Nguyên nhân dẫn đến tội phạm

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC

BÀI THI GIỮA KỲ
Môn: TÂM LÝ HỌC PHÁP LUẬT
ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN TÂM LÝ XÃ HỘI
DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG PHẠM TỘI.
Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS Tạ Quốc Trị
Nhóm thực hiên: TNH
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 16 tháng 2 năm 2015
2
Lời dẫn
Phòng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của đảng và nhân
dân ta. Việc trấn áp tội phạm là một trong những cơ sở quan trọng để giữ vững an ninh
chính trị trật tự an toàn xã hội, góp phần khẳng định vị thế vai trò và tính ưu việt của nhà
nước ta trong việc quản lý đất nước đem lại cuộc sống tự do hạnh phúc cho nhân dân. Để
thực hiện tốt công tác phòng chống tội phạm thì việc tìm hiều nguyên nhân, điều kiện tâm
lý xã hội dẫn đến tình trạng phạm tội có vai trò đặc biệt quan trọng.
Nghiên cứu nguyên nhân điều kiện tâm lý xã hội dẫn đến hành vi tội phạm tạo tiền
đề để đảng và nhà nước tiến hành việc sửa đổi và xây dựng các chính sách pháp luật phù
hợp và ngày càng chặt chẽ hơn. Tạo thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách phát
triển kinh tế xã hội phù hợp. Đồng thời xây dựng các chương trình giáo dục, nâng cao ý
thức phòng chống tội phạm cho ngày càng tốt hơn.
Trong quá trình làm bài, mặc dù nhóm đã cố gắng hết sức, nhưng không thể tránh
khỏi việc mắc phải những sai sót, rất mong Thầy và các bạn thông cảm, góp ý để bài luận
của chúng em hoàn thiện hơn.
Nhóm: TNH
3
Mục lục

Lời dẫn…………………………………………………………………2
I. Khái niệm nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng phạm
tội……………………………………………………………………… 4
II. Nguyên nhân vĩ mô………………………………………………… 5
III. Nguyên nhân vi mô:
1. Gia đình…………………………………………………………………… 7
2. Nhà Trường…………………………………………………………………9
3. Xã hội………………………………………………………………………10
IV. Nguyên nhân do ảnh hưởng tàn dư của xã hội cũ……………… 11
V. Nguyên nhân do ảnh hưởng của nền văn hóa nước ngoài………… 12
VI. Ý nghĩa nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện tâm lý xã hội dẫn đến
tình trạng phạm tội……………………………… 14
Nguồn tham khảo……………………………………………………15
I. KHÁI NIỆM NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA
TÌNH TRẠNG PHẠM TỘI.
4
Nguyên nhân tâm lý xã hội của tình hình tội phạm được tạo nên bởi hai mặt chính đó
là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
Theo quan điểm của một số nhà tâm lý nguyên nhân chủ quan tạo ra tội phạm tồn tại
trong chính bản thân con người và nó xuất hiện khi gập điều kiện thuận lợi. Nếu nói theo
S. Frued thì đó là sự xung đột giữa cái Id và superego. Nhưng trong xung đột này cái id
thắng thế, nó buộc Ego phải thực hiện những hành động đi ngược lại các quy chuẩn đạo
đức của xã hội ( Super Ego) tạo nên hành vi tội phạm.
Nguyên nhân Khách quan của hành vi tội phạm xuất phát từ nhưng hiện tượng tiêu
cực xuất phát từ chính môi trường sống xung quanh một cá nhân. Theo thuyết học tập xã
hội của Albert Bandura thì môi trường xã hôi có vai trò quan trọng trong quá trình hình
thành hành vi mỗi người, ông cho rằng môi trường sống hình thành nên hành vi của con
người và chính hành vi của con người cũng góp phần tạo ra môi trường sống. Albert
Bandura cho rằng con người học tập chủ yếu thông qua quan sát. Vì vậy nếu phải tiếp
xúc nhiều với những hiện tượng tiêu cực trong môi trường sống xung quanh có thể sẽ tạo

