Nhà nước áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi

Ngày 26/4/2022 Chỉnh phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021-2030.

Theo đó Nghị định nêu rõ điều kiện vay vốn và mức cho vay, thời hạn cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được quy định như sau:

Điều kiện vay vốn

Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Đối với hộ nghèo, cận nghèo:

Hộ nghèo, hộ cận nghèo đáp ứng điều kiện vay vốn theo chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo đang triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội, có tên trong danh sách thành viên tham gia chuỗi giá trị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay.

- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:

Được thành lập, hoạt động hợp pháp, có phương án sử dụng vốn vay để tham gia chuỗi giá trị và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận tham gia vào chuỗi giá trị.

Được Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia thẩm định phương án vay vốn trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Mức cho vay, thời hạn cho vay

- Mức cho vay, thời hạn cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia chuỗi giá trị theo Nghị định này áp dụng theo quy định hiện hành về chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Mức cho vay đối với doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị tối đa là 02 tỷ đồng/khách hàng, Thời hạn cho vay tối đa là 5 năm.

Nghị định số 28/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/4/2022, tải về

                                                                                      Mai Thành Minh

Một trong 17 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách huyện Đà Bắc tại xã Giáp Đắt giúp cho việc tiếp cận nguồn vốn vay chính sách của bà con nhân dân trở nên dễ dàng và thuận tiện. [Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN]

Sáng 18/5 tại Hội nghị trực tuyến về Triển khai các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ diễn ra ở Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết đã giải ngân trên 2.335 tỷ đồng vốn ưu đãi thực hiện các chương trình tín dụng theo Nghị quyết.

Cụ thể, theo báo cáo của ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng đã cho vay hỗ trợ tạo việc làm là 2.033 tỷ đồng với gần 40.000 khách hàng được vay vốn, giải quyết tạo việc làm cho trên 58.000 lao động; cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến gần 155 tỷ đồng với 14.500 khách hàng để mua 15.560 máy tính và thiết bị học trực tuyến.

Đồng thời cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là 140 tỷ đồng với 794 khách hàng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 là 7,6 tỷ đồng với 90 cơ sở được hỗ trợ.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của Ngân hàng Chính sách xã hội trong triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đã ban hành ngay Kế hoạch thực hiện trên toàn hệ thống và tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP trong tháng 2/2022.

Đối với 7 nhiệm vụ được Chính phủ phân công triển khai trong Chương trình, Ngân hàng Chính sách xã hội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc trình ban hành các văn bản hướng dẫn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để các chính sách sau khi được ban hành sớm triển khai trong thực tiễn.

[Hơn 2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn chính sách ưu đãi]

"Thực tế, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân đạt 2.190 tỷ đồng đến đối tượng thụ hưởng của 4 chính sách tín dụng chỉ sau thời gian chính sách ban hành được gần 1 tháng. Đồng thời, tiếp tục giải ngân các chương trình, chính sách tín dụng khác và đạt kết quả tích cực," Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Có thêm nguồn vốn vay chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình ông Lò Văn Giá ở xã Bản Cang, huyện Mường Ảng có điều kiện cải tạo hàng ngàn m2 vườn trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. [Ảnh: Trần Việt/TTXVN]

Để thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng cần xác định vai trò của tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước và là công cụ hữu hiệu trong việc điều phối các nguồn lực xây dựng phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo tại các địa phương.

Vì vậy, để các chính sách sớm được triển khai thực hiện trong thực tiễn theo tinh thần các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ.

Trước đó, ngày 30/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021-2025.

Nhằm triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng để hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 11/NQ-CP, Ngân hàng Chính sách xã hội đang phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tập trung huy động mọi nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Song song với đó, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Ngân hàng Chính sách xã hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai kịp thời cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương cho người lao động khi ngừng việc và sau khi phục hồi sản xuất.

Từ khi triển khai thực hiện đến kết thúc đợt giải ngân ngày 31/3/2022, 63 chi nhánh tỉnh, thành phố đã giải ngân cho 1.548 người sử dụng lao động với số tiền 4.787 tỷ đồng để trả lương cho 1.218.948 lượt người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn cả nước./.

Lê Phương [TTXVN/Vietnam+]

Ngày 19-7, UBND huyện Triệu Sơn đã tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4-10-2002 của Chính phủ.

Các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, Ngân hàng Chính sách Xã hội [NHCSXH] Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Triệu Sơn và các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

Qua 20 năm triển khai tín dụng chính sách theo Nghị định 78 của Chính phủ đã khẳng định được vai trò của chính sách tín dụng ưu đãi, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện Triệu Sơn.

Từ 2 chương trình tín dụng ban đầu, đến nay NHCSXH huyện Triệu Sơn đã và đang triển khai 19 chương trình tín dụng cho 12.483 khách hàng vay vốn [chiếm 22,1% tổng số hộ dân trong huyện], với dư nợ 621.715 triệu đồng, gấp 24,3 lần so với khi mới thành lập; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 12%/năm. Doanh số cho vay giai đoạn 2003-2022 là 2.112,5 tỷ đồng, với 102,7 ngàn lượt hộ được vay vốn; doanh số thu nợ giai đoạn 2003-2022 là 1.490,1 tỷ đồng.

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội phần lớn được tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chú trọng ưu tiên, tập trung vốn cho vay hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cho vay đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cải thiện cuộc sống từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững. Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, tạo tiền đề thuận lợi để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống Nhân dân. Nguồn vốn tín dụng chính sách còn tập trung vào những nhóm dân cư đặc thù, yếu thế trong xã hội. Đến nay, đã có 40.934 hộ nghèo được vay vốn với số tiền là 642,8 tỷ đồng để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ do NHCSXH thực hiện thực sự là kênh dẫn vốn quan trọng, là “bà đỡ” cho các đối tượng này.

Đồng chí Tống Văn Ánh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.

Trong 20 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho trên 22,3 ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm, duy trì việc làm cho trên 2,2 ngàn lao động; 196 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; hơn 26,7 ngàn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập; cho vay hỗ trợ xây dựng cải tạo 44,6 ngàn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 1.871 ngôi nhà cho hộ nghèo; 25 khách hàng được vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP.

Thông qua việc tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, hoạt động của NHCSXH đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu về giảm nghèo nhanh, bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới. Hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Triệu Sơn từ 24,86% [giai đoạn 2011-2015] xuống còn 13,12% [giai đoạn 2016-2020] và giảm xuống còn 0,92% năm 2021 [theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020].

Đặc biệt, từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, huyện Triệu Sơn đã quan tâm dành một phần ngân sách uỷ thác qua NHCSXH để thực hiện cho vay các đối tượng chính sách của địa phương. Đến nay nguồn vốn của UBND huyện chuyển sang Ngân hàng CSXH huyện để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là 6,4 tỷ đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận về công tác nhận ủy thác cho vay vốn tín dụng chính sách qua tổ chức hội trên địa bàn huyện; vai trò của thành viên ban đại diện là Chủ tịch UBND xã với nguồn vốn tín dụng chính sách và hoạt động ủy thác; một số kết quả và kinh nghiệm trong thực hiện tín dụng chính sách của Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Nhân dịp này UBND huyện Triệu Sơn đã tặng Giấy khen cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ giai đoạn 2002 - 2022.

Khánh Phương

Video liên quan

Chủ Đề