chẳng hạn “Dự án chống ngập trong thành phố HCM.” Đương nhiên một dự án qui mô tầm cỡ này phải liên quan đến rất nhiều mảng nhỏ có liên kết với nhau như:

1-Tình hình định cư/ xây dựng trong thành phố.

2-Khảo sát thiết kế/ cấu trúc địa tầng của thành phố.

3-Đánh giá việc vận hành hệ thống xả/ thoát nước hiện nay.

4-Bảo vệ môi trường sinh thái/ xã hội/ văn hóa. 

5-Giáo dục phong cách xử lý chất thải của người dân..

6-Tình hình xử lý chất thải của khu vực công nghiệp/ thương mại/ sản xuất

7-Kinh phí đầu tư và việc kiểm soát nguồn kinh phí vào việc thực hiện dự án. 

8-Chọn nhà thầu thi công việc thực hiện dự án. 

VÂN….VÂN…có thể chia ra làm hàng trăm hạng mục nhỏ hơn.

Có vẻ như sau nhiều lần khảo sát, điều tra, thảo luận, mọi người có vẻ như đang hướng về việc MỜI MỘT NHÀ THẦU NHẬT BẢN thi công những hạng mục chính của công trình chống ngập. 

Một nhóm lợi ích khác trong chính quyền lại đang muốn mời một NHÀ THẦU TRUNG QUỐC với lý do kinh phí chào thầu rất thấp và thời gian thi công rất nhanh [6 tháng] trong khi nhà thầu Nhật Bản chào thầu giá khá cao [gần gấp đôi] và thời gian thực hiện dự án kéo dài gần 2 năm. Nhóm này sẽ thuê chuyên gia tập trung PHÊ PHÁN gói thầu của phía Nhật Bản và chỉ tập trung vào vấn đề kinh phí và thời gian, bỏ qua toàn bộ các yếu tố khác [ví dụ nhà thầu Nhật bảo hành đến 20 năm, trong khi nhà thầu Trung Quốc chỉ bảo hành 10 năm]. 

Trong những dự án có qui mô lớn và liên quan đến quá nhiều lãnh vực chuyên môn khác nhau, giới lãnh đạo nhà nước rất khó để nhìn được bức tranh tổng thể. Phần lớn họ chỉ tham gia những buổi tranh luận kéo dài cả ngày trời mà cũng chỉ hiểu một cách lờ mờ, đó là chưa kể việc rất có thể họ cũng chẳng quan tâm gì đến hậu quả của việc chọn lựa nhà thầu. Nhóm lợi ích sẽ chọn phê phán những phần không thực sự quan trọng trong toàn bộ kế hoạch, và phớt lờ những phần còn lại. Đương nhiên họ sẽ chọn những phần có những khuyết điểm khá lộ liễu để dễ phê phán:

VD 1: “Tại sao lại phải thuê đầu bếp Nhật nấu ăn trong khi ai cũng làm được việc đó?”

VD 2: “Lại phải tốn thêm tiền thuê phiên dịch viên tiếng Nhật!” 

VD 3: “Ý thức người dân rất kém! Không thể dạy cho họ cách xử lý rác đâu!”

VD 4: “Tình hình giao thông đã rất nghiêm trọng rồi. Đưa xe công trình vào khu đó sẽ làm tình hình nghiêm trọng hơn nữa!”

📌KẾT LUẬN: 

1-PHƯƠNG PHÁP ĐỐI PHÓ: nhắc nhở đối phương rằng họ không nghiên cứu đầy đủ quan điểm/ lập trường của bạn. Nhấn mạnh rằng phần họ phê phán chỉ là một phần nhỏ/ không quan trọng trong toàn bộ lập luận của bạn.

2-PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG: Nếu bạn thành thật tin rằng MỘT ĐIỂM CÓ VẺ KHÔNG QUAN TRỌNG trong lập luận của đối phương lại THỰC SỰ QUAN TRỌNG thì đương nhiên bạn có đầy đủ lý do để tập trung vào đó. Nên nhớ các cảnh sát điều tra hình sự hay luật sư giỏi thường tập trung sự chú ý của họ vào những chi tiết có vẻ không quan trọng. Trong bộ phim kinh điển THE TWELVE ANGRY MEN nhân chứng một vụ sát nhân khi đang kể lại câu chuyện nhìn thấy vụ án diễn ra vào ban đêm, luật sư bào chữa chợt hỏi: “Bà có đeo kiếng lúc nhìn thấy hung thủ giết người không?” Câu hỏi nghe có vẻ lạc đề vì người hỏi đang hỏi một câu chẳng mấy liên quan đến vụ án [ông chỉ nhận xét là người phụ nữ đó có vết bầm nhẹ trên sống mũi, dấu hiệu của người đeo kiếng lão, nhưng bà này ra tòa không đeo vì sợ…mất đẹp, nên không ai biết rằng bà ta bị cận thị]. Hóa ra đó là một câu hỏi hết sức quan trọng vì nếu nhân chứng cận thị, khi thức giấc nửa đêm, nhìn thấy hung thủ gây án, thì không thể mở đèn lấy kiếng đeo vào để nhìn cho rõ được, vì sự cố diễn ra quá nhanh. Do đó rất có thể bà ta đã không thể nhìn hung thủ thật rõ ràng được.

3-BÀI HỌC CẢNH GIÁC: Một lập luận thường có cấu trúc tổng quát như sau: Phần A: trình bày lập luận, quan điểm về một vấn đề nào đó. Phần B: dẫn chứng tài liệu, dữ liệu, số liệu, những ví dụ so sánh, có liên quan để hỗ trợ cho lập luận/ quan điểm của mình. Phần C: phê phán những lập luận/ quan điểm đối nghịch [phần này có thể bỏ qua cũng không sao, nhưng nếu bạn dự kiến sẽ có những lập luận phản đối thì phê phán trước vẫn hay hơn, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn đã suy nghĩ thấu đáo về mọi phương diện của vấn đề]. Cả 3 phần nói trên cần phải được chuẩn bị hết sức chu đáo, tránh trường hợp gặp phải chiến lược “người rơm” nói trên.