ra những ảnh hưởng không tốt đến hành vi của con người trong tương lai. Đó cũng là một
trong những nguồn gốc tâm lý xã hội quan trọng tạo ra hành vi tội phạm.
Từ việc phân tích hai mặt khách quan và chủ quan của nguyên nhânh dẫn đến hành vi
tội phạm. Ta có thể đưa ra nhận định nguyên nhân dẫn đến hành vi tội phạm là sự tác
động qua lại của những nhân tố chủ quan và khách quan mang tính tiêu cực ảnh hưởng
đến hành vi con người. Đó là những yếu tố vật chất, tư tưởng, hay những mâu thuẫn của
chính bản thân nó với những quy định, chuẩn mực của đạo đức xã hội tạo ra.
Điều kiện tâm lý xã hội của tình trạng phạm tội là những hiện xã hội tiêu cực, nhưng nó
khác với nguyên nhân ở chỗ nó không làm phát sinh tội phạm mà nó chỉ tạo ra hoàn cảnh
thuận lợi cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của tình hình tội phạm.
Nguyên nhân và điều kiện tâm lý xã hội của tình trạng phạm tội luôn có mối quan hệ
Khăng khít với nhau rất chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.Việc phân định giữa nguyên
nhân và điều kiện của tình hình phạm tội chỉ mang tính tương đối vì chúng luôn có sự
đan xen, đổi chỗ cho nhau
Nguyên nhân và điều kiện tâm lý xã hội của tình hình tội phạm bắt nguồn từ các mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội. Mặc dù mang tính cụ thể nhưng chúng luôn biến động
thay đổi tùy thuộc vào điều kiện xã hội.
II. NGUYÊN NHÂN VĨ MÔ:
5
Nguyên nhân, điều kiện tâm lý xã hội dẫn đến hành vi tội phạm một phần bắt nguồn
từ những hạn chế trong công tác quản lý vĩ mô của nhà nước. Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng phạm tội này thể hiện rõ nhất trên ba mặt là lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm luôn luôn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đắc lực của
luật pháp. Hơn thế nữa chỉ có trên cơ sở quy định của luật pháp người ta mới có thể xác
định đúng đắn được hành vi ứng xử của mình. Thời gian vừa qua do luật pháp còn thiếu,
nhiều văn bản còn lạc hậu, thiếu tính kịp thời, đồng bộ vì vậy dẫn đến việc lúng túng
trong việc xử lí tội phạm và vi phạm. Đặc biệt là trong sự lúng túng trong sử lý các vi
phạm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, đất đai.
Các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu đồng bộ kiên quyết và nghiêm khắc trong đấu
tranh phòng chống tội phạm. (Chính sách xử lý các đối tượng phạm tội của các cơ quan

bảo vệ pháp luật). Thời gian vừa qua có những lúc tình hình tội phạm trở nên nhức nhối,
đe dọa trầm trọng cuộc sống trong các mặt kinh tế, xã hôi và an toàn cá nhân. Có những
lúc tội phạm ngang nhiên hoành hành, chống đối nhà nước. Tồn tại tình hình trên một
phần là do các cơ quan bảo vệ pháp luật thiếu sự phối kết hợp trong hoạt động bảo vệ trật
tự kỉ cương xã hội; đặc biệt là việc thiếu kịp thời kiên quyết trong xử lí các tội phạm cụ
thể dẫn đến sự coi thường pháp luật, coi thường các cán bộ bảo vệ pháp luật, ngang nhiên
trắng trợn phạm tội và vi phạm pháp luật.
Các sai sót trong quản lý nhà nước, quản lí kinh tế và quản lí con người. Những sai
sót này không những tự nó đã gây thiệt hại cho xã hội mà còn tạo cơ hội cho các phần tử
xấu lợi dụng để chống đối xã hội, mưu cầu lợi ích cá nhân, đưa tình hình tội phạm tới
mức độ nguy hiểm. Thời gian vừa qua, các chế độ, chính sách quản lí nhà nước, quản lí
xã hội không được ban hành đổi mới hoàn thiện kịp thời. Không ít các chế độ, chính sách
kinh tế xã hội còn chồng chéo, lạc hậu và kém hiệu quả. Bọn tội phạm đã lợi dụng sự
không đồng bộ này trong chính sách kinh tế xã hội để phạm tội, thậm chí gây thành quốc
nạn.
Bên cạnh lĩnh vực quản lí các chế độ chính sách kinh tế xã hội còn nhiều sai sót,lỏng
lẻo, nhà nước ta cũng còn thiếu đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước, quản lý kinh tế hoạt
động hiệu quả. Do thiêu đội ngũ cán bộ có năng lực và thực sự được chọn lọc, sắp xếp
cán bộ không hợp lí nên không những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ được giao mà
còn gây ra những kẻ hở để các phần tử xấu lợi dụng phạm tội.Chính những lỗ hổng trong
công tác quản lý nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng thực hiện hành vi
phạm tội gây thiệt hại lớn cho nhà nước và nhân dân như các vụ tham ô của Vina, vụ
Huyền Như… Trả lời trước tòa, Huỳnh Thị Huyền Như cho rằng, không có ý định chiếm
đoạt số tiền 4.000 tỷ đồng ngay từ đầu, nhưng thấy có những lỗ hổng trong quản lý kinh
tế nên đã nảy sinh ý định chiếm đoạt.
Công tác quản lý văn hoá, kiểm soát việc lưu trữ, phát hành các loại bang hình, phim
ảnh chưa chặt chẽ.Hậu quả là các loại băng hình, Phim ảnh có nội dung đồi trụy, kích
6
động bạo lực tràn ngập.Các loại văn hóa độc hại này tạo ra lối sống thực dụng, trụy lạc,
làm cho một số người có suy nghĩ lệch lạc, chống đối xã hội. Không ít thủ đoạn phạm tội

