Nguyên nhân trần thạch cao bị thủng lỗ

Trần thạch cao được sử dụng cho hầu hết các công trình xây dựng. Hiện tượng nứt, sập trần thạch cao đôi khi vẫn xảy ra, vừa gây nguy hiểm cho người sử dụng, vừa tốn kém tài sản, vừa khiến gia chủ thấp thỏm, không thoải mái khi sống dưới trần thạch cao ko đảm bảo về chất lượng. Hôm nay, Vietnamarch xin chia sẻ 9 nguyên nhân dẫn đến nứt gãy, sập trần thạch cao và cách kiểm soát tốt trong quá trình thiết kế và thi công trần thạch cao:

Xem thêm: Quy trình thi công trần thạch cao / Báo giá thi công trần thạch cao.

Nội dung bài viết

  • 1. Thi công khung xương không theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.
  • 2. Sử dụng vật liệu không tương đồng.
  • 3. Thi công xử lý mối nối không theo tiêu chuẩn.
  • 4. Nhiệt độ, Chống nóng kém hoặc không chống nóng.
  • 5. Gió lùa
  • 6. Nước
  • 7. Động vật chạy nhẩy.
  • 8. Kinh nghiệm và tay nghề thợ thi công.
  • 9. Ăn bớt vật liệu.

1. Thi công khung xương không theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.

Không phải đội thợ thi công trần thạch cao nào cũng làm đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Đa số các đơn vị thi công đều nắm rõ tiêu chuẩn kỹ thuật, tuy nhiên do nhận thức, văn hóa, thói quen tắt mắt, làm ăn không trung thực kết hợp với chủ nhà không tập trung giám sát hoặc không nắm rõ tiêu chuẩn, 

Nguyên nhân trần thạch cao bị thủng lỗ

Theo nhà sản xuất khung xương, tiêu chuẩn về khoảng cách bố trí các cấu kiện tran thach cao được công bố như sau:

– Khoảng cách thanh xương cá (thanh chịu lực chính): 800mm đến 1200mm 

– Khoảng cách thanh U gai (thanh truyền lực xuống tấm và bắt tấm): 406mm

– Khoảng cách ty treo, thanh treo toàn bộ trần thạch cao: 800mm đến 1200mm.

Trong quá trình thiết kế sản phẩm, nhà sản xuất đã tính toán đến các khả năng chịu lực, các yếu tố tác động để hệ trần hoạt động bình thường trong phạm vi tiêu chuẩn lắp dựng trần thạch cao. 

* Nếu không tìm hiểu và giám sát đúng tiêu chuẩn, một số đội thợ thạch cao sẽ nới rộng khoảng cách khung xương không theo tiêu chuẩn nhằm ăn bớt vật tư công trình. Khoảng cách xương khi đó sẽ xa, đồng nghĩa với khả năng võng trần xảy ra càng cao. 

* Trường hợp chủ đầu tư muốn thu hẹp khoảng cách khung xương mà không nắm tiêu chuẩn, dẫn đến tấm thạch cao khi vít bắt vào khung xương bị gông quá chặt bởi mật độ điểm bắn vít dầy đặc cũng là nguyên nhân gây nứt vỡ, cong vênh trần thạch cao. 

2. Sử dụng vật liệu không tương đồng.

– Sử dụng nhiều loại tấm khác nhau trên cùng 1 bề mặt trần, Mỗi loại tấm có một độ co giãn vì nhiệt khác nhau.

– Sử dụng bột xử lý mối nối không cùng gốc với tấm thạch cao, sử dụng bột bả làm bột trét…v..v..

– Sử dụng thanh V góc hoặc dây thép D4 thay cho ty treo.

Vật liệu không tương đồng, tương thích dễ sinh nứt khi thay đổi nhiệt độ. Sử dụng vật tư không đúng vị trí thiết kế cấu tạo, làm sai lệch về phương pháp chịu lực, dẫn đến khả năng nứt sập khi có sự cố trong quá trình sử dụng. 

3. Thi công xử lý mối nối không theo tiêu chuẩn.

Một mối nối gồm có băng lưới và bột trét, Băng lưới đóng vai trò như cốt thép, bột trét đóng vai trò như bê tông. Thiếu băng lưới, mối nối sẽ dễ dòn vỡ, Thiếu bột trét hoặc dùng bột bả thay bột trét mối nối sẽ không đủ cường độ sẽ làm nứt trần thạch cao theo vết tiếp giáp các tấm thạch cao

Nguyên nhân trần thạch cao bị thủng lỗ

Nguyên nhân gây sập trần thạch cao

Điều này thường hay xảy ra đối với các đơn vị thi công trần thạch cao làm ăn dối trá hoặc tay nghề kém hoặc ít kinh nghiệm. Chính vi vậy, để kiểm soát tốt rủi ro, khách hàng cũng nên tìm hiểu rõ về quy trình thi công trần thạch cao, vật tư sử dụng cho trần thạch cao để tránh nhận được sản phẩm kém chất lượng.

