Nguyên nhan gaay ra căn bệnh hà lan là gì năm 2024

Căn bệnh Hà Lan là một hiện tượng thường xảy ra ở các nước đang phát triển mà ở

đó việc khai thác tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu thường hủy hoại sự phát triển

của khu vực sản xuất. Nguyên nhân chính là do các nguồn lực từ tài nguyên đã làm

giảm tỷ giá hối đoái thực (tăng giá ngoại tệ) và từ đó làm cho khu vực sản xuất trở

nên kém cạnh tranh hơn. Ban đầu căn bệnh Hà Lan chỉ đề cập tới việc khai thác tài

nguyên nhưng sau này nó đề cập tới mọi nguồn thu ngoại tệ khổng lồ, bao gồm cả

việc tăng giá hàng xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài. Căn bệnh Hà Lan được hai

nhà kinh tế học người Úc là Max Corden và Peter Neary phân tích lần đầu tiên vào

năm 1982.

II. Nguồn gốc Căn bệnh Hà Lan

Trong suốt thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 1960, Hà

Lan đã đạt được sự thành công đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực, nạn lạm phát ít

khi vượt quá 3% một năm. Tốc độ tăng GNP thường trên 5% và nạn thất nghiệp

dao động xung quanh tỉ lệ 1%. Bí quyết của những thành công này là ở chỗ khu

vực xuất khẩu truyền thống của nước nay có sức cạnh tranh mạnh so với những đối

thủ của mình trên toàn thế giới, như sản phẩm nông nghiệp và hàng điện tử.

ào những năm 1960, trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện một

nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn ở vùng biển Bắc. Chính phủ Hà Lan đã quyết

định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này, từ năm 1973 đến năm 1978 Hà

Lan xuất khẩu một lượng khí đốt lớn làm tăng 10% tổng giá trị kim ngạch xuất

khẩu và tăng 4% GNP. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên,

Hà Lan có thêm một khoản trời cho (Winfall) rất lớn. Xuất khẩu đã tăng vọt sau

khi Hà Lan quyết định bán đi nguồn tài nguyên này. Lượng lớn ngoại tệ đã về với

Hà Lan sau những lô hàng đầu tiên. Tuy nhiên, điều này lại khiến đồng Guilder

(nội tệ Hà Lan khi đó) mạnh lên. Hà Lan buộc phải giữ mức lãi suất thấp nhằm kìm hãm sự

tăng giá quá nhanh của đồng nội tệ. Đồng thời, Chính phủ Hà Lan cũng tăng đầu tư vào nhiều lĩnh vực

để vực dậy các ngành sản xuất. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào

nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hoá phi ngoại thương không có sức

cạnh tranh thay vì tiếp tục tập trung đầu tư cho nông nghiệp và điện tử… Nhưng

khi nguồn khí đốt được khai thác hết, nguồn tiền không đủ để đáp ứng những nhu

cầu chi tiêu của quốc gia, cầu trong nước giảm, đồng thời nền kinh tế Hà Lan gặp

nhiều khó khăn như lạm phát tăng, xuất khẩu các ngành sản xuất truyền thống như

sản phẩm nông nghiệp và hàng điện tử giảm sút, chi phí sản xuất trong nước tăng

lên, đồng đôla trên thị trường trong nước bị sụt giá, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thấp,

tỷ lệ thất nghiệp tăng… Những điều này làm cho tỉ lệ lạm phát tăng từ 2% năm

1970 lên 10% năm 1975 và tốc độ tăng GNP giảm từ 5% xuống còn 1%. Điều này

làm cho nền kinh tế Hà Lan trì trệ và để lại những hậu quả nặng nề. Bằng những

chính sách hợp lý, chính phủ Hà Lan đã vực dậy và đưa nền kinh tế đi lên. Thuật

ngữ “ căn bệnh Hà Lan”được The Economist đặt ra vào năm 1977 để miêu tả sự

suy giảm của khu vực chế tạo của Hà Lan khi nước này đẩy mạnh xuất khẩu khí

Bệnh Alzheimer âm thầm tấn công khiến bệnh nhân không thể nhận thức được những thay đổi trong suy nghĩ và hành vi của mình. Sự thông cảm, thấu hiểu, tận tình chăm sóc của người thân trong gia đình sẽ giúp họ không cảm thấy cô đơn và quá trình phát triển của bệnh cũng sẽ chậm hơn rất nhiều.

