Những vấn de chung của giáo dục học PDF

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNHKHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NONBÀI GIẢNG[Lưu hành nội bộ]NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC[Dành cho sinh viên ngành CĐGD Tiểu học]Tác giả: Nguyễn Thị Diễm HằngPhùng Thị Huyền1MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................4CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC.......................................51.1. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT..........................51.1.1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt .................................................51.1.2. Tính quy định của xã hội đối với giáo dục...................................................51.1.2.1. Tính lịch sử - xã hội của giáo dục............................................................51.1.2.2. Tính giai cấp của giáo dục.......................................................................61.1.2.3. Tính kế thừa của giáo dục ........................................................................61.2. CHỨC NĂNG CỦA GIÁO DỤC ..................................................................61.2.1. Chức năng kinh tế - sản xuất .......................................................................61.2.2. Chức năng chính trị - xã hội ........................................................................71.2.3. Chức năng tư tưởng - văn hoá ....................................................................71.3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦAGIÁO DỤC HỌC. ................................................................................................71.3.1. Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học ......................................................81.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học.....................................................101.3.3. Phương pháp nghiên cứu của giáo dục học...............................................111.4. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁODỤC HỌC ..........................................................................................................111.4.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khoa học giáo dục ............111.4.2. Xu thế phát triển hiện nay của giáo dục học ở Việt Nam ...........................141.5. HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC VÀ MỐI QUAN HỆGIỮA GIÁO DỤC HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC ..................................151.5.1. Các khoa học về giáo dục..........................................................................151.5.2. Mối quan hệ giữa giáo dục học và các khoa học khác ...............................161.6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC...........................171.6.1. Giáo dục theo nghĩa rộng ..........................................................................171.6.2. Giáo dục theo nghĩa hẹp............................................................................171.6.3. Giáo dưỡng ...............................................................................................171.6.4. Dạy học.....................................................................................................171.6.5. Giáo dục học .............................................................................................18CHƯƠNG 2. GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.......................192.1. Sự phát triển nhân cách của con người .........................................................192.1.1. Khái niệm con người, nhân cách trong giáo dục học .................................192.1.2. Khái niệm về sự hình thành và phát triển nhân cách.................................202.2. Nhân cách con người Việt Nam truyền thống và hiện đại.............................202.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách .......................................222.3.1. Vai trò của di truyền trong sự phát triển nhân cách....................................222.3.2. Vai trò của môi trường trong sự phát triển nhân cách ................................232.3.3. Giáo dục và sự phát triển nhân cách ..........................................................2522.3.4. Hoạt động cá nhân với sự phát triển nhân cách.........................................28CHƯƠNG 3. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG GIÁODỤC QUỐC DÂN ..............................................................................................293.1. Khái niệm mục đích, mục tiêu giáo dục và mối quan hệ giữa mục đích, mụctiêu giáo dục .......................................................................................................293.1.1. Khái niệm mục đích, mục tiêu giáo dục ....................................................293.1.2. Mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu giáo dục .........................................313.2. Mục đích giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.................................313.2.1. Vài nét về sự phát triển mục đích giáo dục Việt nam trong lịch sử ............313.2.2. Mục đích giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..............................323.2.3. Mục tiêu giáo dục chuyên biệt...................................................................373.2.4. Mục tiêu giáo dục tiểu học ........................................................................383.2.5. Các nhiệm vụ giáo dục nhằm thực hiện mục đích, mục tiêu giáo dục tiểuhọc ......................................................................................................................393.3. Hệ thống giáo dục quốc dân .........................................................................403.3.1. Khái niệm về hệ thống giáo dục quốc dân .................................................403.3.2. Đặc điểm của hệ thống giáo dục quốc dân.................................................403.3.3. Các nguyên tắc chỉ đạo xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân ..................413.3.4. Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam..........................43CHƯƠNG 4. NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC .................................................454.1. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂUHỌC ...................................................................................................................454.1.1. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của nhà giáo ............................................464.1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học .......................474.2. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂUHỌC ...................................................................................................................494.3. YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI GIÁOVIÊN TIỂU HỌC ...............................................................................................524.3.1. Phẩm chất của người giáo viên tiểu học ....................................................524.3.2. Năng lực của người giáo viên tiểu học ......................................................534.3.3. Mối quan hệ giữa phẩm chất và năng lực sư phạm ....................................594.4. CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂU HỌCTRONG HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM....................................................................594.4.1. Quan hệ với tập thể sư phạm .....................................................................594.4.2. Quan hệ với các tổ chức của học sinh........................................................604.4.3. Quan hệ với cha mẹ học sinh.....................................................................604.4.4. Quan hệ với các tổ chức xã hội khác .........................................................604.5. VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG, HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜIGIÁO VIÊN TIỂU HỌC.....................................................................................614.5.1. Quá trình hình thành nhân cách của người giáo viên .................................614.5.2. Người giáo viên tiểu học với việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghềnghiệp, hoàn