Uống thuốc sâu phải làm sao

Khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu, cơ thể rất yếu, khó chịu và có những dấu hiệu đặc trưng như sau:

  • Da bị kích thích, có cảm giác bỏng, rát, toát mồ hôi nhiều, da xạm tái.
  • Mắt bị ngứa, cũng có cảm giác bỏng, rát, chảy nước mắt, nhìn mờ, đồng tử mắt bị co lại hay giãn ra.
  • Bỏng rát ở miệng và họng, tiết nước bọt nhiều, nôn, mửa, đau bụng và tiêu chảy.
  • Nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tâm thần, co giật, choáng váng, nói líu lưỡi, không có ý thức.
  • Ho, tức ngực, khó thở và thở khò khè…

Khi đối diện với người nghi ngờ bị ngộ độc thuốc trừ sâu, cần khai thác thêm các thông tin: Nạn nhân có làm việc và tiếp xúc với thuốc trừ sâu không? Các dấu hiệu bị nhiễm độc xảy ra như thế nào? Loại hóa chất nào nạn nhân dùng phun trong nông nghiệp, uống nhầm? Lượng thuốc trừ sâu nạp vào người nhiều hay ít? Thời gian nào? Xem xét các thông tin trên bao bì, dụng cụ dùng để phun và nhãn, mác hóa chất thuốc trừ sâu.

Xử trí sơ cấp cứu ngộ độc thuốc trừ sâu

Trong trường nặng nạn nhân ngộ độc thuốc trừ sâu có thể bị ngừng thở, phải khẩn trương tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo.

  • Nếu nạn nhân không uống thuốc trừ sâu thì có thể hô hấp nhân tạo bằng thổi miệng
  • Nếu phát hiện nạn nhân có uống thuốc trừ sâu thì không hô hấp nhân tạo bằng thổi hơi qua miệng mà phải hô hấp nhân tạo bằng kỹ thuật ép ngực, hồi sức tim phổi hoặc bằng máy thở hỗ trợ.

Nếu nhẹ, trường hợp hóa chất thuốc trừ sâu dính vào vào da và mắt, cần phải rửa ngay mắt bằng nước sạch trong 5 phút. Cởi ngay quần áo ướt hóa chất đang mặc trên người và di chuyển nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm độc. Dội & tắm cho nạn nhân bằng nước sạch và xà phòng trong vòng 10 phút. Nếu không có sẵn nguồn nước tại chỗ, cần lau da bằng quần áo và giấy lau để làm sạch hóa chất thuốc trừ sâu bám dính.

Chú ý

  • Không nên kích thích làm cho nạn nhân nôn mửa trừ khi biết đích xác nạn nhân có uống loại hóa chất thuốc trừ sâu dạng độc tính cao và chưa cho uống thuốc chống độc vội khi chưa chẩn đoán xác định được.
  • Không nên cho nạn nhân nôn mửa khi uống phải dạng hóa chất dầu phụ hoặc các sản phẩm pha như dầu diezel, dầu hỏa vì có thể gây ra hiện tượng xông hơi hóa chất làm tăng độ nguy hiểm.
  • Xem kỹ nhãn, mác của sản phẩm để đánh giá độc tính.
  • Chỉ nên kích thích cho nôn mửa nếu nạn nhân còn tỉnh táo. Để nạn nhân ở tư thế đứng hoặc ngồi và móc họng cho nạn nhân nôn mửa. Sau đó, bất kỳ nạn nhân có nôn mửa hay không nôn mửa đều cho uống nhiều nước.

Nạn nhân sau khi được sơ cấp cứu cần chuyển ngay đến bệnh viện nơi gần nhất. Mức độ điều trị nạn nhân bị nhiễm độc thuốc trừ sâu phải tuân theo hướng dẫn quy định, đồng thời danh sách các độc chất cần được thông báo cụ thể đến các cơ sở y tế

Chăm sóc nạn nhân ngộ độc thuốc trừ sâu

Để nạn nhân nằm nghỉ ngơi với tư thế đầu dốc. Nếu nạn nhân hôn mê thì đẩy mặt ngửa ra, tạo sự thông thoáng cho đường thở.