trong phim truyện bạo lực , tình huống trong các game on line… đã được bắt chước trong
cuộc sống.Sự lỏng lẻo của trong việc cơ chế quản lý của nhà nước về văn hóa đã và đang
là nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi tội phạm.
Tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng dẫn
đến hiện tượng di dân tự do từ các địa phương Khác về thành phố ngày càng tăng. Các cơ
quan các cấp của các thành phố lớn lại chưa có những biện pháp để quản lý được số nhân
khẩu này. Lợi dụng tình trạng này, khá nhiều đối tượng bị truy nã từ các tỉnh chạy về
thành phố để ẩn náo và hoạt động.có từ 18 đến 20%người ngoài tỉnh đến ẩn náu ở Hà Nội
và tỷ lệ này ngày càng tăng.
Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho công dân còn nhiều hạn chế,
phiến diện. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm đã cho thấy rằng do hạn chế, hiểu
biết về pháp luật mà không ít ngừoi đã phạm tội một cách đáng tiếc (phạm tội do trình độ
lạc hậu).Nền kinh tế thị trường đã trực tiếp tác động đến đại bộ phận các tầng lớp trong
xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần, làm tư tưởng thực dụng nảy sinh và phát triển, làm
chuẩn mực giá trị xã hội có sự thay đổi. Bản thân nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế
thị trường có những yếu tố tạo nên môi trường thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế
đất nước, nhưng chính nó cũng làm nảy sinh và phát triển những tiêu cực trong xã hội,
thúc đẩy chủ nghĩa cá nhân phát triển.
Những khó khăn về kinh tế chẳng những tác động vào từng con người cụ thể mà còn
tác động tiêu cực đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách xã hội của Nhà nước.
Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều chính sách xã hội hiện hành còn
chứa đựng nhiều điểm bất hợp lý, thiếu chặt chẽ. Nhiều cơ quan xí nghiệp lợi dụng cơ
chế đổi mới, “năng động” để lấy tiền của Nhà nước làm tiền thưởng chia nhau bất chấp
chế độ, nguyên tắc. Nhiều xí nghiệp thua lỗ nhưng vẫn có tiền thưởng rất lớn trong các
dịp tổng kết, lễ tết… hoặc khi thực hiện chỉ thị 92, 229 của HĐBT, nhiều cơ quan đoàn
thể, lực lượng vũ trang không có chức năng kinh doanh cũng lao vào làm kinh tế, thành
lập công ty này xí nghiệp nọ hoặc tận dụng mọi phương tiện của cơ quan để “làm thêm”
kiếm tiền chia nhau, làm phát triển tệ nạn “phong bì”, “quà biếu”. Đó cũng là môi trường
thuận lợi cho tội phạm nói chung và các tội hối lộ nói riêng có điều kiện phát triển.
Khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, các cơ quan bảo vệ pháp luật còn gặp rất nhiều

khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp để đấu tranh phòng
chống tội phạm. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm do
kinh phí còn hạn chế nên chưa được trang bị đầy đủ, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế.
7
Sự phối kết hợp các biện pháp chung của toàn xã hội với các biện pháp chuyên môn của
các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa toàn diện và triệt để.
Thực thi pháp luật không nghiêm cũng là một trong những là điều kiện phát sinh tội
phạm: Theo Thượng tá Nguyễn Minh Đức, hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm
bạo lực, tội phạm nhân thân còn nhiều sơ hở. Các quy định về xử lý tội phạm giết người
với tội phạm cố ý gây thương tích chưa có giải thích hướng dẫn rõ ràng, nên khó khăn
cho quá trình áp dụng pháp luật. Đây là kẽ hở để một số cán bộ có thẩm quyền xử lý tội
phạm lợi dụng tiêu cực, dẫn đến việc nhiều đối tượng phạm tội bị xử lý không tương
xứng với tính chất mức độ của hành vi phạm tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, chế
tài xử lý đối với các hành vi bạo lực còn quá nhẹ, nhất là đối với hành vi chống người thi
hành công vụ.
III. NGUYÊN NHÂN VI MÔ:
1. Gia đình:
Gia đình là tổ ấm, là nơi gắn bó từ nhỏ của mỗi con người, từ tính cách cho đến suy
nghĩ quan điểm của mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình. Nếu sống
trong một gia đình có nền giáo dục tốt, hạn chế việc tiếp xúc với những ảnh hưởng tiêu
cực từ mội trường:nói tục, chửi thề, hành vi bạo lực… thì cá nhân sẽ phát triển theo chiều
hướng tích cực hạn chế khả những nguyên nhân dẫn đấn hành vi tội phạm. Ngược lại một
cá nhân từ khi sinh ra thường xuyên tiếp xúc với những chiện tượng tiêu cực trong cuộc
sống, giáo dục gia đình bị buông lỏng thì cá nhân sẽ dễ rơi vào con đường phạm tội. Từ
góc độ tâm lý xã hội ta có thể phân thành ba loại gia đình có ảnh hưởng tiêu cực đến quá
trình hình thành nhân cách cá nhân: gia đình đối nghịch với xã hội, gia đình thiếu ý thức,
thiếu điều kiện giáo dục con cái và gia đình không hoàn chỉnh. Trong ba kiểu gia đình
này thì pổ biến nhất hiện nay là kiểu gia đình thiếu ý thức , thiếu điều kiện giáo dục con
cái được xem là phổ biến nhất trong xã hội Việt Nam vì vậy để hiểu những ảnh hưởng
tiêu cực của gia đình dẫn đến tình trạng phạm tôi chúng tôi chỉ phân tích kiểu gia đình

