Nhân vật tôi trong hai cây phong có vai trò gì

1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào (nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" quan trọng hơn ?

2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao có thể nói người kể chuyện (một họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa ?

3. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi", nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sấu sắc cho người kể chuyện ? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người, và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ ?

4. Tùy chọn trong bài một đoạn khoảng mười dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng.

A. Bố cục 

Chia làm 2 phần :

- Phần 1 : Từ đầu… gương thần xanh : hai cây phong gắn với văn hóa làng Ku-ku-rêu qua lời kể nhân vật "tôi".

Phần 2 : Phần còn lại : Những thước phim quay chậm về kỉ niệm thời thơ ấu gắn với hai cây phong.

B. Tóm tắt

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”.

Trả lời câu hỏi :

Câu 1 trang 100 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào (nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" quan trọng hơn ?

Có thể căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể trong văn bản trích này. Mạch kể với đại từ nhân xưng "chúng tôi" đan ghép giữa mạch kể với đại từ nhân xưng "tôi" : từ đầu cho đến mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh là mạch kể xưng "tôi", từ vào năm học cuối cùng cho đến sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia là mạch kể xưng "chúng tôi", đoạn còn lại mạch kể trở lại với đại từ nhân xưng "tôi" (ở đoạn đầu có xuất hiện "chúng tôi" nhưng nằm trong cụm làng Ku-ku-rêu chúng tôi chứ không phải là nhân xưng của người kể).

- Thực chất "chúng tôi" cũng từ "tôi" (họa sĩ) mà ra. "Tôi" là người kể chuyện, là vai mà tác giả ủy thác để đảm nhiệm chức năng dẫn dắt, kể lại câu chuyện. Mọi chuyện được quan sát, cảm nhận, miêu tả chủ yếu bằng con mắt của "tôi". Khi xuất hiện "chúng tôi" là lúc "tôi" nhân danh bọn con trai ngày trước, là những hồi ức ấu thơ của "tôi" (nằm trong số bọn con trai ngày trước).

-  Mạch kể chủ đạo là mạch kể theo đại từ nhân xưng "tôi". Mạch kể này quyết định câu chuyện chính được kể. Nó chiếm số lượng lời kể nhiều hơn "chúng tôi". Và, mặc dù đoạn kể của "chúng tôi" là đoạn trữ tình đặc sắc nhưng nó nằm trong ý đồ chung của câu chuyện mà nhân vật "tôi" đang muốn người đọc hướng tới.

Câu 2 trang 100 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao có thể nói người kể chuyện (một họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa ?

- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", có hai đoạn : đoạn trên liên quan đến hai cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim; đoạn dưới liên quan đến "thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng" mở ra trước mặt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao. Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thời thơ ấu, nhưng đoạn văn sau mới thực sự làm cho cả người kể chuyện lẫn bọn trẻ ngây ngất.

- Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong tuy chỉ được phác đôi ba nét, nhưng đúng là những nét phác thảo của một họa sĩ : hai cây phong "khổng lồ" với các "mắt mấu", các "cành cây cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay", với "bóng râm mát rượi", với động tác "nghiêng ngả đung đưa như muốn mời chào". Lại thêm có "hàng đàn chim... chao đi chao lại" bên trên tô điểm cho bức phác họa ấy. 

- Chất họa sĩ ở người kể chuyện càng thể hiện rõ ở đoạn sau. Bức tranh thiên nhiên như hiển hiện trước mắt với "chân trời xa thẳm", "thảo nguyên hoang vu", "dòng sông lấp lánh", "làn sương mờ đục", và lọt thỏm giữa không gian bao la ấy là "chuồng ngựa của nông trang" trông bé tí teo. Bức tranh còn được tô màu: "nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên", "chân trời xa thẳm biêng biếc", "làn sương mờ đục", ... càng làm tăng thêm chất "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ.

 

Câu 3 trang 101 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi", nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sấu sắc cho người kể chuyện ? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người, và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ ? 

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi", hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gợi những xúc động sâu sắc. Chúng được miêu tả không chỉ thông qua mắt nhìn của họa sĩ mà còn là sự cảm nhận bằng cả tâm hồn, với những rung động sâu xa.

a) Hình ảnh hai cây phong trở thành trung tâm, kết đọng mọi ý tứ, tình cảm; gây xúc động, gợi cảm hứng cho người kể chuyện vì mấy lẽ sau :

- Hai cây phong gắn bó với những kỉ niệm tuổi học trò của người kể chuyện: "Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một....".

- Đặc biệt, hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện cảm động giưa thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai ngót bốn mươi năm về trước mà người kể chuyện mới được biết. Thầy Đuy-sen và An-tư-nai đã trồng hai cây phong trên đồi với ước nguyện của thầy rằng cô bé An-tư-nai sẽ trưởng thành, trở thành người tốt.

b) Hình ảnh hai cây phong được khắc họa qua cái nhìn của người họa sĩ, nhưng nó trở nên "động" hơn, "sống" hơn qua những cảm nhận của một tâm hồn nhạy cảm :

- Hình dáng sinh động khác thường :nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, nghiêng ngả tấm thân dẻo dai, ...

- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, được người kể chuyện cảm biết. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi", trí tưởng tượng đã giúp người kể nghe được tiếng nói sống động, nhiều cung bậc, nhiều sắc thái của hai cây phong : tiếng lá reo, tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau... Người họa sĩ đã chứng tỏ năng lực thẩm âm như một nhạc sĩ thiên tài : Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, .... Những thanh âm ấy giống như được vang lên từ những trạng thái phong phú của tâm hồn con người. Hai cây phong đã được nhân hóa cao độ.

 

Câu 4 trang 101 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Tùy chọn trong bài một đoạn khoảng mười dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng.

Học sinh tự thực hiện.

  • Nhân vật tôi trong hai cây phong có vai trò gì
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi này nằm trong bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6.

Câu hỏi: Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”?

Quảng cáo

Lời giải:

- Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi” vì:

+ Tuổi trẻ của nhân vật“tôi” đã để lại nơi ấy, bên cạnh hai cây phong như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh, cùng những kỉ niệm tuổi thơ cùng khi chúng bạn reo hò ầm ĩ, chạy lên đồi cây phong, rồi được hai cây phong khổng lồ ngả bóng râm mát rượi chào đón.

+ Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Nhân vật tôi trong hai cây phong có vai trò gì
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Nhân vật tôi trong hai cây phong có vai trò gì

Nhân vật tôi trong hai cây phong có vai trò gì

Nhân vật tôi trong hai cây phong có vai trò gì

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhân vật tôi trong hai cây phong có vai trò gì

Nhân vật tôi trong hai cây phong có vai trò gì

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 6 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.