Source: TS. Dương Ngọc Dũng

Các lỗi ngụy biện thường xuất hiện trong các cuộc tranh luận, làm chệch hướng và làm giảm chất lượng của chủ đề. Các lỗi ngụy biện được hiểu là các lập luận sai về mặt logic khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu khi tranh luận. Dưới đây là một số lỗi ngụy biện thường gặp trong tranh luận gây cản trở sự phát triển sự nghiệp của bạn, được tổng hợp lại một cách dễ tiếp cận nhất.

1.Tấn công vào hoàn cảnh [Circumstantial ad Hominem]

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chọn cách chứng minh đối phương sai bằng cách chỉ ra rằng luận điểm của đối phương đơn thuần tới từ hoàn cảnh [thân thế, nghề nghiệp,…] của họ.Ví dụ: Cậu bảo vệ những người giàu là vì cậu giàu.

Vấn đề: Trong tranh luận, chúng ta chỉ quan tâm tới luận điểm và cách lập luận.

Bóp méo luận điểm của đối phương bằng việc xuyên tạc, cường điệu hóa, chế giễu, sau đó chỉ trích luận điểm đã bị bóp méo để mang phần thắng thuộc về mình.

Ví dụ:

A – Phụ nữ có quyền làm chủ cơ thể họ, họ có thể làm bất cứ điều gì với nó, kể cả phá thai.

B – Anh ủng hộ phá thai à? Phá thai tự do là giết chết hàng loạt sinh mạng. Tôi không ngờ anh ủng hộ việc giết người hàng loạt. => Lỗi Bù nhìn rơm

  • Weak Analogy – So sánh ẩu

Mang những sự vật chỉ tương đồng ở một khía cạnh nhỏ để đánh đồng rằng chúng giống nhau. Và mang đi làm luận điểm để thuyết phục.

Ví dụ

Meat is murder [Ăn thịt là sát nhân].

Mua cổ phiếu chẳng khác nào cá độ vậy, đều là đặt cược tiền vào cơ hội khả năng sẽ sinh lời.

Quả ớt đỏ, quả dâu cũng đỏ, mà quả ớt cay, nên chắc chắn quả dâu cũng cay.

=> Cả ba câu trên đều là so sánh ẩu

  • Black-or-White – Ngụy biện trắng đen

Đối phương chỉ được chọn một trong hai điều mà người ngụy biện đưa ra, trong thực tế vẫn có nhiều sự lựa chọn hơn.

Ví dụ:

A: Tôi không nghĩ cuộc bầu cử lần này tôi sẽ bỏ phiếu thuận cho Hilary Clinton đâu

B: Ông không bỏ cho bà ta, vậy anh chắc chắn theo phe của Donald Trump rồi.

=> B mắc phải lỗi ngụy biện, vì trên thực tế, có nhiều người ứng cử hơn là Hilary Clinton hay Donald Trump, hoặc cũng có thể bỏ phiếu trắng.

  • Burden of Proof – Chứng minh đi

Bắt đối phương phải chứng minh bằng được lời nói của mình là sai, nếu không chứng minh được thì coi như mình đúng.

Ví dụ:

A: Nước Đức là quốc gia có tỉ lệ trẻ em thấp nhất thế giới với chỉ 12%.

B:  12% à? Ai nói thế?

A: Cậu hãy chứng minh là tôi sai đi, nếu không đượcthì hãy chấp nhận con số mà tôi đưa ra.

=> A mới là người phải chứng minh, chứ không phải B.

  • Circular Reasoning Argument – Ngụy biện lòng vòng

Thay vì đưa ra các dẫn chứng khác, người biện luận diễn tả luận điểm cũ bằng các cách khác nhau, cách này vô cùng thiếu liên kết và không giải quyết được bất kỳ điều gì.

Ví dụ:

| Kinh Thánh là đúng, bạn không nên nghi ngờ những lời của Chúa

| Bạn phải tiết kiệm tiền để trả hóa đơn, vì tất cả hóa đơn cần phải được thanh toán mà.

  • Slippery Slope – Trượt dốc

Đưa ra hàng loạt những viễn cảnh chẳng mấy tốt đẹp và thiếu căn cứ để thuyết phục điều gì đó là sai. Người ngụy biện thường suy diễn một cách tùy tiện, thiếu căn cứ về một hậu quả trong tương lai, làm trầm trọng hóa vấn đề mà không bàn đến tính logic của luận điểm đã đưa ra.

Ví dụ:

Bạn muốn xin đi chơi, và bố mẹ từ chối, nhưng bạn phản bác:

“Bố mẹ mà không cho con đi chơi, bạn bè sẽ từ từ xa lánh con, con sẽ cô đơn, dẫn đến việc bị trầm cảm và cả nhà mình sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để chữa trị”

  • Appeal to force – Bạo lực

Uy hiếp người khác phải chấp nhận lập luận của mình bằng cách đe dọa, uy hiếp.

Ví dụ:

Nhân viên: Tại sao lương tháng này của em thấp vậy?

Sếp: Chấp nhận đi không tôi đuổi việc cậu.

Kết thúc 2 của những lỗi ngụy biện dễ mắc phải, các bạn ghi nhớ thật kỹ để né nhé.

Nguồn: benandtod.com

Sưu tầm: Hoàng Yến – Nhân viên BKS

Video liên quan

Chủ Đề