Nóc nhà của thế giới thuộc dãy núi nào

TPO - Đỉnh núi này được biết đến là "nóc nhà thế giới", cao 8.848 m tính từ mực nước biển, nằm ở giữa biên giới Nepal và Tây Tạng, thuộc dãy Himalaya.

  • icon

    Everest

  • icon

    Chimborazo

  • icon

    Kanchenjunga

Câu trả lời đúng là đáp án A: Đỉnh Everest được biết đến là "nóc nhà thế giới", cao 8.848 m tính từ mực nước biển, nằm ở giữa biên giới Nepal và Tây Tạng, thuộc dãy Himalaya. Để leo lên đỉnh Everest, các nhà leo núi có thể đi theo hai đường chính: leo phía đông nam từ Nepal hoặc phía đông bắc từ Tây Tạng. Theo Mpora, những người leo Everest thành công đầu tiên là Sir Edmund Hillary và Tenzing Norway. Họ lên đến đỉnh Everest năm 1953. Ngược lại, hàng trăm người đã bỏ mạng trên hành trình chinh phục nóc nhà thế giới này. Đứng sau Everest cũng là hai đỉnh núi thuộc châu Á: đỉnh K2 [biên giới Pakistan và Trung Quốc] cao thứ 8.611 m và đỉnh Kanchenjunga [biên giới Nepal và Ấn Độ] cao 8.586 m, theo World Atlas.

  • icon

    Nepal và Tây Tạng

  • icon

    Nepal và Ấn Độ

  • icon

    Tây Tạng và Ấn Độ

Câu trả lời đúng là đáp án A: Nằm giữa biên giới Nepal và Tây Tạng, đỉnh Everest cao 8.848 m, là điểm cao nhất thế giới tính từ mực nước biển, thu hút hàng triệu người đến chinh phục. Các nhà leo núi có thể đi theo hai đường chính, một là leo phía đông nam từ Nepal, hai là leo phía đông bắc từ Tây Tạng.

  • icon

    Đỉnh thiêng

  • icon

    Thánh mẫu của vũ trụ

  • icon

    Rốn của vũ trụ

Câu trả lời đúng là đáp án B: Trong tiếng Nepal, đỉnh núi này được gọi là Sagarmatha, có nghĩa "trán trời". Người Tây Tạng lại gọi là Chomolangma - "Thánh mẫu của vũ trụ". Theo CNN Travel, nhiệt độ ở đỉnh Everest dao động từ -31 đến -4 độ F. Tháng năm là thời điểm để leo núi, khi trời ít gió. Ngoài Everest, nhiều ngọn núi thuộc top cao nhất thế giới thuộc Nepal hoặc nằm giữa biên giới Nepal và Trung Quốc như Kanchenjunga, Lhotse hay Makalu...

  • icon

    Rockey

  • icon

    Andes

  • icon

    Himalaya

Câu trả lời đúng là đáp án B: Dãy Andes gồm chuỗi núi liên tục nằm dọc theo bờ biển phía tây Nam Mỹ. Theo Live Science, dãy Andes dài 7.242 km, kéo dài qua bảy quốc gia gồm: Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia, Chile và Argentina. Theo World Atlas, có hàng nghìn loài động vật sống ở dãy núi Andes từ loài có vú, bò sát, đến chim. Nơi đây còn có nhiều khu rừng lớn với hàng chục nghìn loài thực vật. Đỉnh núi cao nhất thuộc dãy Andes là Aconcagua [6.962 km], thuộc Argentina. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất châu Mỹ, vốn là núi lửa nhưng không còn hoạt động, được chinh phục lần đầu vào năm 1897 trong một cuộc khảo sát của người Anh, dẫn đầu bởi Edward FitzGerald.

  • icon

    Kilimanjiro

  • icon

    Núi Kenya

  • icon

    Meru

Câu trả lời đúng là đáp án A: Với chiều cao 5.895 m so với mực nước biển, Kilimanjaro thuộc Tanzania là ngọn núi cao nhất châu Phi, theo World Atlas. Kilimanjiro thuộc công viên quốc gia núi Kilimanjaro - nơi được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1987. Nó được hình thành hàng triệu năm về trước, gồm ba miệng núi lửa là Kibo, Mawenzi và Shira. Các dư chấn gần nhất của ngọn núi này là cách đây khoảng 200 năm. Kilimanjiro là đỉnh núi được những người ưa khám phá, chinh phục yêu thích. Nhóm leo núi đầu tiên chinh phục ngọn núi này vào ngày 6/10/1989 đến từ Áo.