thiện nhân cách ..............................................................................61TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................633LỜI NÓI ĐẦUGiáo trình “Những vấn đề chung của giáo dục học” là giáo trình mà nhóm tácgiả bộ môn Cơ sở ngành trường Đại học Quảng Bình biên soạn dành cho sinh viênngành CĐGD Tiểu học, những người giáo viên tương lai của các trường Tiểu học.Những vấn đề chung của giáo dục học [hay đại cương về giáo dục học] là mộtphân môn của giáo dục học. Nó giới thiệu những tri thức chung nhất, những cơ sởtriết học của việc dạy dỗ, giáo dục con người. Nắm vững hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩxảo đưa ra trong giáo trình là điều kiện tiên quyết để học tập tốt các học phần sau: Lýluận dạy học, Lý luận giáo dục… Nội dung của giáo trình gồm có 4 chương:Chương 1: Giáo dục học là một khoa họcChương 2: Giáo dục và sự phát triển nhân cáchChương 3: Mục đích, mục tiêu giáo dục và hệ thống giáo dục Quốc dânChương 4: Người giáo viên Tiểu học.Giáo trình rất quan trọng và nhìn chung có tính khái quát cao nên trừu tượngvà khó, đòi hỏi sinh viên phải học tập nghiêm túc, tập trung nỗ lực mới đạt được kếtquả như mong muốn. Trong quá trình biên soạn chắc hẳn giáo trình không khỏi mắcphải những khiếm khuyết, nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từquý đồng nghiệp và sinh viên để giáo trình hoàn thiện hơn.Tác giả4CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC1.1. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT1.1.1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệtTừ khi xuất hiện xã hội loài người, để có thể tồn tại và phát triển, trong lao độngvà trong cuộc sống hằng ngày con người không ngừng tìm tòi và khám phá thế giới,tích luỹ kinh nghiệm lịch sử, xã hội. Nhờ đó loài người đã dần dần nắm vững ngàycàng nhiều quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan, tích luỹ, hệ thống hoángày càng nhiều kinh nghiệm phong phú, đa dạng trên mọi lĩnh vực hoạt động.Để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người có nhu cầu truyền lại chonhau những kinh nghiệm đã tích luỹ được. Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau vốn trithức, kỹ năng, kỹ xảo, đến lượt mình thế hệ sau kế thừa và phát triển, tiếp thu có chọnlọc, sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Chínhnhu cầu này là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục.Ban đầu giáo dục diễn ra một cách tự phát theo lối quan sát, bắt chước nhưng về saunó được diễn ra một cách tự giác, có kế hoạch, có ý thức, có nội dung, có phương pháp.Có thể khẳng định: Giáo dục là nhu cầu tất yếu của xã hội. Nó là một hiện tượngnảy sinh, tồn tại và phát triển vĩnh hằng cùng với sự nảy sinh, tồn tại và phát triển củaxã hội loài người. Việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm là nét đặc trưng cơbản của hoạt động giáo dục với tư cách là một thiết chế xã hội, là một hiện tượng xãhội đặc biệt, là nhu cầu quan trọng của xã hội loài người.Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã có nhiều kiểu giáo dục liên tục pháttriển. Mỗi kiểu giáo dục đều phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và hoàn cảnh lịchsử đã sản sinh ra nó. Lịch sử giáo dục đã chứng minh giáo dục là một hiện tượng xãhội đặc biệt, là thành phần trong cơ cấu, thiết chế xã hội, gắn liền với sự thoả mãn nhucầu phát triển và tiến bộ xã hội.1.1.2. Tính quy định của xã hội đối với giáo dục1.1.2.1. Tính lịch sử - xã hội của giáo dụcMỗi chế độ xã hội khác nhau có mỗi nền giáo dục tương ứng. Mỗi nền giáo dụcphản ánh yêu cầu và trình độ phát triển của xã hội. Do đó, giáo dục bao giờ cũng biếnđổi không ngừng, bao giờ cũng mang tính lịch sử cụ thể.Ở Việt Nam thời kỳ phong kiến, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trongnền kinh tế, giáo dục chủ yếu dành cho tầng lớp trên, đi học với mục đích thi cử làmquan.Giáo dục Việt Nam hiện nay nhằm đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá. Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, phát triển giáodục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiệnđại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xãhội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.5- Ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử đều có nền giáo dục tương ứng vớiđặc trưng về mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Vì thế,không nên sao chép, áp đặt nguyên bản mô hình giáo dục của các nước phương Tâycho nền giáo dục Việt Nam hoặc cũng không nên giữ nguyên mô hình giáo dục đãhình thành trước đây áp dụng cho nền giáo dục hiện đại.1.1.2.2. Tính giai cấp của giáo dụcTrong xã hội có sự phân chia giai cấp thì giáo dục mang tính giai cấp vì giai cấpthống trị sử dụng giáo dục làm công cụ bảo vệ quyền lợi của mình, sử dụng giáo dụcđể truyền bá tư tưởng, đường lối, chủ trương của giai cấp đó. Mặt khác, giai cấp thốngtrị biến giáo dục thành phương tiện để đào tạo lớp người phục vụ xã hội. Tính giai cấpcủa giáo dục được thể hiện rõ nét ở mục đích, nội dung, nhiệm vụ và phương phápđào tạo.Còn trong xã hội ta, nền giáo dục mang tính chất giai cấp công nhân, được tiếnhành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm mục tiêu chung là nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tạo mọi cơ hội cho mọingười đều được đi học, đều được phát triển mọi mặt về nhân cách và trở thành nhữngcông dân, con người sáng tạo, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triểnđất nước.1.1.2.3. Tính kế thừa của giáo dụcGiáo dục bao giờ cũng có tính kế thừa. Thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, kếthừa giữa các nền giáo dục vì đặc trưng của giáo dục là sự kế thừa kinh nghiệm, kếthừa những thành tựu mà nhân loại đã đúc kết lại trong quá trình xây dựng và pháttriển giáo dục theo lịch sử phát triển xã hội.Tính kế thừa của giáo dục đòi hỏi một mặt phải nghiên cứu, tiếp thu, phát triểnnhững yếu tố tiến bộ, những kinh nghiệm quý báu của các nền giáo dục trước, mặtkhác phải biết phê phán, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, không phù hợp với sự phát triểnmới của giáo dục, của xã hội.1.2. CHỨC NĂNG CỦA GIÁO DỤC1.2.1. Chức năng kinh tế - sản xuấtTrong điều kiện phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, không chỉ tăngcường mối liên hệ giữa khoa học với sản xuất để biến khoa học thành một lực lượngsản xuất trực tiếp mà phải thực hiện sự tác động qua lại giữa khoa học giáo dục và sảnxuất. Hiệu quả của nền sản xuất vất chất phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển chungvề mặt nhận thức và trình độ chuyên môn của người lao động. Trình độ học vấn vàchuyên môn giúp cho người lao động có khả năng tiếp cận và vận dụng những thànhtựu của khoa học kỹ thuật vào lao động để tác động đến việc hoàn thiện công cụ laođộng, biến lao động thành hoạt động sáng tạo. Cho nên, quan hệ giữa trình độ củangười lao động với năng xuất lao động đã được coi là quy luật cơ bản của nền sảnxuất hiện đại. Trình độ chuyên môn của người lao động càng cao thì năng xuất lao6động càng cao. Giáo dục đào tạo nhân lực cho tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế,văn hoá, xã hội đảm bảo cho xã hội vận động và phát triển.Như vậy, giáo dục trực tiếp tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra sức lao độngmới hơn, tinh vi hơn, khéo léo hơn để thay thế sức lao động cũ bằng cách phát triểnnhững năng lực chung và năng lực chuyên biệt của con người.Để thực hiện tốt chức năng kinh tế- sản xuất, giáo dục phải thoả mãn một số yêucầu cơ bản sau:- Giáo dục phải gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế- sản xuất và thoả mãncác yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn cụ thể.- Xây dựng một hệ thống ngành nghề cân đối, đa dạng, phù hợp.