Để ý khi nạn nhân nôn mửa kẻo họ hít chất nôn mửa vào đường hô hấp.

Khi nạn nhân có hiện tượng co giật nên dùng vật cản đệm vào răng để phòng chấn thương miệng, lưỡi.

Không cho nạn nhân hút thuốc và uống rượu trong thời gian điều trị.

Không cho nạn nhân uống sữa, chỉ cho uống nước sạch, nước đun sôi để nguội.

Kết luận

Để phòng ngừa nhiễm độc thuốc trừ sâu trong quá trình lao động, người đi phun hoặc tẩm hóa chất phải đội mũ, mang khẩu trang, đi ủng, mang găng tay và đeo mặt nạ phòng độc. Thời gian lao động được rút ngắn từ 1 – 2 giờ để tắm, giặt quần áo và rửa, bảo quản dụng cụ. Không ăn uống, hút thuốc lá khi đang làm việc có tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Khi phun hay tẩm hóa chất, gia đình phải dọn dẹp, che chắn các dụng cụ nấu nướng, đựng thức ăn. Khi phun hóa chất ở trong nhà, tất cả mọi người phải ra ngoài 10 – 15 phút. Lỡ bị hóa chất bám vào da, mắt,.. cần rửa ngay bằng xà phòng và nước sạch.

Chia sẻ: FacebookLinkedIn

Lan NguyenBiên tập viên đẹp gái tại BHTD

Vì vậy cộng đồng người dân cần biết cách phát hiện và sơ cứu ban đầu những trường hợp ngộ độc gặp phải để giúp nạn nhân thoát khỏi sự nguy kịch.

Ngộ độc sắn 

Ngộ độc sắn [khoai mì] được biểu hiện bằng các triệu chứng như nôn nao, nôn ra nhiều sắn đã ăn; nạn nhân bị đầy bụng, sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như choáng váng đầu, chóng mặt, vật vã, run, co giật, bất tỉnh, da và niêm mạc xanh tím, khó thở... Ngộ độc sắn thường xảy ra đối với trẻ em.

Khi phát hiện được trẻ em có triệu chứng ngộ độc do nguyên nhân ăn sắn đã nêu ở trên, việc sơ cứu ban đầu là cần gây nôn cho trẻ nếu trẻ còn tỉnh táo và mới ăn sắn trong vòng dưới 1 giờ. Sau đó cho trẻ uống nước đường và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi điện thoại đến các trung tâm chống độc để xin ý kiến tư vấn.

Ngộ độc thuốc trừ sâu

Ngộ độc thuốc trừ sâu thường xảy ra trong các hoàn cảnh do ăn rau, quả mới phun thuốc trừ sâu; do uống nhầm thuốc trừ sâu đựng trong những chai lọ thường dùng để chứa đồ ăn, thức uống. Ngoài ra cũng hay gặp do nạn nhân đứng cuối ngọn gió khi đang phun thuốc trừ sâu...

Biểu hiện của ngộ độc thuốc trừ sâu bao gồm các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, chảy nhiều nước bọt, da lạnh, mạch đập chậm, con ngươi hay đồng tử của mắt co lại. Trường hợp bị ngộ độc nặng có thể bị giật các thớ cơ, co giật, bất tỉnh...

Sơ cứu ban đầu được thực hiện bằng cách gây nôn nếu nạn nhân vừa mới uống nhầm hoặc ăn nhầm phải thuốc trừ sâu, thay quần áo đã bị nhiễm thuốc trừ sâu, đồng thời phải tắm rửa, gội đầu trước khi mặc quần áo khác. Cho nạn nhân nằm nghiêng, kê đầu cao để hạn chế bị sặc chất nôn có thể trào ngược vào phổi. Không được cho nạn nhân uống sữa và tìm mọi phương tiện đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất và thuận lợi nhất.