thiếu ý thức thiếu điều kiện giáo dục con cái làm mô hình đại diện:
Hiện nay, vẫn có những tình trạng gia đình đông con, con cái không được đến
trường, sớm xa gia đình làm việc kiếm sống nên những trẻ này dễ bị lạm dụng, bóc lột về
thể xác, tinh thần … là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và tội phạm. Việc thiếu thốn
tình cảm từ cha hoặc mẹ làm cho trẻ cảm thấy hụt hẫng xuất hiện nhiều tâm lý tiêu cực
dẫn đến trẻ dễ bị bạn bè lôi kéo rơi vào các tệ nạn xã hội và đi đến thực hiện các hành vi
phạm tội.
Gia đình là môi trưởng ảnh hưởng đầu tiên và xuyên suốt quá trình hình thành và
phát triển nhân cách con người. Họ luôn chịu tác động bởi không khí thương yêu, hòa
thuận, đùm bọc trong gia đình . Chính vì thế, cha mẹ trong lúc này là hình ảnh mẫu mực
để họ noi theo, người chưa thành niên đặc biệt nhạy cảm đối với tình cảm mà cha mẹ đối
với họ, nên có lúc chỉ một lời chỉ trích bóng gió cũng đủ gây tác hại đối với họ. Nhiều
8
khi, cha mẹ chỉ than phiền về gánh nặng tài chính cũng khiến họ cảm thấy mặc cảm tội
lỗi và tự nghĩ rằng mình là kẻ vô tích sự, là gánh nặng của cha mẹ nên họ phản ứng lại
bằng các hành động tiêu cực như bắt đầu nghỉ học để tìm kiếm việc làm thêm với mong
muốn chia sẻ gánh nặng cho gia đình nhưng lâu thì quen dần với việc bỏ học, bị bạn bè
thầy cô than phiền, xa lánh. Và sau đó có thể là bỏ học, bị bạn bè xấu rủ rê vi phạm pháp
luật như trộm cắp vặt, hành động du côn, thậm chí là quay lại trả thù những người coi
thường họ trước kia.
Đối với những người chưa thành niên có gia đình khá giả- một số em lại là con
duy nhất nên được cưng chiều từ nhỏ-nhưng vẫn vi phạm pháp luật. Tuy tần số và mức
độ vi phạm pháp luật của họ không cao nhưng cũng là vấn đề cần phải xem xét. Sự vi
phạm của họ thường có nguồn gốc từ sự buông lỏng, thiếu phối hợp quản lí của gia đình
và nhà trường. Chính điều kiện vật chất khá giả của gia đình và sự quản lí lỏng lẻo
thường khiến họ nhanh chóng sa đà vào những thú vui hưởng thụ vật chất tầm thường
như games, đua xe, ăn nhậu kết quả là học tập sa sút, bỏ học nhiều ngày, thậm chí cả
tháng gia đình mới biết. Và thay vì nhận ra thiếu sót quản lí của mình, các bậc phụ huynh
lại quay sang trách phạt, đổ lỗi tự con đã làm hư hỏng bản thân. Đây cũng là con đường
dẫn người chưa thành niên đến bất mãn, chán nản, bỏ nhà và dễ rơi vào tay những kẻ hút