- Các loại hình cán bộ kỹ thuật và công nhân phải đảm bảo tính cân đối, tránhtình trạng thừa thầy thiếu thợ, đồng thời phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao,có phẩm chất tốt để thoả mãn các yêu cầu sản xuất hiện đại.1.2.2. Chức năng chính trị - xã hộiGiáo dục trực tiếp tác động tới cấu trúc xã hội, làm phân hoá các tầng lớp xã hội,nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, làm thay đổi vị trí xã hội của mỗi người.Trong xã hội có giai cấp thì giáo dục là công cụ nhằm truyền bá quan điểm, đường lốicủa giai cấp thống trị để đảm bảo sự ổn định chính trị.Giáo dục góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Thông qua việcnâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hoá cho toàn dân và đào tạo nguồn nhân lựcgóp phần xoá đói, giảm nghèo, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi cấu trúclao động xã hội và tạo ra sự bình đẳng trong các tầng lớp dân cư. Góp phần đào tạomột đội ngũ cán bộ quản lý theo tinh thần “do dân, vì dân”.1.2.3. Chức năng tư tưởng - văn hoáGiáo dục có vai trò truyền bá hệ tư tưởng của xã hội, xây dựng lối sống mới,nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho toàn xã hội. Mặt khác, giáo dụcphát huy truyền thống tư tưởng, văn hoá tốt đẹp của dân tộc, của xã hội, xây dựngnền văn hoá mới, tư tưởng mới theo yêu cầu phát triển xã hội; đào tạo bồi dưỡngnhân tài cho xã hội; góp phần hình thành hệ thống giá trị xã hội, xây dựng lối sống,đạo đức, thế giới quan, ý thức hệ và chuẩn mực xã hội. Với chức năng này, giáodục tiến hành nâng cao dân trí, đồng thời xoá bỏ các tàn dư văn hoá lạc hậu, đấutranh chống các tệ nạn xã hội.1.3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦAGIÁO DỤC HỌC.1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của giáo dục họcPhần đông các nhà giáo dục học đều xác định giáo dục học có đối tượng nghiêncứu rất rõ ràng - đó là quá trình giáo dục với hàm nghĩa rộng, bao quát toàn bộ các tácđộng giáo dục và dạy học được định hướng theo mục đích xác định, được tổ chức mộtcách hợp lý, khoa học nhằm hình thành và phát triển nhân cách người học.71.3.1.1. Đặc điểm của quá trình giáo dụcQuá trình giáo dục có những đặc điểm cơ bản sau:- Là dạng vận động và phát triển liên tục của các hiện tượng, các tình huống giáodục và dạy học, được tổ chức thực hiện theo những quy trình xác định.- Là một dạng vận động xã hội được tổ chức thực hiện liên quan [gián tiếp] vớicác quá trình khác [kinh tế, chính trị, văn hoá...], được tổ chức một cách chuyên biệt[theo quy luật của giáo dục]- Trong quá trình giáo dục luôn luôn có sự tác động qua lại của các thành phầntham gia tạo nên những quan hệ đặc biệt - quan hệ sư phạm, trong đó nhà giáo dục giữvai trò chủ đạo và học sinh là chủ thể hoạt động độc lập, sáng tạo.1.3.1.2. Cấu trúc của quá trình sư phạm tổng thể- Quá trình giáo dục [quá trình sư phạm tổng thể] là sự thống nhất của hai quátrình bộ phận: dạy học và giáo dục [nghĩa hẹp]. Chúng đều thực hiện các chức năngcủa giáo dục và hình thành nhân cách con người toàn diện, nhưng mỗi quá trình cóchức năng trội khác nhau.- Quá trình giáo dục tổng thể cũng như quá trình giáo dục bộ phận đều được tạothành bởi nhiều yếu tố: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và hìnhthức tổ chức giáo dục, các phương tiện, thiết bị giáo dục và dạy học, hiệu quả và chấtlượng giáo dục... Để quá trình giáo dục vận hành được phải có các lực lượng: nhà sưphạm với tư cách là chủ thể tác động giáo dục; người học với tư cách là chủ thể hoạtđộng tích cực sáng tạo; các lực lượng này hoạt động trong mối tương quan biện chứngvà trong những điều kiện không gian, thời gian xác định.* Mục đích, nhiệm vụ giáo dục: Mục đích giáo dục có thể được coi là “đơn dặthàng” của xã hôị đối với nền giáo dục về mẫu nhân cách con người được giáo dục,mà giáo dục cần đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về giáo dục con người laođộng trong từng giai đoạn phát triển lịch sử của xã hội.Để thực hịên tốt mục đích này, giáo dục phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáodục: giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất và giáodục lao động. Những nhiệm vụ này liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau vàthâm nhập vào nhau.Mục đích và nhiệm vụ giáo dục được coi là yêú tố hàng đầu của quá trình giáodục tổng thể hoặc bộ phận vì nó định hướng cho sự vận động và phát triển của toàn bộquá trình giáo dục này cũng như cho sự vận động và phát triển của các yếu tố khác.* Nội dung giáo dục: Nội dung giáo dục bao gồm hệ thống những giá trị xã hộimà người được giáo dục cần tiếp nhận để phát triển nhân cách theo những yêu cầu màxã hội đặt ra. Đó là hệ thống những giá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa, khoa học, côngnghệ…được lựa chọn trong kho tàng giá trị của nhân loại.Nội dung giáo dục, về cơ bản được phản ánh trong chương trình và sách giáokhoa. Nó tạo nên nội dung hoạt động thống nhất cho nhà giáo dục và người được giáodục nhằm đạt mục đích giáo dục đã định.8* Phương pháp và phương tiện giáo dục: Phương pháp và phương tiện giáo dụcquy định những cách thức và những phương tiện hoạt động của nhà giáo dục và ngườiđược giáo dục nhằm hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và đạt được mục đích giáo dục đãđịnh.Phương pháp và phương tiện giáo dục là hai yếu tố độc lập nhưng trong thực tiễngiáo dục, chúng luôn được thực hiện trong mối liên hệ biện chứng với nhau, thâmnhập vào nhau, sinh thành ra nhau và tạo ra sức sống cho nhau.* Nhà giáo dục: Nhà giáo dục cùng tập thể sư phạm của họ đóng vai trò địnhhướng, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh và đánh giá hoạt động nhận thức và tự giáo dụccủa người được giáo dục. Nói gọn lại, đó là vai trò chủ đạo của nhà giáo dục. Nhàgiáo dục là tổng thể tổ chức các quá trình.* Người được giáo dục: Người được giáo dục, cùng với tập thể của họ một mặt làđối tượng giáo dục, tiếp nhận sự tác động có định hướng của nhà giáo dục; mặt kháclà chủ thể nhận thức, chủ thể tự giáo dục. Hai vai trò thống nhất với nhau, trong đó vaitrò chủ thể là cơ bản nhất.* Kết quả giáo dục: Kết quả giáo dục là trình độ phát triển nhân cách của ngườiđược giáo dục đạt được sau mỗi quá trình giáo dục nhất định và sau toàn bộ quá trìnhgiáo dục. Đồng thời kết quả này cũng được coi là kết quả sinh động của sự vận độngvà phát triển của quá trình giáo dục bộ phận và của quá trình giáo dục tổng thể.Toàn bộ các yếu tố trên vận động và phát triển, quan hệ biện chứng với nhau,thúc đẩy lẫn nhau trong cùng một hệ thống và đều bị chi phối bởi các quá trình kinh tế- xã hội, các nhân tố lịch sử - xã hội cụ thể. Tất cả các thành phần, các yếu tố kể trên"tham gia" trong quá trình dạy học và giáo dục cũng đều là đối tượng nghiên cứu bộphận của giáo dục học.- Quá trình dạy học và quá trình giáo dục [nghĩa hẹp] trong thực tế luôn luôn gắnbó chặt chẽ với nhau, rất ít trường hợp xảy ra một cách độc lập.+ Quá trình dạy học không chỉ làm nhiệm vụ hình thành hệ thống tri thức, kỹnăng, kỹ xảo..., đồng thời khi người học đã nhận thức được vấn đề bao giờ cũng biểuhiện thái độ với nó.+ Thực tế dạy học hiện nay, nhà trường thường tập trung mọi nỗ lực vào quátrình dạy học, ít chú ý đến quá trình giáo dục [nghĩa hẹp], điều đó làm giảm chấtlượng giáo dục hiện nay. Vì vậy, việc tách quá trình giáo dục [nghĩa hẹp] ra khỏi quátrình dạy học là để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong đời sống nhà trường.- So sánh quá trình dạy học và giáo dục:Cáctiêu chí sosánhVềchức năng,DẠY HỌCGIÁO DỤC- Có thế mạnh trong việc hình- Có thế mạnh trong hìnhthành các biểu tượng, khái niệm, thành niềm tin, chuẩn mực, lý9nhiệm vụđịnh luật, lý thuyết, các kỹ năng, kỹxảo chung và riêng, nghĩa là ảnhhưởng của nó thiên về trí tuệ, nhậnthức.tưởng, động cơ, nguyên tắc hành viđạo đức, lao động và thẩm mĩ,...nghĩa là ảnh hưởng của nó thiên vềtâm hồn.Về nộidung- Chương trình, kế hoạch- Nội dung giáo dục chỉ códạy học được quy định chặt chẽtính chất định hướng: có thể là sinhhoạt văn hoá, chính trị xã hội, laođộng nghệ thuật, thể thao, du lịch...có tính chất quần chúng; được xácđịnh chủ yếu dựa theo nhu cầu xãhội, nguyện vọng và hứng thú củatập thể người học ở lứa tuổi khácnhau.Nhà giáo dục kết hợp vớingười học để lựa chọn các hoạtđộng giáo dục nhằm đảm bảo yêucầu giáo dục toàn diện.Vềhình thức- Khi dạy học, các hình thức- Trong quá trình giáo dục,thường được sử dụng là giờ lên lớp, các hình thức thường được sử dụngxêmina, thực hành, thí nghiệm...là sinh hoạt tập thể, hoạt động xãhội, tham quan, lao động xã hội công ích...Vềquản lý- Người lãnh đạo quá trình dạyNgười lãnh đạo là đại diện củahọc chủ yếu là giáo viên [giảng tập thể người học [lớp trưởng, cánviên]bộ đoàn, đội với sự giúp đỡ của nhàgiáo dục, chủ nhiệm lớp, văn phòngkhoa...].1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục họcGiáo dục học tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:- Nghiên cứu và hoàn thiện các phạm trù phương pháp luận khoa học giáo dục,làm cho giáo dục phát triển có định hướng, tiếp cận với xu thế và sự phát triển mới,trong thế kỷ XXI.