  • icon

    Andes

  • icon

    Vinson

  • icon

    Erebus

Câu trả lời đúng là đáp án B: Vinson, nằm cách cực nam Trái Đất khoảng 1.200 km, cao hơn 5.000 m [một số tài liệu ghi 4.892 m], dài 21 km, là ngọn núi cao nhất Nam Cực. Theo World Atlas, ban đầu núi được gọi là Vinson Massif, đề cập đến một chuỗi các ngọn núi kết nối với nhau. Sau này, khi đỉnh cao nhất được phát hiện, nó được đặt tên là đỉnh Vinson. Do điều kiện thời tiết ở Nam Cực không thuận lợi, khả năng tiếp cận và leo lên tới đỉnh Vinson rất thấp. Đây là ngọn núi ít được chinh phục nhất trong số các ngọn núi cao nhất ở các lục địa. Nhóm của nhà leo núi người Mỹ Nicholas Clinch là những người đầu tiên chinh phục Vinson năm 1966. Còn ở khu vực châu Đại Dương, đỉnh cao nhất là Puncak Jaya hay còn được gọi là kim tự tháp Carstensz, cao 4.884 m.

  • icon

    6.959 m

  • icon

    6.969 m

  • icon

    6.979 m

Câu trả lời đúng là đáp án A: Argentina có tên chính thức Cộng hòa Argentina là quốc gia lớn thứ hai Nam Mỹ, sau Brazil. Với diện tích 2.780.400 km2, dân số đến năm 2018 là 44,7 triệu, theo Worldometers. Argentina sở hữu điểm cao nhất ở cả châu Mỹ, Tây bán cầu và Nam bán cầu, đó là đỉnh núi Aconcagua 6.959 m thuộc dãy Andes. Tuy đỉnh nằm ở tỉnh Mendoza, Argentina, sườn phía tây của Aconcagua nối liền từ các vùng đất thấp ven biển của Chile, ngay phía bắc thủ đô Santiago. Aconcagua bị chia cắt theo hướng Bắc Nam bởi Valle de las Vacas và theo hướng Đông Tây bởi Valle de los Horcones Inferior. Ngọn núi này cũng như vùng phụ cận của nó đều thuộc Parque provincial Aconcagua. Ngọn núi này có một số sông băng, trong đó dài nhất là Ventisquero Horcones Inferior dài 10 km. Nó bắt nguồn từ mạn nam cao 3600 km so với mặt nước biển gần trại Confluencia. Aconcagua vốn là núi lửa nhưng không còn hoạt động. Theo các nhà leo núi, đây là đỉnh núi dễ leo nhất trong số các ngọn núi cao của thế giới. Những nhà thám hiểm không cần sử dụng các công cụ kỹ thuật như dây thừng, móc sắt, rìu leo núi. Aconcagua được chinh phục lần đầu vào năm 1897 trong một cuộc khảo sát của người Anh, dẫn đầu bởi Edward FitzGerald.

  • icon

    Andes

  • icon

    Erebus

  • icon

    Elbrus

Câu trả lời đúng là đáp án C: Đỉnh Elbrus là một đỉnh núi nằm ở miền tây dãy núi Kavkaz, tại nước cộng hòa tự trị Kabardino-Balkaria thuộc Liên bang Nga, gần biên giới với Gruzia. Một núi lửa đã không hoạt động kể từ khoảng 2.000 năm trước, nó là đỉnh núi cao nhất trong dãy Kavkaz, phần thuộc về châu Âu [nếu biên giới giữa châu Âu và châu Á được coi là nằm ở phía nam đỉnh Elbrus - tại khu vực sông Kura và Qvirila]. Đỉnh phía tây của Elbrus có độ cao 5.642 m và có thể coi là đỉnh núi cao nhất tại châu Âu. Đỉnh phía đông thấp hơn một chút: nó cao 5.621 m. Hai đỉnh này cách nhau khoảng 3 km, nối với nhau bằng một khu vực lõm xuống [yên ngựa] nằm ở cao độ khoảng 5.200 m. Tổng diện tích bị đóng băng là khoảng 134,5 km². Prielbrusje, khu điều dưỡng với môn thể thao trượt tuyết nổi tiếng nhất tại Nga, nằm tại núi này. Theo phân loại leo núi thì Elbrus được đánh giá là cấp núi tuyết-băng cấp 2A khi leo len đỉnh phía tây từ phía bắc của nó, còn đi qua cả hai đỉnh là cấp 2B. Có các hành trình phức tạp khác, chẳng hạn Elbrus [Z] theo sườn núi S-Z: cấp 3A. Các khe núi Adylsu, Shkheldy, Adyrsu hay các khối núi Donguzoruna vàUshby cũng rất phổ biến trong số các nhà leo núi và các du khách ưa thích leo núi.

Đỗ Hợp [T/H]

MỚI - NÓNG

TPO - Tối nay [24/7], tại thành phố Huế [Thừa Thiên - Huế], diễn ra Lễ thắp nến tri ân và chương trình giao lưu nghệ thuật “Vang vọng khúc khải hoàn”, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ [27/7/1947 - 27/7/2022].

TPO - Ngày 24/7, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TPHCM, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ phát động trồng cây cải tạo cảnh quan tại các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia tỉnh Quảng Trị và khai mạc hành trình “Tuổi trẻ Việt Nam - Viết tiếp câu chuyện hòa bình”.

TPO - Tối 24/7, lãnh đạo tỉnh Lào Cai cùng đoàn viên thanh niên các lực lượng vũ trang, tỉnh Đoàn, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có buổi thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ phường Nam Cường, TP Lào Cai.

Video liên quan

Chủ Đề