chích ma túy.
Quan hệ tình cảm giữa cha mẹ với nhau ảnh hưởng lớn đến tình cảm của người
chưa thành niên. Nếu cha mẹ thương yêu và chăm sóc lẫn nhau thì người chưa thành niên
cũng học được cách suy nghĩ và ứng xử như vậy. Nếu cha mẹ thường xuyên ẩu đả, cãi vã,
thì họ cũng học được cách ứng xử đó. Cũng có một dạng vi phạm pháp luật khác có
nguồn gốc phát sinh, phát triển từ phương diện gia đình. Đó là những người thiếu vắng
cuộc sống gia đình do có hoàn cảnh mồ côi, sống lang thang, bụi đời, làm bất cứ việc gì
để sinh sống, những người có gia đình nghèo thì phải lao động sớm , và sống theo logic
tự nhiên là đấu tranh để tồn tại, không cần phân biệt đúng hay sai. Hành vi của họ trong
số này thường là trộm tài sản ở những nơi đông người như bến xe, bệnh viện , hoặc thực
hiện việc cướp giật, cưỡng đoạt tiền, đồ vật có giá trị của các em nhỏ. Bên canh đó, vẫn
còn những em nhỏ mồ côi, bụi đời sống thang lang bị bọn người lưu manh lợi dụng như
bắt các em phải đi xin ăn rồi đưa tiền về cho chúng, nếu xin được tiền thì được ăn cơm,
nếu không xin được thì bị bỏ đói thậm chí bị đánh đập dã man. Đây chính là hành động
uy hiếp và ép buộc các em nhỏ bất hạnh gián tiếp tham gia vào các hoạt động vi phạm
pháp luật.
9
2. Nhà trường:
Trường được coi là”gia đình”thứ hai của người chưa thành niên. Sau cha mẹ, thì
thầy cô và bạn học là người ảnh hưởng mạnh đến quá trình hình thành tính cách của các
em. Đó là nơi để các em trải nhiệm nhận thức và giao tiếp với cộng đồng. Đây là lúc các
em vượt ra khỏi sự chở che và điều khiển của cha mẹ để học cách tự đưa ra quyết định,
suy nghĩ cho bản thân và có trách nhiệm về hành động của mình. Vượt qua được giai
đoạn này, thì các em có được khả năng trưởng thành, độc lập, khả năng cho, nhận và liên
kết với người khác.
Tuy vậy thực tế hiện nay công tác giáo dục ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Việc
chạy theo bệnh thành tích đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học sinh. Việc đánh giá năng
lực học tập của học sinh trên điểm số làm cho một số em cảm thấy mình yếu kém thua
thiệt bạn bè dẫn đến tâm lý hoang man chán học cộng thêm sự không thấu hiểu từ giáo
viên, thiếu quan tâm từ gia đình nên các em dễ bị đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo đi vào

con đường phạm tội.
Giáo viên chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức mà quên đi việc giáo dục đạo đức,
phong cách sống cho học sinh khiến các em có những cái nhìn sai lệch, thiếu kinh
nghiệm trong việc xử lý những tình huống thực tế trong cuộc sống. Ngoài ra việc giáo
viên không hiểu được tâm lý các em, không tìm hiểu nguyên nhân… mà chỉ nhìn vào
những biểu hiện bướng bbỉnh, nghịch ngợm mà vội vàng kết luận là trẻ chưa ngoan,
thường xuyên lên án chỉ trích trẻ đã tạo nên tâm lý bi quan chán nản và dẫn đến tình trạng
bỏ học ở trẻ.
Giáo dục gia đình và nhà trường chưa có sự kết hợp đồng bộ, thống nhất. Ngày
nay, với sự phát triển ngày càng mạnh của công nghệ thông tin đang tạo cho chúng ta một
mối nguy hiểm không hề nhỏ, sự tác động của công nghiệp điện tử giải trí hay sự trộn lẫn
của các dòng sản phẩm tốt, xấu với sự kiểm soát còn nhiều bất cập, chưa kịp sàng lọc.
Khiến các em bị thu hút và bắt chước theo nó, từ đó dẫn tới các hành động sai trái mà tiêu
biểu chính là” tình trạng bạo lực học đường”một trong những hiện tượng được xã hội và
giới truyền thông đề cập và nhấn mạnh cần phải ưu tiên giải quyết.Một tình trạng đã
nhiều lần xảy ra là việc các em chán học hành, nhà trường và gia đình lại không thể quản
lý được, sa vào tình trạng chơi net, nghiện game nhưng lại không đủ tiền để chi trả, dẫn
tới hiện tượng cướp bóc, giết người cướp của,… chỉ để thỏa mãn cơn nghiện của mình.
10
3. Xã hội:
Các yếu tố trong môi trường xã hội mà mỗi cá nhân tiếp xúc mỗi ngày cũng là một trong
những nguyên nhân có thể dẫn đến việc phạm tội. Durkheim cho rằng “tội ác là hành vi
tự nhiên được cấu thành từ nhiều yếu tố. Những yếu tố này hình thành do nhiều ảnh
hưởng khác nhau từ xã hội. Ông tin rằng xã hội chính là tác nhân chủ yếu đứng đằng sau
các hành vi phạm tội”. Môi trường xã hội là một trong những nhân tố quyết định mạnh
mẽ đến hành vi của con người. Thái độ hành vi, cách ứng xử của mỗi cá nhân được quy
định bởi cách nhìn nhận của cá nhận đó về vị trí vai trò của cá nhân đó trong các mối
quan hệ xã hội. Vì vậy những thiếu sót trong quá trình xã hội hóa cá nhân làm cho cá
nhân không đủ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để hoàn thành tốt vai trò xã hội của mình
dẫn đến tâm lý tiêu cực: ỷ lại, vô trách nhiệm, vô kỷ luật, lười biếng trong công việc, lười