Ngộ độc thuốc paracetamol

Ngộ độc thuốc paracetamol thường gặp trong các hoàn cảnh như uống nhầm thuốc, trường hợp này cũng hay gặp ở trẻ em bị cảm sốt phải dùng thuốc điều trị nhưng người lớn cho trẻ dùng liều quá cao. Tình trạng ngộ độc thuốc paracetamol xảy ra khi dùng liều quá cao trên 100 mg/kg trọng lượng cơ thể. Cần lưu ý rằng, có nhiều loại thuốc chữa cảm cúm có chứa hoạt chất paracetamol nên cần thận trọng.

Ngộ độc thuốc paracetamol được biểu hiện với các triệu chứng như trẻ chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, sau đó xuất hiện mắt vàng, da vàng; triệu chứng này thường xuất hiện sau nhiều giờ.

Trên thực tế, cần phải nghĩ ngay tình trạng ngộ độc khi phát hiện thấy trẻ đã uống quá liều thuốc paracetamol mà không cần chờ đợi đến khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc. Cần phải thực hiện ngay các biện pháp sơ cứu.

Sơ cứu ban đầu được thực hiện bằng cách gây nôn nếu trẻ vừa mới uống thuốc. Nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất, thuận lợi nhất hoặc gọi điện thoại đến các trung tâm chống độc để xin ý kiến tư vấn.

Ngộ độc thuốc an thần gây ngủ

Ngộ độc thuốc an thần gây ngủ xảy ra trong các hoàn cảnh do nạn nhân vô tình hoặc cố ý uống thuốc, cũng có thể xảy ra do người lớn thiếu thận trọng để thuốc trong tầm tay với của trẻ em.

Biểu hiện ngộ độc thuốc an thần gây ngủ với các triệu chứng như lờ đờ buồn ngủ hoặc bất tỉnh và nằm yên như ngủ, thở chậm, yếu. Trong trường hợp bị ngộ độc nặng có thể ngủ sâu, thở rất yếu hoặc không còn thở, có dấu hiệu trụy tim mạch.

Sơ cứu ban đầu được thực hiện bằng biện pháp gây nôn nếu nạn nhân còn tỉnh táo và vừa mới uống thuốc. Đồng thời đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất và thuận lợi nhất.

Ngộ độc khí CO [carbon monoxyde]

Ngộ độc khí CO thường xảy ra trong hoàn cảnh đốt lò than hoặc chạy máy nổ phát điện trong phòng kín.

Biểu hiện của ngộ độc khí CO với các triệu chứng như nhức đầu, ù tai, hoa mắt; buồn nôn, nôn; khó thở, có tình trạng lẫn lộn, giãy dụa, bất tỉnh, da đỏ hồng...

Cách sơ cứu ban đầu là đưa nạn nhân ra khỏi phòng kín, đến chỗ thoáng khí. Đặt nạn nhân ở tư thế đầu cao và chuyển ngay nạn nhân vào bệnh viện hoặc gọi xe cấp cứu đến hỗ trợ và di chuyển nạn nhân.

Cách phòng tránh ngộ độc khí CO là không dùng lò than, đặt máy nổ phát điện ở trong phòng kín, những nơi ít được thông khí hoặc nơi đầu gió. Không đóng kín các cửa phòng khi đốt lò than hoặc dùng máy nổ phát điện đặt ở trong nhà.

Khuyến cáo

Hằng ngày trong cộng đồng ghi nhận một số trường hợp tai nạn do bị ngộ độc với các tác nhân thông thường; đặc biệt là đối tượng trẻ em. Vì vậy tất cả mọi người cần trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết cần thiết để sơ cứu ban đầu nếu gặp các trường hợp bị ngộ độc trước khi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế và nên thực hiện các biện pháp chủ động ngăn ngừa một số ngộ độc thường gặp tại cộng đồng.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Video liên quan

Chủ Đề