Nguyên nhân trẻ bị dị ứng mẩn đỏ

09/12/2017 Tác giả: 2.112 lượt xem

Da trẻ còn non, sức đề kháng còn yếu khiến trẻ dễ bị dị ứng với nhiều yếu tố tác động bên ngoài hoặc thực phẩm lạ. Vậy khi bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ phải làm sao?

  • 1. Trẻ dễ bị dị ứng – nguyên nhân do đâu?
  • 2. Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ phải làm sao?
  • 3. Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng nổi mẩn

1. Trẻ dễ bị dị ứng – nguyên nhân do đâu?

Trẻ em còn dễ bị dị ứng hơn người lớn, nguyên nhân là do:

Do làn da của trẻ còn quá non, da mềm, mỏng và rất nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài môi trường.

Dị ứng ở trẻ em còn do yếu tố làn da cơ địa di truyền từ bố hoặc mẹ. Tuy da trẻ đều là da nhạy cảm nhưng có rất nhiều trẻ dễ bị dị ứng hơn những trẻ khác do cấu trúc làn da của trẻ có sự khác biệt.

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng mẩn đỏ

Bé dễ bị dị ứng do sức đề kháng yếu và da non

Hơn nữa, trẻ bị dị ứng dễ dàng hơn là do sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và phát triển để thích nghi với môi trường sống có nhiều biến đổi.

2. Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ phải làm sao?

Cho dù nguyên nhân dị ứng ở trẻ nhỏ là do thời tiết hay do dị ứng thực phẩm thì việc đầu tiên cần làm cũng là loại bỏ hoặc tránh xa những yếu tố có thể gây dị ứng ở trẻ.

Nếu trẻ bị dị ứng do thời tiết thì cần phải giữ ấm cho trẻ, không cho trẻ ra ngoài trời gió, lạnh. Việc được ủ ấm trong chăn hay máy sưởi vào mùa đông cũng sẽ khiến những nốt mẩn đỏ trên da từ từ lặn đi.

Nếu trẻ bị dị ứng do thực phẩm cần phải lập tức tăng cường kháng thể, men tiêu hóa và một số loại thuốc hỗ trợ điều trị cần thiết. Sẽ phải đến bệnh viện nếu trong trường hợp khẩn cấp

Sử dụng những loại thuốc có liều lượng nhẹ chống dị ứng hoặc tiêm kháng sinh giúp những mụn mẩn ngứa trên da trẻ tự lặn. Một số loại thuốc bôi ngoài có thể làm giảm ngứa, dịu da trẻ khi trẻ bị dị ứng gây nên tình trạng rát, sưng, viêm nhiễm. Tuy nhiên, những loại thuốc này, cha mẹ đều cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống hoặc bôi lên da trẻ. Nếu trẻ gặp những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, cha mẹ cần ngừng thuốc và báo với bác sĩ chuyên khoa để thay đổi thuốc phù hợp.

3. Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng nổi mẩn

Để tránh nguy cơ trẻ bị dị ứng, nổi mẩn, cha mẹ cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ:

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng mẩn đỏ

Bé bị dị ứng mẹ cần có cách chăm sóc đúng để không làm tổn thương da của bé và sức khỏe bé nhanh hồi phục

Cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu

Khi trẻ ăn dặm nên lưu ý những loại thực phẩm dễ gây dị ứng. hạn chế cho trẻ ăn hải sản. Dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ là cung cấp từ tinh bột và chất xơ. Có thể bổ sung một chút thịt bò hoặc thịt lợn khi trẻ lớn hơn.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn sẵn đã qua chế biến và tẩm ướp

Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dị ứng với loại thức ăn nào hãy lập tức cho chúng ra ngoài thực đơn của trẻ.

Không cho trẻ ăn mặc phong phanh và ra ngoài trời khi trở gió hoặc vào mùa đông.

Nuôi và chăm sóc con trẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các bậc phụ huynh. Nhất là đối với các bé có cơ địa nhạy cảm, dễ mắc bệnh thì mỗi đợt thời tiết thay đổi cha mẹ lại phải chật vật khi trẻ bị dị ứng thời tiết. Vậy dị ứng thời tiết ở trẻ em là gì và cách xử lý, phòng ngừa ra sao, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

17/01/2021 | Bật mí những cách chữa dị ứng thời tiết hiệu quả
12/01/2021 | Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: cách điều trị và phòng ngừa
07/01/2021 | Tìm hiểu về tình trạng dị ứng nổi mề đay

1. Dị ứng thời tiết ở trẻ em là hiện tượng gì

Dị ứng thời tiết là một loại phản ứng đối với những thay đổi của thời tiết, thường gặp ở nhiều độ tuổi. Nhưng đặc biệt dễ mắc nhất ở trẻ em có cơ địa yếu. Trẻ bị dị ứng thời tiết thường hay có các biểu hiện như quấy khóc, bỏ ăn, ngứa da về đêm, nóng rát như các loại dị ứng thông thường.

Nhiệt độ ngoài trời thay đổi đột ngột là một trong những nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như cơ thể phản ứng quá mức với nhiệt độ và độ ẩm làm sản sinh các chất dị ứng. Dị ứng thời tiết ở trẻ em gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của trẻ cũng như gia đình, vì thế, cần nhận biết và khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng mẩn đỏ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ vì dị ứng thời tiết

2. Dấu hiệu nhận biết bé yêu đang bị dị ứng thời tiết

Không phải tất cả các trường hợp dị ứng đều do tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Ngay cả khi trẻ ở trong phòng điều hòa cũng có thể gặp phải. Sự co giãn của da phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường tăng giảm, sự thay đổi thất thường của thời tiết cùng với những phản ứng của da làm cho da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Cần phát hiện sớm những biểu hiện của trẻ bị dị ứng thời tiết sau để kịp thời xử lý.