Nguyên nhân trần thạch cao bị thủng lỗ

Xem thêm –> Quy trinh thi cong tran thach cao tối ưu – Khoa học nhất

4. Nhiệt độ, Chống nóng kém hoặc không chống nóng.

Tấm trần sẽ cong khi có sự chênh lệch nhiệt độ đủ lớn giữa 2 mặt, và sẽ tạo ra vết nứt, phá hủy trần thạch cao. Trường hợp này thường xảy ra tại vị trí các tầng áp mái hoặc trần dưới mái tôn. Khi trời nóng lên, nhiệt độ phía trên tấm sẽ nóng, nhiệt độ phía dưới mát, điều này khiến tấm trần cong vênh, dễ phá hủy liên kết với vít và khả năng sập trần rất cao.. Trong trường hợp này bắt buộc phải có phương án chống nóng, chống dột cho trần.

5. Gió lùa

Khi gió lùa mạnh vào không gian có trần thạch cao (bên trên hoặc bên dưới trần) đều khiến trần giao động lên hoặc xuống. Đa số công trình liên quan đến trần thạch cao khi thiết kế chỉ tính đến việc chịu lực treo trần (trọng lực của trần), tuy nhiên trong 1 số trường hợp trần bị gió lùa tốc ngược lên trên. Khi đó toàn bộ hệ dây treo trần, tender (tăng đơ) gần như không có tác dụng chống trần theo phương đẩy trần lên. Trường hợp này kết cấu chịu lực của trần sẽ bị phá hủy (đặc biệt là với hệ trần sử dụng dây treo và tender), Vì vậy khả năng sập trần là rất cao. Đây là điều mà các chủ đầu tư cần đặc biệt lưu tâm để đảm bảo tính bền cho trần. 

Nguyên nhân trần thạch cao bị thủng lỗ

Lưu ý:

Kiến trúc sư nên tính toán đến các yếu tố bất thường khác để đảm bảo sự vững chắc cho công trình đặc biệt là sự an toàn của người ở trong nhà.

Luôn chú ý sử dụng đúng vật liệu tiêu chuẩn, đồng bộ theo nhà sản xuất khuyến cáo.

6. Nước

Độ ẩm không khí, dò rỉ nước từ hệ thống kỹ thuật, mái dột từ trên xuống…v…v… là nguyên nhân làm tấm thạch cao dễ bị bở bục, các vị trí bắt vít rỉ mục, trọng lượng của tần tăng và có thể sập bất cứ lúc nào, đặc biệt đối với khí hậu ẩm tại Việt Nam và khi vào mùa mưa. Khi tính toán sử dụng trần thạch cao, Bạn nên đánh giá kỹ hiện trạng và khắc phục triệt để những nguồn gây ẩm, dột…

7. Động vật chạy nhẩy.

Mèo, chuột, chim chóc chú nghụ trên trần thạch cao, chạy nhảy, tha lôi rác, xú uế…v.v… cũng là nguyên nhân gây hỏng trần thạch cao. Đây là vấn đề rất khó chịu cho người sử dụng khi phải sống dưới một khoảng trần như vậy. Khi thi công, bạn phải tính toán để hạn chế tối đa các loài động vật chú ngụ. Sử dụng lưới thép ngăn các lỗ thoàng là một giải pháp đúng đắn cho vấn đề này. 

8. Kinh nghiệm và tay nghề thợ thi công.

Nguyên nhân trần thạch cao bị thủng lỗ

Kinh nghiệm, tay nghề của thợ thi công cũng là yếu tố lớn, bắt vít không đúng vị trí, khoan bắt vít không trúng khung xương, làm việc thiếu quy trình, dẫn đến việc kiểm soát chất lượng kém, các khâu nghiệm thu không có dẫn đến chất lượng hoàn thiện trần kém và nguy cơ nứt sập. Bạn cần tìm hiểu kỹ và tìm ra đơn vị thi công trần thạch cao có kinh nghiệm, có tay nghề cao để đảm bảo công trình của bạn được hoàn thiện đúng thời hạn với chất lượng tốt. Không nên vì ham rẻ dẫn đến việc các đội thợ tiết kiệm, ăn bớt vật liệu, cắt bớt quy trình dễ dẫn đến nguy cơ trần kém chất lượng.

Vietnamarch tự hào là đơn vị có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công trần thạch cao, được các khách hàng tại rất nhiều các tỉnh thành tin tưởng và khen ngợi như ở  Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên… và rất nhiều các tỉnh thành khác trên toàn quốc. 

9. Ăn bớt vật liệu.

Các đội thợ thiếu văn hóa sẽ luôn tìm cách bớt xén vật liệu, đánh tráo vật liệu loại 2 loại 3 hoặc thương hiệu giá rẻ hơn để đưa vào công trình, Làm giảm chất lượng công trình dẫn đến nguy cơ nứt, sập trong quá trình sử dụng. Cần có sự theo dõi chặt chẽ trong quá trình thi công hoặc tìm kiếm một đơn vị uy tín để giao công trình. 

Nguyên nhân trần thạch cao bị thủng lỗ

Thi công trần thạch cao chất lượng LH: 0904.183.097

Bằng kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn của mình, Vietnamarch tổng hợp những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trần thạch cao. Bạn nên tham khảo kỹ để tránh được tối đa những rủi ro về sau.

Chúc Bạn luôn An yên – Vui khỏe với cuộc sống

Để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến trần thạch cao, Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH VIETNAMARCH

Địa chỉ: Số 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Website: www.vietnamarch.com.vn

Email:

Hotline: 0918.248.297 – 0904.183.097

Lượt xem: 782