lao động thích hưởng thụ… Thiếu kinh nghiệm xã hội, kỷ năng giao tiếp gây khó khăn
trong quá trình tham gia vào đời sống, duy trì các mối quan hệ xã hội. Chính những điều
này đã góp phần tăng cường tâm lý tiêu cực ở cá nhân, tạo ra cái nhìn sai lệch, phiến diện
về xã hội.
Yếu tố cơ bản trong môi trường xã hội thường tác động mạnh hơn đến nội tâm,
định hướng từ bên trong và chuyển hóa ra bên ngoài bằng những thái độ, hành xử của
người chưa thành niên, đó là:Không hòa đồng được tính cách cá nhân của mình với các
qui tắc và qui định của xã hội: ví dụ như người chưa thành niên thấy khó chịu khi người
lớn buộc họ phải đứng chờ đèn đỏ, không được la hét trong giờ nghỉ trưa Khi đến một
thời điểm”bùng nổ”cảm xúc họ sẽ vượt đèn đỏ, sẽ hò reo. Nhưng khi được hỏi những
người này sẽ trả lời rằng họ biết như thế là không vâng lời người lớn, nhưng không biết
đó là vi phạm pháp luật.Không thể kiềm chế được mình: ví dụ như thấy đồ chơi đẹp, món
ăn ngon của bạn khác, họ cũng muốn có cho bằng được.
Thường lúng túng khi xử lí các phản ứng tự nhiên của mình như khi bị hụt hẫng,
bị hố trước mọi người, hoặc có cảm giác bị gạt bỏ sang bên lề cuộc chơi, bị tẩy
chay Hầu hết, đây là những trường hợp bị phân biệt đối xử, họ tự ti về hoàn cảnh, họ sẽ
dễ dàng chống đối lại cảm xúc đó bằng cách trở lên hung hãn và phạm pháp. Họ muốn
đòi lại vị thế ngang bằng theo cách của họ.
Khi tham gia vào đời sống xã hội thì các nhóm xã hội có vai trò quan trọng trong việc
quy định hành vi, các chuẩn mực ứng xử… hình thành nhân cách cá nhân. Có hai loại
nhóm là nhóm là nhóm không chính thức và nhóm quy chiếu. trong đó nhóm quy chiếu
được xem là mô hình có ảnh hưởng nhiều nhất hành động, cách ứng xử của cá nhân.
Đối với những người chưa thành niên thì hoạt động xã hôi của họ ở giai đoạn này chủ
yếu là môi trường học tập ở nhà trường. Sự giao tiếp bạn bè cùng lứa và các mối quan hệ
cá nhân ngày càng gắn bó, mở rộng và chịu ảnh hưởng từ quan hệ bạn bè rất mạnh, thậm
11
chí nghe lời bạn nhiều hơn nghe lời khuyên của cha mẹ, gia đình. Tính cách của các em
thường phát triển theo khuynh hướng thích chứng tỏ”đã”là người lớn và mong muốn mọi
ngường xung quanh thừa nhận. Do vậy, thường gặp sai lầm trong khi muốn xử lí gấp mọi
vấn đề khó khăn, nhằm chứng tỏ sự trưởng thành của mình. Nhiều trường hợp người

chưa thành niên ở giai đoạn này đã tỏ ra khó chịu, tự ái, thậm chí trở nên hung dữ khi bị
coi là còn con nít hoặc bị người lớn gọi là”chú bé”,”cô bé”. Sự tự trọng thái quá trở thành
tự tôn hay tự ti, mặc cảm và khi bị xúc phạm dễ có tâm lí tiêu cực, mà hệ quả thông
thường là phản ứng bằng những hành vi sai trái hoặc hành vi vi phạm pháp luật.

Khi Tham gia vào các nhóm quy chiếu các em thường tuân theo nhưng quy định do
nhóm quy chiếu đề ra để khẳng định giá trị của mình theo những quy chuẩn của nhóm.
Tác động của nhóm này đối với các em là rất lớn. Ở độ tuổi này nhu cầu tự khẳng định
bản thân của các em rất lớn vì vậy nếu tham gia vào các nhóm bạn bè xấu các em sẽ dễ
dàng bị lôi kéo, lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Đó cũng là lí do giải thích vì sao
tình trạng phạm tội ở trẻ vị thành niiênngày càng táo bạo và liều lĩnh.
IV. TÀN DƯ XÃ HỘI CŨ:
Đất nước ta vừa trải vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh lâu dài và đang chuyển sang cơ
chế thị trường nên gập phải những Khó khăn. Dù chế độ xã hội cũ đã và đang được xóa
bỏ để tiến lên chế độ xã hội mới tuy nhiên những tàn dư của xã hội cũ như tâm lý tư hữu,
lối sống tham lam, lối sống ích kỷ, vô tổ chức, coi thường pháp luật. Số liệu thống kê
khoảng 10 năm trở lại đây (từ 2002 đến 2011) cho thấy tình trạng tham nhũng ở nước ta
ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong xã hội ta hiện nay, việc “bôi trơn”, quà cáp, đã trở
thành một thói quen có tính “quy luật” mà hầu như ai cũng ít nhất một lần nghĩ đến và
thực hiện để được thiên vị, ưu tiên, “thuận buồn xuôi gió”. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta
đã ban hành nhiều văn bản về phòng, chống tham nhũng, nhưng cho đến nay vẫn chưa
đẩy lùi được tham nhũng.
Những tàn dư thuộc về tư tưởng, văn hóa, lối sống như lối tư duy trọng nam khinh nữ,
tính gia trưởng,…,các tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan dẫn đến việc con
người nghi kị lẫn nhau tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng… đã và đang trở thành những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hình thành các hành vi tội phạm.Theo thông tin của
Viện Chiến lược và chính sách y tế thì 60% số vụ bạo hành gia đình có nguyên nhân trực
tiếp từ rượu, bia. Trên thực tế, rất nhiều người (chủ yếu là nam giới) chỉ có hành vi bạo
hành với vợ, con sau khi đã say rượu bia.
Sự chống phá của các thế lực thù địch trên mọi mặt của đời sống xã hội làm cho tình