[Cafef - 30/3/2017 - TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Lê Xuân Nghĩa] TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (thành viên Liên minh Nông nghiệp) cho rằng ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có thể đang mắc “căn bệnh Hà Lan”. Thực tế, ngành nông nghiệp vẫn đang loay hoay tìm hướng phát triển, dù một số mặt hàng có sản lượng đứng đầu thế giới.

“Căn bệnh Hà Lan” là gì?

Năm 1959, Hà Lan phát hiện ra mỏ khí thiên nhiên có trữ lượng lớn. Xuất khẩu đã tăng vọt sau khi Hà Lan quyết định bán đi nguồn tài nguyên này. Lượng lớn ngoại tệ đã về với Hà Lan sau những lô hàng đầu tiên. Tuy nhiên, điều này lại khiến đồng Guilder (nội tệ Hà Lan khi đó) mạnh lên. Các lĩnh vực khác của nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Đầu tư doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng.

Hà Lan buộc phải giữ mức lãi suất thấp nhằm kìm hãm sự tăng giá quá nhanh của đồng nội tệ. Đồng thời, Chính phủ Hà Lan cũng tăng đầu tư vào nhiều lĩnh vực để vực dậy các ngành sản xuất. Nhưng Chính phủ Hà Lan đã không sử dụng tốt nguồn tiền thu về. Nhiều lĩnh vực đầu tư kém hiệu quả vẫn liên tục được rót vốn. Hệ quả là khu vực chế tạo bị suy giảm nặng nề, nhiều nhà đầu tư rời bỏ Hà Lan, hạn chế tiềm năng kinh tế trong tương lai.

Thuật ngữ “căn bệnh Hà Lan” được đặt ra năm 1977. Đó là tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làm suy giảm ngành công nghiệp chế tạo - một hiện tượng giảm công nghiệp hóa. Đôi khi, thuật ngữ “căn bệnh Hà Lan” được dùng để chỉ nguy cơ xảy ra khi sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài dẫn tới suy giảm của nguồn lực trong nước.

Việt Nam có thể đang mắc “căn bệnh Hà Lan”

Nhiều dấu hỏi về “căn bệnh Hà Lan” đã được đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn, kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong bài viết “Kinh tế Việt Nam vì đâu nên nỗi?” đăng trên Vneconomy năm 2013, ông Huỳnh Thế Du, giảng viên chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã cho rằng Việt Nam bị nhiễm “căn bệnh Hà Lan”.

Trong khi dòng vốn FDI ồ ạt đổ vào nền kinh tế Việt Nam, thì khu vực trong nước đã từ bỏ việc tận dụng lợi thế để tập trung sản xuất kinh doanh và chuyển sang đầu cơ tài sản. Theo ông Huỳnh Thế Du, chính "căn bệnh Hà Lan" đã làm tổn hại nghiêm trọng sức cạnh tranh của khu vực sản xuất, hơn 50 ngàn doanh nghiệp phá sản trong năm 2012.

Mới đây, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia - TS Lê Xuân Nghĩa đã bày tỏ quan điểm từ bỏ giấc mơ “cường quốc công nghiệp”. Theo ông Nghĩa, Việt Nam nên có định hướng để trở thành một cường quốc về du lịch, nông phẩm và nông phẩm chế biến. Bởi vì, thắng cảnh và nông sản nhiệt đới vẫn là lợi thế lâu nay của Việt Nam được bạn bè quốc tế công nhận.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (thành viên Liên minh Nông nghiệp) cho rằng ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có thể đang mắc “căn bệnh Hà Lan”. Thực tế, ngành nông nghiệp vẫn đang loay hoay tìm hướng phát triển, dù một số mặt hàng có sản lượng đứng đầu thế giới.

“Sự màu mỡ hàng trăm năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long đã cứu dân tộc mình khỏi đói khổ. Nhưng nó cũng là một lời nguyền của những nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Những nơi có quá nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi thì không thể phát triển được các tố chất khác của con người về trí óc, kỹ năng” – ông Thành nói.

Người Anh, người Nhật hay người Do Thái không có tài nguyên nên họ buộc phải phát triển chính bản thân mình. Nếu mỗi người chúng ta nhẹ nhàng cải tạo theo hướng nâng cao trí tuệ ngay từ bây giờ, ông Thành nghĩ rằng Việt Nam cũng sẽ không đến nỗi kém trong tương lai.