- Nghiên cứu góp phần giải quyết các "mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phảiphát triển nhanh quy mô giáo dục - đào tạo vừa phải gấp rút nâng cao chất lượnggiáo dục - đào tạo, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạnchế"- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục với nội dung, phươngpháp, hình thức tổ chức giáo dục trong điều kiện mới, phát hiện các nhân tố mới mang10tính quy luật trong sự phát triển giáo dục hiện nay [trong nội dung như: các vấn đềgiáo dục quốc tế, giáo dục môi trường; trong phương pháp như các vấn đề tự học, pháthuy nội lực của người học ...]- Các vấn đề về hệ thống giáo dục quốc dân trong tiến trình đổi mới và phát triển,những yêu cầu lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong công tác quản lý giáo dục- Nghiên cứu làm rõ vấn đề giáo dục giá trị trong điều kiện xã hội hiện đại, đó làcách tốt nhất góp phần hình thành nhân cách, giúp con người sáng tạo ra các giá trịmới.Các nhiệm vụ trên vừa có tính định hướng cho mọi hoạt động nghiên cứu, sángtạo trong phạm vi giáo dục học, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với quá trình điều chỉnh,hoàn thiện quá trình giáo dục.1.3.3. Phương pháp nghiên cứu của giáo dục học- Cơ sở phương pháp luận của giáo dục học là chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử áp dụng vào quá trình nghiên cứu các hiện tượng và qúatrình giáo dục.Nắm vững các quan điểm phương pháp luận nhà giáo dục có thể:- Nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện thông qua các nguồn tài liệu khác nhau.- Lựa chọn các phương pháp, phương tiện nghiên cứu, tuỳ theo tính chất, yêu cầucủa vấn đề nghiên cứu: khảo sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm, thực nghiệm khoahọc.- Áp dụng các thao tác tư duy khoa học để phát hiện tính quy luật, các yếu tố mớitrong lý luận và thực tiễn giáo dục.Việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp cụ thể sẽ trình bày trong học phầnPhương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.1.4. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦAGIÁO DỤC HỌC1.4.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khoa học giáo dục* Trong thời kỳ cổ đại, giáo dục được xem là một trong những mặt hoạt động xãhội bình thường trong cuộc sống hàng ngày gắn với tiến trình phát triển chung của xãhội. Vào thời kỳ này xuất hiện các nhà tư tưởng giáo dục nổi tiếng như: Khổng Tử[551 - 479 TCN]; Xôcrát [469 - 399 TCN]; Arixtôt [384 - 322 TCN]; Platôn [427 347 TCN]...- Xôcơrát [469 - 399 TCN]: là nhà giáo dục thực hành, ông quan niệm giáo dụcphải giúp con người tìm thấy, tự khẳng định chính bản thân mình, vì thế tư tưởng củaông mang giá trị nhân văn rất cao. Trong hoạt động giáo dục ông nổi tiếng là nhà sángtạo. Bao giờ ông cũng nêu câu hỏi để người học suy nghĩ, tự tìm lời giải đáp. Trong40 năm hoạt động, ông đã nêu cao tấm gương đức hạnh của mình, tình yêu chân lí vàsự can đảm trong việc bảo vệ chân lí…11- Platôn [427 - 347 TCN]: là học trò của Xôcơrát, ông đã có công sưu tập, ghi lạivà xuất bản phần lớn các tác phẩm của Xôcơrát. Theo ông, việc giáo dục trước hết liênquan tới đạo đức, tâm lí học, xã hội học. Ông cho rằng, sống đạo đức trước hết là sốngcông bằng, một cá nhân được xem là công bằng khi nội tâm đảm bảo được sự thăngbằng giữa 3 yếu tố: dục vọng, sự can đảm và lý trí, nhưng “hành động của con ngườichỉ hợp lý nếu cái bụng và trái tim chịu sự phục tùng cái đầu”. Ông cũng cho rằng,con người và xã hội chỉ có thể đạt tới hạnh phúc bởi một nền giáo dục quốc gia. Mỗicon người phải được giáo dục như nhau ngay từ ngày đầu. Đây là quan điểm tiến bộ,song không phù hợp với thể chế của xã hội nô lệ- Khổng Tử [551 – 479 TCN]: là nhà giáo vĩ đại của Trung Hoa cổ đại và củanhân loại. Ông quan niệm giáo dục con người phải nhằm mục đích đào tạo nên nhữngngười nhân nghĩa, có phẩm hạnh. Trong quá trình hoạt động giáo dục, Khổng Tử đãsáng tạo và vận dụng nhiều phương pháp giáo dục tiến bộ so với đương thời. Ông đãdùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp nhưng vẫn đòi hỏingười học phải tích cực suy nghĩ để nắm vững vấn đề; ông đòi hỏi người phải luyệntập, nề nếp và thói quen trong học tập, theo hướng “ôn cũ để biết cái mới”. Để gắn nộidung giáo dục với cuộc sống, ông còn dùng phương pháp đối thoại, yêu cầu học sinhliên hệ những điều đã học vào thực tế hàng ngày…Vào thời cổ đại, nhiều nhà tư tưởng giáo dục đồng thời cũng là nhà khoa học,triết học, do đó các tư tưởng giáo dục thường phát triển và được trình bày trong cáctác phẩm triết học và khoa học nói chung…* Ở phương Tây, vào thời kỳ trung cổ, vai trò độc tôn của nhà thờ đã có ảnhhưởng rất rõ nét đối với sự phát triển của nhà trường nói chung và về tư tưởng giáodục nói riêng. Giáo dục học chưa xuất hiện với tư cách là một khoa học độc lập.Ở Tây Âu, vào thời kỳ Trung cổ, triết học cùng giáo dục chủ yếu phục vụ chothần học. Thời ấy chỉ có các trường của giáo hội, các nhà tôn giáo chủ trương kết hợpvà dung hòa lý trí, sự phát triển trí tuệ với niềm tin tôn giáo, chính đó là sự thể hiệnnguồn gốc nảy sinh ra triết học kinh viện, nhằm chứng minh rằng niềm tin bao giờcũng định hướng và ở vị trí cao hơn trí tuệ, có trước trí tuệ và khoa học.Đến thế kỷ XII - XIII ở Tây Âu đã hình thành ba loại trường: Trường tu viện;trường của nhà thờ và trường dòng. Lúc đầu ở các loại trường này chỉ dạy giáo lý,kinh bản. Sau đó dạy thêm số học, hình học, thiên văn và âm nhạc. Bên cạnh trườngtôn giáo có hệ thống giáo dục kỵ sĩ, với nội dung giáo dục “Bảy đức tính của kỵ sĩ”:Cưỡi ngựa, bơi, dùng giáo, đấu kiếm, đi săn, đánh cờ, làm thơ. Thực chất giáo dục tôngiáo và giáo dục kị sĩ ở Tây Âu đều phục vụ cho chế độ phong kiến thần quyền đươngthời.* Đến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV khi mầm mống của xã hội tư bản xuấthiện, nhân loại bước vào thời đại Phục hưng. Các nhà tư tưởng nhân văn tiên tiến xuấthiện, tạo nên nhu cầu, động lực mới thúc đẩy giáo dục phát triển với tư tưởng giáo dụctiến bộ: Vượt ra khỏi khuôn khổ giáo dục kinh viện- tôn giáo, hướng về chủ nghĩanhân văn. Các nhà nhân văn chủ nghĩa chủ trương đề cao giá trị con người, cho rằng12con người cần được phát triển toàn diện. Chính bước quá độ từ chế độ phong kiến quachủ nghĩa tư bản đã làm xuất hiện những hệ thống tri thức mới ra đời, trong đó cónhiều khoa học tách ra khỏi triết học. Giáo dục học từ đây cũng tồn tại và phát triểnnhư là một khoa học độc lập do công của nhà giáo dục học vĩ đại Tiệp KhắcComenxki [1592 - 1670]. Ông là nhà lý luận và là nhà tư tưởng giáo dục đã đề caogiáo dục phổ cập, việc dạy tiếng mẹ đẻ trong các nhà trường và nêu ra luận chứng chặtchẽ trong tác phẩm nổi tiếng: “Phép giảng dạy vĩ đại”. Rất nhiều nguyên tắc dạy họcvẫn được sử dụng đến ngày nay như: Nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tính khoa họcvà tính hệ thống trong dạy học vv… đã được nêu bật trong tác phẩm ấy.Sau Comenxki, xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu giáo dục học, như Lốccơ [1632 1701], Rútxô [1712 - 1778],… trong đó phải kể đến Petxtalogi, ông đặc biệt nhấn mạnhtác dụng của việc kết hợp lao động với học tập, nhấn mạnh tác dụng vai trò của trựcquan trong dạy học và giáo dục và vạch ra một hệ thống các phương pháp giáo dụcchung.Cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội tư bản, kinh tế - xã hội, văn hóavà khoa học phát triển rất nhanh, giáo dục đã được nâng cao. Tuy vậy, mâu thuẫn xãhội cũng đã xuất hiện và ngày càng gay gắt, tất cả đều được phản ánh rõ nét trong hệtư tưởng, trong đời sống xã hội.* Vào nửa đầu thế kỷ XIX cùng với sự phát triển chung của khoa học, giáo dụchọc cũng đã phát triển và thể hiện sự đấu tranh gay gắt giữa các quan điểm lí luận giáodục của giai cấp tư sản và lợi ích giáo dục của nhân dân. Nhiều nhà giáo dục tiến bộ,như A. Dixtécvéc [1790 - 1866], A. XanhXimông [1760 - 1837]… đã tiếp tục phát triểnquan điểm giáo dục của Petxtalozi, họ không những kế thưa tư tưởng giáo dục tiến bộcủa ông mà còn phát triển, làm phong phú thêm, xây dựng cơ sở cho các quan điểmgiáo dục xã hội chủ nghĩa về sau, nâng cao tầm tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong giáodục.* Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX,giáo dục học tiếp tục phát triển với cơ sở phương pháp luận khoa học, làm cho giáodục học tiếp thu, kế thừa và phát huy được toàn bộ thành tựu của các tư tưởng giáodục tiến bộ của nhân loại, gắn liền với sự phát triển và tiến bộ của giáo dục với côngcuộc đấu trành giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức bóc lột, mọi tệ nạn xã hội,góp phần tổ chức lại xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự phát triểnnhững giá trị tinh hoa trong di sản giáo dục của nhân loại, học thuyết Mác - Lênin vềgiáo dục đã chứng minh một cách khoa học các vấn đề có tính quy luật trong giáo dụcnhư: Sự hình thành con người, tính quy định của kinh tế - xã hội đối với giáo dục, tínhlịch sử của giáo dục trong tiến trình phát triển của xã hội và vai trò của giáo dục trongđiều kiện xã hội có giai cấp.Những luận điểm trên đã được xem là các quan điểm cơ bản, có vai trò địnhhướng cho mọi quá trình nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề lý luận và thực tiễn giáodục, giúp cho giáo dục học ngày càng phong phú và phát triển sâu rộng như ngàynay.131.4.2. Xu thế phát triển hiện nay của giáo dục học ở Việt NamDựa trên những thành tựu to lớn đã đạt được trong Nghị quyết Đại hội VIII Đảngta đã khẳng định: đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng và văn minh, vững bước đi lên CNXH. Để thực hiện mục tiêu trên,NQTW IV khoá VII, NQTW II khoá VIII của Đảng CSVN và Chiến lược phát triểngiáo dục 2001 - 2010 đã xác định các định hướng chỉ đạo sau:- Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.Giáo dục giữ vai trò quyết định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài cho đất nước, giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ, có kĩ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thànhvới lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lậpnghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo địnhhướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoahọc - công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ,cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượngvà hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi vớihành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dụcnhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.Mặt khác, chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ màtri thức của con người được coi là yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội. Đểđáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của xã hội, nền giáo dục nước nhà cần có sựđổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhậnthức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp bách không chỉ riêngnước ta mà của mọi quốc gia trên thế giới.1.4.3. Xu thế phát triển hiện nay của giáo dục học thế giớiHiện nay, giáo dục học trên thế giới phát triển theo năm xu hướng cơ bản sau:- Ưu việt hoá cơ cấu tổng thể của giáo dục, bao gồm kết hợp giữa giáo dục toàndiện và giáo dục trọng điểm một cách chặt chẽ, tăng cường tối đa hiệu quả kinh tế củagiáo dục, kết hợp xã hội hoá mọi khâu, mọi quá trình giáo dục, đào tạo.- Phát triển hài hoà, cân đối, toàn diện cá tính, nhân cách.- Tâm lí hoá lý luận dạy học: Vận dụng tối ưu các thành tựu mới về Tâm lí họcvào quá trình dạy học, giáo dục nhằm phát huy hiệu quả giáo dục, đào tạo.- Nhất thể hoá giáo dục với sản xuất: Gắn giáo dục với lao động sản xuất, coitrọng giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chuẩn bị sẵn sàng cho học sinhtham gia lao động sáng tạo, có hiệu quả.- Coi trọng phát triển các xu hướng giáo dục nhân văn, giáo dục cộng đồng, giáodục thường xuyên141.5. HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC VÀ MỐI QUAN HỆGIỮA GIÁO DỤC HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC1.5.1. Các khoa học về giáo dục- Giáo dục học có những phân môn sau đây:+ Lịch sử giáo dục học : Muốn phát triển đúng hướng, giáo dục học luôn phảivận dụng “nguyên tắc lịch sử trong nội dung và phương pháp nghiên cứu”. Như vậy,lịch sử giáo dục học có vai trò quan trọng trong hệ thống các khoa học giáo dục trướchết đối với giáo dục học. Nhờ quán triệt quan điểm đối với các hiện tượng giáo dục[của các thời đại khác nhau] nhà nghiên cứu sẽ phát hiện đúng đắn bản chất xã hội củagiáo dục ở từng thời đại và hiểu được tiến trình phát triển và đổi mới liên tục của giáodục.Lịch sử giáo dục cung cấp cho giáo dục học các tư tưởng giáo dục tiên tiến, kiệtxuất, dựa trên sự kế thừa có chọn lọc có phê phán các thành tựu và lí luận giáo dục cógiá trị trong nước và trên thế giới, giúp cho giáo dục học luôn phát triển, luôn đổi mới,bắt kịp xu thế của thời đại.+ Những vấn đề chung của giáo dục học: nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhấtcủa giáo dục học, cụ thể là: chứng minh giáo dục học là một khoa học; trình bàynhững lý luận, những định luật cơ bản về sự hình thành và phát triển nhân cách; giớithiệu mục đích giáo dục, những quan điểm, những nguyên tắc giáo dục cơ bản nhất; hệthống giáo dục quốc dân; giới thiệu về vai trò của người thầy giáo trong quá trình dạy họcvà giáo dục.+ Lý luận dạy học: Nghiên cứu quá trình dạy học với tư cách là một quá trình sưphạm bộ phận, một phương tiện để trau dồi học vấn, phát triển năng lực và giáo dụccác phẩm chất nhân cách thông qua hoạt động đồng thời giữa giáo viên và học sinhnhằm truyền thụ tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xão, nhận thức và hành động cho họcsinh. Lý luận dạy học nghiên cứu bản chất và các quy luật của quá trình dạy học, nêura được các nguyên tắc chỉ đạo, phương pháp thực hiện và nội dung cần thiết, hìnhthức và phương pháp thích hợp và cuối cùng là đánh giá kết quả dạy học.+ Lý luận giáo dục: Nghiên cứu quá trình sư phạm với tư cách là một quá trìnhsư phạm bộ phận, nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, thái độ và thói quenhành vi trong cuộc sống. Lý luận giáo dục nghiên cứu bản chất và tính quy luật củaquá trình giáo dục, thiết kế nội dung, xây dựng nguyên tắc, tìm ra các phương pháp vàcác hình thức tổ chức giáo dục và đánh giá kết quả về mặt giáo dục các phẩm chấtnhân cách của học sinh.+ Lý luận về quản lý nhà trường: Nghiên cứu quá trình tổ chức và điều khiểncông tác giáo dục nhà trường, các cấp học khác nhau. Nhiệm vụ của lý luận quản lýnhà trường là nghiên cứu bản chất, cấu trúc, các tính quy luật vận hành quá trình đó,xác định nội dung, nguyên tắc và triển vọng phát triển của nó nhằm hoàn thiện cái cũ,xây dựng cái mới trong các hình thức tổ chức, phương pháp và biện pháp hoạt độngquản lí. Nhân lõi của lý luận quản lý nhà trường là những vấn đề quản lý nội bộ nhà15trường, đặc biệt là những vấn đề về tổ chức và lãnh đạo quá trình sư phạm trong nhàtrường.- Giáo dục học nằm trong hệ thống của khoa học giáo dục nhưng bản thân nócũng bao gồm nhiều phân môn khác nhau như: giáo dục học nhà trẻ, mẫu giáo, giáodục học cho lứa tuổi đi học ...- Trong thực tế giáo dục học còn được nghiên cứu và giảng dạy ở từng ngànhchuyên môn – nghề nghiệp [giáo dục học y học, giáo dục học quân sự, giáo dục học kĩthuật…].- Ngành giáo dục học đặc biệt cũng là một bộ phận của giáo dục học có nhiệmvụ chuyên nghiên cứu những vấn đề dạy học và giáo dục những trẻ khuyết tật về thịgiác, thính giác hoặc chậm phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ.- Đối với thực tiễn hoạt động ở nhà trường các bộ môn phương pháp dạy học bộmôn có vai trò quan trọng như: Bộ môn phương pháp dạy học toán, văn, sử, địa, sinh,kĩ thuật, v.v.. còn gọi là “lí luận dạy học bộ môn"Tuy đối tượng nghiên cứu có khác nhau nhưng các phân môn giáo dục học đềucó cơ sở chung là lí luận giáo dục học đại cương, từ những kiến thức và kỹ năng nàymà vận dụng, đáp ứng cho việc giáo dục ở các lĩnh vực khác nhau.1.5.2. Mối quan hệ giữa giáo dục học và các khoa học khácGiáo dục là một hiện tượng xã hội. Giáo dục học là một khoa học xã hội, nó cóliên quan mật thiết với các khoa học, trước hết là với các khoa học xã hội.Giáo dục học có liên quan mật thiết với nhiều ngành khoa học như đạo đức học,mỹ học, kinh tế học, văn học…* Với triết học Mác - Lê nin : Triết học Mác - Lê nin là nền tảng khoa học cho sựphát triển của khoa học giáo dục. Đồng thời có một số vấn đề mà cả hai ngành khoahọc này cùng quan tâm nghiên cứu. Đó là các vấn đề :- Sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa và mục đích giáo dục xã hội chủnghĩa Việt Nam.- Mối liên hệ giữa quá trình giáo dục với các quá trình xã hội khác.- Mối liên hệ giữa tập thể và cá nhân ...* Với đạo đức học: Đạo đức học giúp cho giáo dục học giải quyết những vấn đềvề công tác giáo dục đạo đức, thế giới quan, tư tưởng chính trị cho học sinh.* Với sinh lý học: Sinh lý học là cơ sở khoa học tự nhiên của giáo dục học. Việcnghiên cứu giáo dục học phải dựa vào những thành tựu của sinh lý học đặc biệt là sinhlý học thần kinh cấp cao, về hoạt động của hai hệ thống tín hiệu, về sự phát triển vàvận hành của các giác quan và hoạt động của chúng ...* Với tâm lý học: Tâm lý học cung cấp cho giáo dục học những tri thức khoa họcvề các cơ chế diễn biến và điều kiện tổ chức các quá trình bên trong của sự hình thànhnhân cách con người theo lứa tuổi trong từng hoạt động, làm cơ sở đáng tin cậy choviệc tổ chức quá trình sư phạm.16* Trong giai đoạn hiện nay, nhiều ngành khoa học khác như điều khiển học, tinhọc đang thâm nhập và được ứng dụng trong nghiên cứu về lí luận và thực tiễn giáodục, tạo ra những cách thức tổ chức mới, phương pháp và phương tiện mới trong lĩnhvực giáo dục và dạy học.1.6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC1.6.1. Giáo dục theo nghĩa rộngTrong giáo dục học, khái niệm này hàm nghĩa là sự hình thành có mục đích và cótổ chức những sức mạnh vật chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan,bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ cho con người; với hàm nghĩa rộng nhất, kháiniệm này bao hàm giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố tạo nên những nét tínhcách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các nhu cầu kinh tế - xã hội.Quan niệm về giáo dục ngày nay đã mở rộng hơn trước, do đó các định nghĩatrong các tài liệu giáo dục học thường không bao quát hết các khía cạnh của vấn đề.Cùng hoà vào sự vận động và phát triển của xã hội, người ta hiểu giáo dục là cho tấtcả mọi người; được thực hiện ở bất cứ không gian và thời gian nào phù hợp với từngđối tượng; bằng các phương tiện dạy học khác nhau, với các kiểu học tập đa dạng,trong đó người học đóng vai trò "trung tâm", thực hiện theo phương thức đa dạng hoá,năng động, thích ứng với mọi biến đổi; là trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm củatất cả các ngành, trách nhiệm của tất cả mọi người.Vì vậy, để hiểu đúng khái niệm giáo dục vừa phải theo dõi sát sao sự phát triểncủa thực tiễn giáo dục, kịp thời mở rộng nội hàm khái niệm, đảm bảo được tính khoahọc và phát triển phong phú, đa dạng của khái niệm. Đồng thời phải xuất phát từ cácyếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành con người, từ đó rút ra yếu tố trực tiếp ảnhhưởng đến việc giáo dục. Dù định nghĩa thế nào cũng không được quên đặc trưng củahoạt động giáo dục là hoạt động song song giữa nhà giáo dục và người được giáo dục.1.6.2. Giáo dục theo nghĩa hẹpLà một bộ phận của giáo dục theo nghĩa rộng, là quá trình hình thành thế giớiquan khoa học, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ của người học.Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp được thực hiện không chỉ qua môn đạo đứcmà trong cả các mặt của đời sống ở nhà trường, gia đình và xã hội.1.6.3. Giáo dưỡngKhái niệm giáo dưỡng được dùng khá phổ biến trong các tài liệu Giáo dục học ởnước Nga và ở phương Tây. Ở Việt Nam trong các tài liệu giáo dục học những năm60 của thế kỷ XX đã đề cập đến khái niệm này. Hiện nay, thụât ngữ giáo dưỡng vớihàm nghĩa rộng hơn trước, chủ yếu nói về quá trình giáo dục nhưng nhấn mạnh hơnvấn đề nuôi nấng, giáo dục cân đối cả về mặt thể chất lẫn tinh thần nhằm tạo ra sựphát triển.1.6.4. Dạy họcDạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình, dưới tácdụng chủ đạo của giáo viên, người học tự giác, tích cực, độc lập: nắm vững những tri17thức,và những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặcbiệt là năng lực tư duy, đồng thời hình thành những phẩm chất hoạt động trí tuệ; trêncơ sở đó, hình thành và phát triển thế giới khách quan khoa học, những phẩm chất đạođức của người công dân, người lao động.Với nghĩa này, dạy học được coi là một hoạt động đặc trưng của nhà trường vàlà một con đường cơ bản nhất để tiến hành giáo dục và giáo dưỡng.1.6.5. Giáo dục họcGiáo dục học là một ngành khoa học nghiên cứu bản chất và các quan hệ có tínhquy luật của quá trình hình thành con người như một nhân cách,trên cơ sở đó thiết kếmục tiêu,nội dung,phương pháp và hình thức tổ chức quá trình giáo dục nhằm đạt tớikết quả tối ưu trong các điều kiện xã hội nhất định.Trong quá trình nghiên cứu đốitượng và giải quyết nhiệm vụ của mình,giáo dục học ngày càng phát triển để đáp ứngyêu cầu của thực tiễn giáo dục.Như vậy,GDH được coi là ngành khoa học nghiên cứu bản chất,quy luật,cáckhuynh hướng và tương lai phát triển của quá trình giáo dục,với các nhân tố vàphương tiện phát triển con người như một nhân cách trong suốt toàn bộ cuộcsống.Trên cơ sở đó,GDH nghiên cứu lý luận và cách tổ chức quá trình đó,các phươngpháp,hình thức hoàn thiện hoạt động của nhà giáo dục,các hình thức hoạt động củangười được giáo dục,đồng thời nghiên cứu sự phối hợp hành động của nhà giáo dụcvới người được giáo dục[Trần Tuyết Oanh[chủ biên]- GDH tập 1- NXBDDHSP –2012Câu hỏi ôn tập và thảo luận1. Tại sao nói: Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt? Tính chất đặc biệt đóthể hiện ở những khía cạnh cơ bản nào?2. Phân tích các chức năng cơ bản của giáo dục học.3. Phân tích đối tượng nghiên cứu của giáo dục học.4. Phân biệt các khái niệm cơ bản của Giáo dục học và mối quan hệ giữa các kháiniệm đó.Thảo luận: Các chức năng của giáo dục học; xu hướng phát triển của Giáo dụchọc hiện nay; các khái niệm cơ bản của giáo dục học. Liên hệ thực tiễn18CHƯƠNG 2. GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH2.1. Sự phát triển nhân cách của con người2.1.1. Khái niệm con người, nhân cách trong giáo dục học2.1.1.1. Khái niệm con người trong giáo dục họcCon người là thực thể của tự nhiên [sinh vật sống có ý thức, có ngôn ngữ, có nãovà vỏ não phát triển đến mức độ cao] và tuân theo những quy luật của tự nhiên.Con người là một thực thể xã hội: sản phẩm của xã hội, mang bản chất xã hội;mọi thuộc tính, phẩm chất của con người đều được hình thành thông qua sự tác độngcủa xã hội, thông qua mối quan hệ người- người [quy luật xã hội].Cái tự nhiên và cái xã hội tồn tại trong con người không tách biệt nhau mà thốngnhất, hoà nhập, chi phối, chế ước lẫn nhau. C.Mác đã khẳng định: “... bản chất conngười không phải là cái gì chung chung trừu tượng, trong tính hiện thực của nó, bảnchất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Nhận định này cho thấy:- Con người tồn tại trong rất nhiều mối quan hệ, quan tâm đến các mối quan hệcủa con người chính là để hiểu rõ bản chất con người.- Bản chất con người bao giờ cũng được bộc lộ, được thể hiện ra trong chínhcuộc sống, trong hoạt động đa dạng và phong phú của nó.Vậy, con người là sản phẩm của lịch sử xã hội, là thực thể tự nhiên mang bảnchất xã hội bao gồm những phẩm chất, thuộc tính có ý nghĩa xã hội được hình thànhtrong quá trình sống và do kết quả của sự tác động qua lại giữa con người với conngười trong xã hội. Con người là chủ thể hoạt động, là lực lượng sáng tạo ra hệ thốngcác giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.Với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, con người được coi là nhân tốquyết định cho sự phát triển. Nhận thức sâu sắc về vai trò của con người trong sự pháttriển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định:- Coi mục tiêu, động lực chính của sự phát triển là vì con người và do con người.- Đặt con người vào vị trí trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.- Khơi dậy tiềm năng của mọi cá nhân, tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộctrong việc thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước.Quan điểm trên cần được quán triệt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội ởnước ta và trong chính quá trình học tập, tu dưỡng của học sinh, sinh viên hiện nay.2.1.1.2. Khái niệm nhân cách trong giáo dục họcKhái niệm nhân cách được xem xét dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhaunhưng nhìn chung đều thống nhất :- Nhân cách là một hệ thống các thuộc tính ổn định của con người, những thuộctính này rất đa dạng, bao gồm các mặt: đức, trí, thể, mĩ ...- Mỗi cá nhân có một nhân cách riêng.19- Nhân cách có ở con người đã phát triển, định hình về mặt xã hội, đã trở thànhmột chủ thể xã hội.- Bản chất nhân cách bao gồm hai mặt: mặt tự nhiên và mặt xã hội, trong đó mặtxã hội có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.Theo truyền thống và trong đời sống, người Việt Nam xem nhân cách con ngườibao gồm 2 mặt: phẩm chất [đức] và năng lực [tài]. Nó được hình thành và phát triểntrong quá trình con người tham gia hoạt động, giao lưu và quá trình rèn luyện.Như vậy, khi con người là một thành viên của xã hội, chủ thể của các mối quanhệ xã hội và hoạt động ta nói đến nhân cách của họ. Nhân cách là tổ hợp những đặcđiểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của conngười. Nói đến nhân cách là nói đến mặt tâm lý, xã hội, văn hoá, đến giá trị và cốtcách làm người.Xét dưới góc độ giáo dục học, khái niệm nhân cách bao gồm tất cả các nét, cácmặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. Những thuộc tính nàyđược hình thành trong quá trình tác động qua lại giữa người đó và những người kháctrong xã hội. Cũng trong quá trình hình thành phát triển nhân cách của con người,hàng loạt đặc điểm, thuộc tính, thái độ ... của họ được biến đổi và trở thành những đặcđiểm, thuộc tính đích thực - tính xã hội - đạo đức.2.1.2. Khái niệm về sự hình thành và phát triển nhân cáchCon người sinh ra chưa có nhân cách. Nhân cách con người hình thành và pháttriển khi con người [trực tiếp hay gián tiếp] tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnhhội nền văn hoá xã hội để hình thành, phát triển nhân cách của mình. Nói cách khác,chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí, con người đãtự hình thành và phát triển nhân cách của mìnhSự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi không ngừng của cá nhân về mặt sốlượng lẫn chất lượng, bao gồm: sự phát triển về mặt thể chất và sự phát triển về mặttâm lý, xã hội:- Sự phát triển về mặt thể chất biểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng,cơ bắp, sự hoàn thiện của các giác quan, hệ thần kinh, não bộ...- Sự phát triển về mặt tâm lý biểu hiện ở những biến đổi cơ bản trong quá trìnhnhận thức, xúc cảm ý chí, ở sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách.- Sự phát triển về mặt xã hội biểu hiện rõ ở việc thiết lập các mối quan hệ xã hội.2.2. Nhân cách con người Việt Nam truyền thống và hiện đại2.2.1. Con người Việt Nam truyền thốngTruyền thống là cái ổn định, tồn tại, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã trở thànhmột dân tộc anh hùng. Chính truyền thống vẻ vang ấy đã in sâu vào trong máu thịt củabao thế hệ con cháu.20- Lòng yêu nước: Được nhen nhóm lên từ lòng yêu gia đình, làng xóm, quêhương. Nó được củng cố và phát triển do tính dân chủ, sinh hoạt tinh thần phong phú,mang đậm tính nhân văn. Đất nước do người dân Việt Nam xây dựng nên bằng mồhôi, nước mắt và cả máu, vì vậy họ rất yêu quý, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ, giữ gìn nó.- Tinh thần đoàn kết: Đoàn kết dân tộc là một nét đặc biệt của truyền thống ViệtNam, đoàn kết trong Đảng, trong dân tộc thành một khối thống nhất, là vũ khí sắc bénchống lại mọi thứ giặc. Trong giai đoạn hiện nay, truyền thống đoàn kết được nâng lênmột tầm cao mới.- Lòng nhân ái: Trong mối quan hệ giữa người với người, lòng nhân ái là nét nổibật trong truyền thống con người Việt Nam. Ngày nay, lòng nhân ái được kết tinhthành một khối, thành tư tưởng lớn, được nhân rộng lên rất nhiều.- Hiếu học: Dân ta vốn nghèo nhưng rất hiếu học. Chính truyền thống quý báunày đã tạo nên sức sống mãnh liệt đánh bại thứ giặc nguy hiểm là giặc dốt. Dân tộcViệt Nam tự vươn lên để chiến thắng chính mình bởi họ ý thức rằng “Một dân tộc dốtlà một dân tộc yếu" [Hồ Chí Minh]. Trong điều kiện mở cửa, giao lưu, hội nhậptruyền thống này có thể xem là một di sản quý báu của dân tộc ta, một trong nhữngtiềm năng quan trọng giúp nước ta hội nhập thành công.Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị cao đẹp của truyền thống dân tộc mà chúng tađã, đang và sẽ còn phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa thì vẫn còn tồn tại không ít vấn đềđặt ra từ di sản truyền thống, như: những thói quen và tập tính của một cư dân nôngnghiệp khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, nền kinh tế thị trường; khả năng hoạchtoán kinh tế kém; tâm lý bình quân, cào bằng; lối sống tự do, tuỳ tiện; thói quen trọngtập lệ hơn luật pháp... Một vấn đề không thể không nhắc đến là đại bộ phận thanhthiếu niên có biểu hiện sa sút về đạo đức, bị tiêm nhiễm bởi thói ăn chơi truỵ lạc. Dođó, mọi biểu hiện trên đây cần được khắc phục và giáo dục.2.2.2. Con người Việt Nam hiện đạiTrên đà phát triển hiện nay, diện mạo đất nước và con ngưòi Việt Nam đã cónhững thay đổi lớn lao. Bên cạnh những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế và nângcao đời sống, chúng ta đang đứng trước thách thức lớn mà đáng lo ngại nhất là sự sasút về đạo đức của một bộ phận dân cư. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu con người ViệtNam hiện đại là hết sức quan trọng.Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, các nhà giáo dục học đã nêu lênmột số vấn đề đáng chú ý về con người Việt Nam hiện đại như sau:- Về lòng yêu nước: Trước kia, lòng yêu nước của người Việt Nam thường thểhiện qua tinh thần anh dũng trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Nhưng trong điềukiện hiện nay, lòng yêu nước của người Việt Nam thể hiện trước hết ở việc nỗ lựcthực hiện lý tưởng “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Lýtưởng này cụ thể hoá trong các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước.21- Về tinh thần hiếu học: Nhìn chung, con người Việt Nam hiện đại đặc biệt làtầng lớp thanh niên vẫn kế thừa được truyền thống hiếu học của cha anh. Trong thờiđại tri thức như hiện nay, đó là thế mạnh mà chúng ta đang khai thác trong quá trìnhhội nhập. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một kế hoạch dài hơi trong việc đào tạo vàsử dụng nhân tài, một bộ phận nhân dân còn coi trọng bằng cấp, xem nhẹ học nghề,nhất là các lĩnh vực trực tiếp sản xuất kinh doanh.Thanh niên hiện nay rất nhạy bén, nhanh chóng tiếp nhận cái mới: chấp nhậncạnh tranh, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm... Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề đạt ranhư: các tệ nạn xã hội ngày càng tăng, tư tưởng sùng ngoại, bắt chước lối sống xa hoa,hưởng lạc, đồi bại đang lan rộng ...2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách2.3.1. Vai trò của di truyền trong sự phát triển nhân cách2.3.1.1. Khái niệmDi truyền là sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh học có ở cha mẹ, là sựtruyền lại từ cha mẹ đến con cái những phẩm chất và những đặc điểm nhất định đãđược ghi lại trong hệ thống gen.Bẩm sinh là những thuộc tính sinh học mà đứa trẻ có được khi mới sinh ra.2.3.1.2. Vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách- Vấn đề di truyền những tư chất và nhất là những năng lực về một lĩnh vực hoạtđộng nào đó ở trẻ em là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực giáodục.- Di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, đảm bảo choloài người tiếp tục tồn tại, phát triển và thích ứng với những biến đổi của điều kiệnsống, tạo cho con người có khả năng hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhấtđịnh.- Di truyền đóng vai trò là cơ sở, tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triểnnhân cách, chúng không vạch ra xu hướng phát triển cũng như không giới hạn trình độphát triển. Bởi lẽ di truyền có trở thành hiện thực hay không, hoặc trở thành hiện thựcở mức độ nào còn phụ thuộc vào sự đam mê, hứng thú học tập, hứng thú, tính tíchcực, tự giác học tập, tu dưỡng rèn luyện của mỗi cá nhân.- Những yếu tố di truyền không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhâncách của con người, trong một số trường hợp nó còn gây khó khăn, cản trở sự pháttriển nhân cách của mỗi cá nhân.Như vậy, yếu tố di truyền có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và pháttriển nhân cách của mỗi cá nhân. Di truyền có liên quan đến việc hình thành các nănglực hoạt động trong lĩnh vực nhất định. Di truyền không quy định xu hướng phát triểnnhân cách của cá nhân, cũng không giới hạn trình độ phát triển nhân cách. Xu hướngvà trình độ phát triển nhân cách chủ yếu phụ thuộc vào giáo dục và ảnh hưởng củamôi trường xã hội.Vì vậy, các nhà giáo dục cần:22- Nhận thức được rằng: những yếu tố bẩm sinh, di truyền bộc lộ và phát triểntrong những điều kiện nhất định về chính trị, kinh tế, xã hội, những khả năng chỉ riêngcon người mới có như tư duy, năng khiếu không chỉ phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh, ditruyền mà còn phụ thuộc vào điều kiện xã hội và các quan hệ xã hội. Yếu tố bẩm sinh,di truyền có được bảo tồn và thể hiện ở thế hệ sau hay không, thể hiện ở mức độ nàothì còn phụ thuộc vào điều kiện sống. Vì vậy, bẩm sinh, di truyền là tiền đề vật chấtcần thiết cho sự phát triển nhân cách.