hình tội phạm phát triển.Các thế lực thù địch sử dụng chiến lược diễn biến hòa bình, sử
dụng các phương tiện truyền thông đại chúng… tung tin đồn nhảm, kích động người dân
chống lại đảng và nhà nước. Chúng không chỉ lợi dụng các bất ổn về chính trị để chống
12
phá đảng và nhà nước mà còn nhầm mục đích gây mất ổn định xã hội để chiếm đoạt tài
sản của nhân dân. Lợi dụng vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên biển Đông
các tổ chức phản động đã kích động người dân biểu tình gây mất an ninh xã hội, chống
phá đảng cộng sản Việt Nam…Qua điều tra, Công an TP HCM xác định, tổ chức Việt
Tân (một tổ chức có mục tiêu lật đổ chính quyền Việt Nam) đã lợi dụng tình hình, kích
động các phần tử xấu, lôi kéo hàng trăm người dân, công nhân đập phá các doanh nghiệp
tại Khu công nghiệp, chế xuất.
V. ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI:
Sự xuất hiện của các nền văn hóa mới cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
gia tăng hành vi phạm tội. Tiêu biểu là ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, nền kinh tế thị
trường và khủng hoảng kinh tế.
Chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc từ chế độ tư hữu, là sự đối lập giữa lợi ích cá nhân
với lợi ích xã hội, đặt quyền lợi của cá nhân lên trên quyền lợi tập thể. Những người theo
chủ nghĩa này chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Chính vì vậy,
dễ thúc đẩy người ta thực hiện hành vi phạm tội khi mục tiêu của người đó đối lập với
đạo đức và pháp luật. Một người vì mục đích muốn có nhiều tiền một cách nhanh chóng
có thể đồng ý tiếp tay cho buôn lậu ma túy.
Nền kinh tế thị trường giúp thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh nhưng cũng kèm theo
nhiều hệ lụy. Trong đó phải kể đến sự chênh lệch lớn trong trình độ phát triển giữa thành
thị và nông thôn, sự chênh lệch giàu nghèo. “Bần cùng sinh đạo tặc” – trong khi những
người giàu rất giàu thì cũng tồn tại những người nghèo rất nghèo và điều đó dễ dẫn họ
đến phạm pháp. Trong khi đó, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn dẫn đến sự di cư
từ nông thôn ra thành thị (3,4 triệu người di cư năm 2009). Và theo đó là các tội phạm dễ
dàng nhập cư vào tỉnh thành khác để trốn nã khi phạm tội. Thêm vào đó tính chất cạnh
tranh của nền kinh tế dẫn đến gian lận trong thương mại, vi phạm bản quyền, tham
nhũng, hàng giả hàng lậu ngày càng nhiều. Có thể nói nền kinh tế thị trường là mảnh đất

tốt cho các tệ nạn xã hội phát triển. Các tệ nạn xã hội đã và đang là nguyên nhân dẫn đến
sự phát sinh tồn tại và phát triển của tình hình tội phạm.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế khiến hàng loạt các công ty sụp đổ, các nền kinh tế
lớn nhỏ chao đảo, hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp và ngay cả với những người
có cơ may giữ được công việc thì cuộc sống cũng thật khó khăn khi lạm phát không có
dấu hiệu ngừng lại. Với tình cảnh thiếu thốn như vậy thì tỷ lệ phạm tội cũng tăng cao. Ví
dụ: Do khủng hoảng kinh tế kéo dài nên hiện nay ngư dân Venezuela sống ở vùng biên
giới phải buôn lậu cá sang Colombia để kiếm sống.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại con người ngày càng được tiếp
cận nhiều hơn với các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh những lợi ích mà con
13
người có được thì việc không kiểm soát được các chương trình truyền thông tiêu cực
mang tính bạo lực, đồi trụy đã và đang trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến
sự gia tăng của các loại tội phạm hiện nay. Theo “Alfred Hitchcock, ông vua phim kinh dị
Hollywood, từng tuyên bố: “Truyền hình đã mang những vụ án mạng trở lại các gia đình
- nơi đã sản sinh ra nó”. Trong vòng hơn 50 năm qua, người ta đã tiến hành nhiều nghiên
cứu về mối liên hệ giữa tội ác, và truyền hình. Đa số các nghiên cứu đều khẳng định xem
quá nhiều các hình ảnh bạo lực chính là kích thích bạo lực. Một khảo sát trên 208 tù nhân
cho biết: có 9 trên 10 tên thừa nhận chúng đã học được các mánh khóe phạm tội qua các
chương trình tội phạm trên truyền hình: 4 trên 10 tên trả lời chúng đã thực hiện y chang
một tội ác đã nhìn thấy trên truyền hình. Trong các sản phẩm truyền hình thì những bộ
phim bị chỉ trích nặng nề nhất như bộ phim từng được trao giải Oscar của Viện Hàn Lâm
Khoa Học Điện Ảnh Mỹ: Người Săn Hươu (1972) bị kết luận là có liên quan đến 43 cái
chết trong những hoàn cảnh tương tự trong phim. Thêm một điều đáng lo ngại bởi người
dân dường như không mấy chú ý đến hiệu ứng xấu của truyền hình. Chỉ có 57% số người
được hỏi cho rằng những hình ảnh bạo lực trên các phương tiện truyền thông là tác nhân
quan trọng trong các cảnh bạo lực trong đời thực.
Ngoài ra việc mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế tạo điều kiện để nước ta có dịp giao
lưu và hợp tác với các nước trên thế giới…. bên cạnh những thành tựu to lón mà ta đạt
được thì việc học tập thiếu chọn lọc nền văn hóa nước ngoài đã gây ra những hệ lụy vô