Phát ban trên da

Nốt sần, tròn hoặc như vết muỗi đốt, sưng đỏ, ấn vào có cảm giác căng, mọc ở các vùng da ít được che chắn như cổ, tay, chân, mặt hoặc toàn thân. Ngứa ngáy khó chịu ở vết sưng đỏ, ngứa tăng lên khi gãi, nóng rát.

Bị viêm mũi dị ứng

Đây là tình trạng chung của các loại dị ứng. Trẻ dị ứng với thời tiết thường có các biểu hiện hắt hơi, nhiều dịch mũi ở hốc mũi làm trẻ khó thở rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm.

Sốt 

Ở một số trẻ do sức đề kháng yếu và sự nhảy cảm với môi trường còn có hiện tượng sốt.

Dị ứng trên da

Trẻ bị dị ứng với thời tiết ngoài dấu hiệu phát ban dễ dàng nhận thấy thì còn có các biểu hiện khác đi kèm như: da khô nứt, có hiện tượng tróc vảy, da đỏ hơn bình thường, có thể ửng hồng hoặc sưng tấy.

Chán ăn, mất tập trung

Những phản ứng với thời tiết trên cơ thể bé ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, vui chơi của trẻ. Các nốt ngứa ngáy thậm chí là đau rát trên da khiến trẻ buồn chán, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng và lười ăn.

Phát mề đay cấp tính

Đây là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất. Biểu hiện cụ thể là nổi mẩn toàn cơ thể, hoặc cũng có thể nổi thành từng đám phù có màu hồng, kèm cảm giác ngứa dữ dội.

3. Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ em phổ biến nhất

Dị ứng thời tiết ở trẻ em được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó, hai nguyên nhân chủ yếu là do môi trường không đảm bảo và do sức đề kháng của trẻ yếu. Bên cạnh đó còn các yếu tố nguy cơ khác như:

  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm cho hệ miễn dịch tạo ra kháng thể lgE để đối kháng lại các yếu tố kích thích tư môi trường. Tuy nhiên lgE trong huyết thanh tăng nhanh làm cho tế bào mast giải phóng histamin tăng vọt, gây ra các triệu chứng dị ứng.

  • Tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc.

  • Nhiệt độ môi trường có sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột.

  • Độ ẩm xuống thấp làm da khô nứt.

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng mẩn đỏ

Môi trường thay đổi làm cho cơ thể nhạy cảm của bé bị dị ứng

4. Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết theo lời khuyên của bác sĩ

Thông thường các dị ứng thời tiết ở trẻ em sẽ tự động hết nếu biết cách chăm sóc và vệ sinh. Ngược lại nếu không bảo vệ đúng cách, để trẻ gãi hoặc làm nhiễm trùng vết sưng tấy thì sẽ rất nghiêm trọng. Một số trường hợp, các bậc cha mẹ nên đưa con đi bác sĩ để an toàn hơn. Sau đây là một số biện pháp xử lý việc trẻ dị ứng thời tiết tại nhà.

  • Hạn chế cho trẻ ra khỏi nhà nếu bắt buộc đi thi phải che chắn cẩn thận để tránh tác động xấu của môi trường như gió độc, khói bụi,…

  • Quan sát trẻ, không cho trẻ gãi hay động tay vào vết mẩn ngứa để không làm nhiễm trùng vết thương bằng cách đeo bao tay.

  • Giữ thân thể và quần áo luôn sạch sẽ.

  • Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo, phấn hoa.

  • Thoa các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho da dị ứng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  • Tắm rửa hàng ngày với nước sạch, ấm, không ngâm mình và dùng khăn lau khô trước khi mặc quần áo.

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng mẩn đỏ

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

5. Dị ứng thời tiết ở trẻ có hậu quả gì

Dị ứng thời tiết ở trẻ em cũng giống như các loại dị ứng thông thường, chỉ cần chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ thì sẽ nhanh khỏi. Bệnh gây tổn thương da toàn thân không có ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe.

Tuy nhiên, ở một số bé có bệnh lý cơ địa thì các bậc phụ huynh cần để tâm hơn vì bệnh dễ phát triển và chuyển biến thành các dạng nặng hơn như:

  • Vùng da dị ứng lan rộng.

  • Viêm kết mạc dị ứng và viêm da cơ địa.

  • Quấy khóc nhiều, dẫn đến mệt và bỏ ăn, hao tổn sức khỏe.

  • Tăng mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch. Tạo điều kiện cho nhiều vấn đề xảy ra, nhất là các bệnh lý liên quan đến cơ địa.

6. Phòng tránh và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ dị ứng

Ông bà ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho nên thay vì lo lắng tìm cách chạy chữa khi con cái mắc bệnh thì hãy phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ bằng các biện pháp sau đây.

  • Uống nhiều nước, ăn uống điều độ, đủ chất, ăn nhiều hoa quả để tăng cường sức khỏe giảm nguy cơ dị ứng.

  • Tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp thực phẩm giàu vitamin C, probiotic, khoáng chất.

  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, hạn chế cho trẻ ra ngoài . 

  • Khuyến khích trẻ chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng mẩn đỏ

Cùng trẻ tập thể dục để nâng cao sức đề kháng

Trẻ bị dị ứng thời tiết là hiện tượng không hiếm gặp. Nếu kịp thời nhận biết thì sẽ dễ dàng khỏi bệnh, ngược lại, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, có thể để lại nhiều hậu quả to lớn. Cuối cùng, để chăm sóc tốt cho trẻ, cha mẹ hãy quan tâm, lắng nghe và chia sẻ những cảm nhận của con để có thể nhận biết sớm nhất những vấn đề bé yêu gặp phải. Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc.