Nợ xấu bao nhiêu ngân hàng tuyên bố phá sản năm 2024

Trên thực tế tại Việt Nam hiện nay thì chưa có một ngân hàng nào bị phá sản. Để một ngân hàng có thể phá sản thì là một điều khá khó khăn, bởi lẽ khi phía ngân hàng thương mại hoạt động không tốt thì phía ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo nhiều biện pháp để cứu vãn. Đồng thời, thủ tục phá sản cũng tương đối phức tạp với nhiều biện pháp phục hồi. Ngân hàng về bản chất cũng là một doanh nghiệp, do đó, việc kinh doanh thua lỗ dẫn đến việc một ngân hàng đứng trên bờ vực phá sản cũng là một hệ quả tất yếu. Tuy nhiên, không khó để nhận ra rằng chưa từng có ngân hàng phá sản tại Việt Nam và trên thế giới, điều này cũng là tương đối hạn chế.

Căn cứ pháp lý

  • Luật phá sản 2014
  • Luật các tổ chức tín dụng 2010
  • Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP

I. Khi nào ngân hàng bị tuyên bố phá sản?

Luật Các tổ chức tín dụng 2010, các tổ chức tín dụng được yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, một ngân hàng có thể bị coi là phá sản khi ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.

Theo Điều 155, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

Nợ xấu bao nhiêu ngân hàng tuyên bố phá sản năm 2024
Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

  • Ví dụ các trường hợp về các ngân hàng phá sản

Ví dụ khách hàng gửi tiết kiệm 100 triệu đồng tại NHTM A, trong trường hợp ngân hàng mất khả năng thanh toán dẫn đến không có khả năng chi trả, chấm dứt hoạt động, bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả cho người gửi tiền 50 triệu đồng, số còn lại cùng với lãi ở ngân hàng sẽ được giải quyết theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Đối với trường hợp ngân hàng giải thể, không tiếp tục hoạt động, ngân hàng sẽ phải thực hiện mọi nghĩa vụ cho khách hàng trước khi giải thể. Còn trong trường hợp ngân hàng được một ngân hàng khác mua lại hay sáp nhập thì ngân hàng trong tương lai sẽ tiếp quản, giải quyết các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng cũ.

II. Quy định về việc phá sản của ngân hàng

Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017) quy định về việc phá sản của ngân hàng tại Điều 155, cụ thể như sau:

  • Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
  • Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
  • Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng.

Như vậy, một ngân hàng có thể bị coi là phá sản khi ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.

III. Quy định về việc phân chia tài sản của ngân hàng phá sản

Pháp luật Phá sản quy định ngân hàng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà bị tuyên bố phá sản thì phải hoàn trả khoản vay đặc biệt này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác trước khi thực hiện việc phân chia tài sản.

Nợ xấu bao nhiêu ngân hàng tuyên bố phá sản năm 2024
Việc phân chia tài sản của ngân hàng phá sản được quy định tại Điều 101, Luật Phá sản năm 2014. Theo đó, việc phân chia tài sản sẽ được thực hiện theo thứ tự sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trong trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

  • Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ theo thứ tự trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
    • Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
    • Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
    • Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.

Như vậy, nếu ngân hàng phá sản, người gửi có thể sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù (theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng).

IV. Các thắc mắc thường gặp về ngân hàng phá sản

1. Ngân hàng phá sản thì người gửi tiền có nhận lại được tiền gửi không?

Trong trường hợp ngân hàng phá sản người gửi có được nhận lại tiền gửi? Việc phá sản ngân hàng gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người gửi tiền bởi theo nguyên tắc, ngân hàng phá sản là không đủ khả năng thanh toán.

Theo đó, nếu ngân hàng phá sản thì người gửi tiền sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 125 triệu đồng.

Bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.

Nợ xấu bao nhiêu ngân hàng tuyên bố phá sản năm 2024
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Phá sản, các tài sản còn lại của ngân hàng khi phá sản sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt cho các đối tượng lần lượt như sau: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT và các quyền lợi của người lao động. Sau đó mới đến các khoản tiền gửi.

2. Ngân hàng phá sản, người gửi tiền được đền bù bao nhiêu?

Do ngân hàng được phép phá sản, nên để giảm thiểu rủi ro cho người gửi, Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 yêu cầu các ngân hàng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách.

Nợ xấu bao nhiêu ngân hàng tuyên bố phá sản năm 2024
Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Khi mua bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền sẽ được chi trả một khoản tiền trong hạn mức khi ngân hàng phá sản. Trước đây, hạn mức này là 75 triệu đồng, nghĩa là ngân hàng phá sản thì người gửi tiền được chi trả tối đa 75 triệu đồng.

Tuy nhiên, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 32/2021/QĐ-Ttg về hạn mức trả tiền bảo hiểm mới. Cụ thể, theo Quyết định này, số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Như vậy, nếu người gửi tiền mà ngân hàng phá sản sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 125 triệu đồng.

Bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi sẽ có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Ngân hàng phá sản NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.