cùng to lớn. Thể hiện rõ nhất ở việc một số thanh thiếu niên bắt chước lối sống ăn hơi
đua đòi theo thời, theo ‘mốt’ đã góp phần làm tăng các tệ nạn xã hội: mại dâm, hút chích
… làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng phạm tội ở thanh thiếu niên hiện nay.
Khoa học kỹ thuật phát triển mang lại những mặt mạnh và những hạn chế của nó.
Khoa học phát triển con người cuốn theo lối sống công nghiệp hóa, sống nhanh, sống vội
đã dần trở nên phổ biến… Con người trở nên vị kỷ cô lập thiếu kiềm chế bản thân dễ dẫn
đến hành vi với những người xung quanh. Thực tế xã hội hiện nay đã chứng kiến không ít
hành vi phạm tội bắt nguồn từ những mâu thuẫn nhỏ nhưng va quẹt xe trên đường hay vô
tình giẫm phải chân nhau… nhưng do không kiềm chế được bản thân nên nhiều đối
tượng đã ra tay giết người.
Mở rộng quan hệ hợp tác tạo điều kiện để nước ta hợp tác cùng phát triển với các
nước trên thế giới. Đó là dịp để nước ta tiếp xúc với nền văn hóa trên thế giới tuy nhiên
việc học hỏi thiếu chọn lọc, cùng với sự quản lý thiếu chặt chẽ của cơ quan nhà nước đã
và đang trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tình trạng phạm tội
hiện nay trên nước ta.
14
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN TÂM
LÝ XÃ HỘI DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG TỘI PHẠM:
Nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện tâm lý xã hội dẫn đến tình trạng phạm tội có ý
nghĩa đặt biệt quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Hiểu biết
nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội góp phần tạo điều kiện thuận lợi để
ngăn chặn các điều kiện dẫn đến lệch lạc trong tâm lý cá nhân và các điều kiện tác động
đến cá nhân làm nảy sinh ý định phạm tội. Từ đó có thể đề ra những biện pháp giáo dục
hợp lý để nâng cao ý thức công dân hạn chế các nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội
góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện tâm lý xã hội dẫn đến tình trạng phạm tội có ý
nghĩa quan ttrọng trong việc hoạch định các chính sách kinh tế, xã hội trước mắt và lâu
dài. Nó có ý nghĩa đặt biệt trong xây dựng các chính sách pháp luật nói chung và các
chính sách hình sự nói riêng.Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện là cơ sở để xây
dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm một cách khoa học và hiệu quả.

Là cơ sở lý luận tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền giáo dục ý thức người
dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Giúp người dân hiểu biết và tích cực tham gia
phòng tránh, ngăn chặn các nguyên nhân dẫn đến hành vi tội phạm.
15
Nguồn Tham Khảo:
1. Giáo trình tội phạm học_NXB công an nhân dân_ trường đại học luật.
2. Sách: Tâm lý học Pháp Lý_ NXB ĐHQG Hà Nội_ Nguyễn Hồi Loan- Đặng
Thanh Nga.
3. Sách: Tâm lý học tư Pháp_ NXB chính trị_hành chính Hà Nội_Chu Liên Anh-
Dương Thị Loan.
4. Đề cương bài giảng tâm lý học pháp luật_ PGS. TS Tạ Quốc Trị.
5. Rượu bia và hệ lụy: Câu chuyện từ gia đình đến pháp đình _
/>6. Thực chất nguyên nhân của tham nhũng và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam_

7. Công an TP HCM: Việt Tân kích động gây rối trong biểu tình_
/>16