- Đánh giá đúng vai trò của yếu tố bẩm sinh, di truyền trong sự hình thành nhâncách. Nếu xem nhẹ ảnh hưởng của nhân tố sinh học, di truyền thì có nghĩa là chúng tađã bỏ qua yếu tố tư chất- tiền đề thuận lợi cho sự phát triển. Ngược lại, nếu tuyệt đốihoá hoặc đánh giá quá cao sẽ dẫn đến sai lầm về mặt nhận thức luận, phủ nhận khảnăng biến đổi bản chất con người cũng như hạ thấp vai trò của giáo dục và tự giáodục.- Phát hiện đúng và kịp thời những tư chất và tiềm năng vốn có ở học sinh để xâydựng kế hoạch và phương hướng phát triển phù hợp.- Bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho sự phát triển toàn diện củamọi học sinh, góp phần tích cực vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đấtnước.2.3.2. Vai trò của môi trường trong sự phát triển nhân cách2.3.2.1. Khái niệmMôi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hộixung quanh cần thiết cho hoạt động sống và sự phát triển của con người. Có hai loạimôi trường: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.- Môi trường tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên - hệ sinh thái phục vụ chohoạt động học tập, lao động sản xuất, rèn luyện thể chất, vui chơi, giải trí của conngười.- Môi trường xã hội là hệ thống tất cả các mối quan hệ xã hội mà trong đó conngười sống và hoạt động như môi trường chính trị, môi trường kinh tế sản xuất, môitrường pháp luật, môi trường gia đình, môi trường dòng họ, môi trưòng nhà trường...2.3.2.2. Môi trường và sự phát triển nhân cách- Vai trò của môi trường tự nhiên:Hiện nay cùng tồn tại hai hệ thống quan điểm khác nhau về vai trò của yếu tốmôi trường tự nhiên:+ Quan điểm của các học giả phi Macxit: “Trong yếu tố môi trường thì yếu tốmôi trường tự nhiên giữ vai trò quyết định. Có vùng dân cư thông minh và có vùngdân cư ngu xuẩn” [quan điểm địa lý duy vật].+ Quan điểm Macxit: Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng gián tiếp, là một yếu tốđiều kiện cho sự hình thành, phát triển nhân cách.23Lật lại quan điểm của các học giả phi Macxit, họ cho rằng yếu tố môi trường tựnhiên quyết định sự phát triển nhân cách nên dẫn đến hiện tượng “có vùng dân cưthông minh và có vùng dân cư ngu xuẩn”. Đứng trên lập trường quan điểm Macxitchúng ta nhận thấy quan điểm trên là sai lầm bởi sự phát triển của môi trường tự nhiênbao giờ cũng diễn ra chậm hơn so với sự phát triển của xã hội loài người. Môi trườngtự nhiên muốn có sự thay đổi đáng kể phải mất đến hàng nghìn, hàng vạn thậm chíhàng triệu năm nhưng sự phát triển xã hội lại diễn ra nhanh hơn nhiều. Vì vậy, môitrường tự nhiên không thể là yếu tố quyết định trực tiếp sự hình thành, phát triển nhâncách, ảnh hưởng của nó thể hiện ở chỗ có thể tạo điều điều kiện thuận lợi hoặc khôngthuận lợi đối với sự hình thành, phát triển nhân cách.- Vai trò của môi trường xã hội:Khi nói đến ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhâncách, giáo dục học chủ yếu nhấn mạnh đến môi trường xã hội. Vai trò đó được thểhiện ở các mặt sau:- Môi trường đưa ra những nhu cầu khách quan đối với cá nhân con ngườitrong những giai đoạn lịch sử nhất định. Thực chất đó là mô hình, kiểu nhân cách conngười mà xã hội xem là mục tiêu phấn đấu phải xây dựng cho bằng được, đồng thờicũng phải xem đó là nguồn động lực cho sự phát triển liên tục của xã hội. Mặt khác,mỗi thành viên xã hội cũng phải coi đó là mẫu nhân cách. Là mục tiêu của bản thân đểhọc tập, tu dưỡng, rèn luyện theo mô hình nhân cách đó nhằm đáp ứng yêu cầu của xãhội.- Môi trường tạo ra các phương tiện, điều kiện cho cho sự phát triển nhân cáchtheo các yêu cầu khách quan đã xác định. Đó là những điều kiện, phương tiện giúpcon người tham gia vào các hoạt động và giao lưu với những nội dung và hình thức đadạng, phong phú, nhờ đó mà cá nhân có thể chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội,các giá trị văn hóa của loại người để hình thành và hoàn thiện nhân cách của bản thân.- Môi trường quan tâm đặc biệt đến khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quảnhững khả năng vốn có của con người với nhân cách đang phát triển, nhằm khôngngừng thúc đẩy bản thân nó phát triển theo những định hướng mà môi trường xã hộixác định.- Môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người thông qua cácmối quan hệ xã hội đa dạng như: quan hệ giai cấp, dân tộc, gia đình; quan hệ sản xuất,quan hệ tư tưởng… Nhờ có các quan hệ này mà môi trường và con người tác độngqua lại với nhau, trên cơ sở đó nhân cách con người được hình thành và phát triển.Vìthế mỗi người đều cần phải tham gia vào các mối quan hệ cụ thể nhất định nhằmchiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội, các giá trị đạo đức nhân văn…Để trên cơ sở đócó thể hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách phù hợp với những yêu cầuchung của xã hội.- Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, song ảnhhưởng đó theo chiều hướng và mức độ khác nhau dối với các loại thành phần xã hộikhác nhau,thậm chí ở các cá nhân khác nhau24Bởi vì trong cùng một môi trường xã hội, nhưng mỗi thành viên lại có vị trí xãhội, điều kiện sống, học tập, lao động… khác nhau. Vì vậy ảnh hưởng của môi trườngđến sự phát triển nhân cách của các thành phần xã hội khác nhau sẽ không hoàn toàngiống nhau. Tương tự như vậy, ảnh hưởng của các thành viên xã hội khác nhau đốivới môi trường cũng không hoàn toàn giống nhau.Hơn nữa mỗi thành viên xã hội là một cá nhận riêng lẻ. Mỗi cá nhân có lậptrường, quan điểm, thái độ, năng lực…không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, tính chất,mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển cá nhân còn phụ thuộc vàothái độ, lập trường, quan điểm của cá nhân đối với ảnh hưởng đó. Cá nhân tiếp thu,chấp nhận hay phản đôí, tùy thuộc vào xu hướng và năng lực của cá nhân tham gia cảitạo môi trường tích cực hay tiêu cực, mạnh hay yếu.- Môi trường không chỉ ảnh hưởng tích cực mà còn ảnh hưởng tiêu cực đối vớisự hình thành và phát triển nhân cách. Bởi trong quan hệ với môi trường, một mặt cánhân tiếp nhận được những ảnh hưởng tốt. Song mặt khác, cá nhân cũng phải chịu ảnhhưởng xấu do môi trường đem lại. Những ảnh hưởng tốt, tích cực, những ảnh hưởngxấu tiêu cực đan xen vào nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển không đồng đều, thậm chítrái ngược nhau của các yếu tố môi trườngNhiều khi trong một yếu tố ảnh hưởng lại có tính hai mặt: mặt tích cực và mặttiêu cực.Trong môi trường xã hội nước ta hiện nay, các yếu tố tích cực rất nhiều, có tácdụng định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cáchcon người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêngMôi trường kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay là môi trường kinh tế thịtrường, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước, theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Điều này kích thích, phát triển ở con người tính năng độnghơn, linh hoạt động, có chí tiến thủ, có khả năng tự lập cao hơn.Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng có những mặt tiêu cực như: thái độ tônsùng đồng tiền, coi thường đạo lý, muốn là giàu nhanh chóng bất chấp pháp luật, tìnhtrạng tham ô, hối lộ…cũng đã và đang tác động không nhỏ đến sự phát triển nhâncách con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu không có sự định hướng đúngđúng đắn của nhà trường, gia đình và nếu không có ý thức tự giáo dục, rèn luyện củabản thân thì các thành viên trong xã hội sẽ dễ bị tha hóa, biến chất.Tóm lại, môi trường và nhân cách có sự tác động qua lại lẫn nhau. Tác động củamôi trường ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách và được phản ánh vàonhân cách. Mặt khác, tính tích cực của nhân cách cũng tác động đến môi trường nhằmgóp phần phát triển môi trường và cũng qua đó nhân cách lại có cơ hội ngày cànghoàn thiện hơn.2.3.3. Giáo dục và sự phát triển nhân cách2.3.3.1. Khái niệm chung về giáo dục25

Video liên quan

Chủ Đề