Nơi nào được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta

Đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu nên ở nước ta sớm đã có các trường đại học được xây dựng và đi vào hoạt động. Tính đến thời điểm hiện tại, con số các trường đại học ở Việt Nam đã lên tới hàng trăm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về trường đại học có bề dày lịch sử lâu đời nhất. Hãy cùng Phương Nam 24h điểm qua danh sách các trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
 


 

1. Trường Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Y Hà Nội có tiền thân là trường Đại học Y dược Đông Dương, được thành lập vào năm 1902 dưới sự điều hành của người Pháp. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là một danh y nổi tiếng thế giới - Bác sĩ Yersin. Trong giai đoạn từ năm 1902 đến 1945, tất cả các cán bộ, giảng viên tại trường đều là người Pháp. Và đương nhiên, ngôn ngữ giảng dạy cũng là tiếng Pháp. Đến giai đoạn sau cách mạng, vào ngày 15/11/1945 trường Đại học Y dược Đông Dương chính thức bước vào kỳ khai giảng đầu tiên dưới sự điều hành của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và đến năm 1961, trường được tách ra thành Đại học Dược Hà Nội và trường Đại học Y Hà Nội như hiện nay.
 


 

Trong quá trình phát triển, trường Đại học Y Hà Nội đã đạt được rất nhiều thành tựu. Nổi bật nhất là những cống hiến trong chuyên ngành tim mạch, sốt rét, cắt gan,....Những tên tuổi nổi bật từng học tại trường có thể kể đến: Vũ Đình Tụng, Tôn Thất Tùng, Hoàng Đình Cầu, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ,  Đặng Văn Chung.

2. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 1906, trường Đại học Đông Dương được thành lập dưới sự quản lý của Toàn quyền Đông Dương Paul Beau. Sau khi trải qua một khóa khai giảng đầu tiên, trường bị thực dân Pháp cắt ngân sách và dừng hoạt động vì cho rằng đã khích lệ phong trào yêu nước trong giai đoạn 1908 - 1909.  Mãi đến năm 1917, khi Albert Sarraut làm toàn quyền Đông Dương thì trường mới được cho phép hoạt động trở lại. Đến năm 1945, sau khi giành được chính quyền từ tay Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đổi tên trường Đại học Đông Dương thành Đại học Quốc gia Việt nam. Tiếp đó, trường được đổi tên thành Đại học Tổng hợp vào năm 1956. Mãi đến năm 1993, trường mới lấy tên là Đại học Quốc gia Hà Nội và hoạt động cho đến ngày nay.
 


 

Hiện nay, trường Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 7 trường thành viên: Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Kinh tế, Đại học Giáo dục và Đại học Việt Nhật.

3. Trường Đại học Sài Gòn

Tiền thân của trường Đại học Sài Gòn là trường Cao đẳng Sư phạm TPHCM, được thành lập vào năm 1908 bởi những kiến trúc sư người Hoa. Cũng chính vì vậy mà trường Đại học Sài Gòn có kiến trúc rất đặc biệt, mang nét cổ kính của Pháp lẫn Trung Hoa.
 


 

Đến nay, trường Đại học Sài Gòn vẫn còn hoạt động tích cực, đào tạo cho đất nước những nhân tài tương lai. Trường có 30 chuyên ngành cấp độ đại học, 24 chuyên ngành cấp độ cao đẳng, 4 chuyên ngành cấp độ trung cấp thuộc các lĩnh vực: Kinh tế - Kỹ thuật, Văn hóa - Xã hội, Chính trị - Nghệ thuật và Sư phạm.

Như vậy, trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Sài Gòn là 3 trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên trong lịch sử, cơ sở đào tạo đầu tiên được coi là trường đại học và lâu đời nhất chính là Văn miếu Quốc Tử Giám.

4. Văn Miếu Quốc Tử Giám

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử, Chu Công và các nhà hiền triết Nho giáo khác. Ngoài việc thờ phụng, Văn Miếu còn là nơi dạy học cho thái tử Lý Càn Đức [vua Lý Nhân Tông, con trai của vua Lý Thánh Tông]. Đến năm 1076, nhà vua cho xây dựng thêm Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu để dạy học cho các thái tử và con cái của quan lại trong triều đình. Đến năm 1253, vua Trần Thái Tông cho phép các sĩ tử tài giỏi trên cả nước đến đây để học. Có thể nói rằng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
 


 

Đến đời vua Trần Nhân Tông, Nhà giáo Chu Văn An được cử làm quan Quốc tử giám Tư nghiệp [hiệu trưởng]. Khi ông mất, vua cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Năm 1484, Bia Tiến Sĩ được xây dựng để khắc tên những vị tiến sĩ đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đến nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có nhiều đợt trùng tu. Hiện nay, đây là một địa điểm du lịch văn hóa rất thu hút ở Hà Nội.

Trên đây là thông tin về các trường đại học đầu tiên của Việt Nam mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết trường đại học đầu tiên ở Việt Nam là trường nào, đồng thời có thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích về nền móng Giáo dục của nước ta.

17/11/2020 765

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Nơi được coi là trường học đầu tiên của quốc gia Đại Việt là Quốc Tử Giám.

Giang [Tổng hợp]

Từ lâu đời, người dân Việt Nam đã có truyền thống hiếu học. Vậy nên, thời phong kiến đã có nhiều ngôi trường được xây dựng để giảng dạy cho con của các quan lại triều đình và cả con của những thường dân có tài. Đây được xem là nền móng vững chắc giúp cho nền giáo dục của nước ta phát triển như hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 3 trường đại học đầu tiên của Việt Nam nhé.
 


 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Có thể nói, một trong những cái nôi của sự phát triển nền giáo dục nước ta đó chính là Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây được xem là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam và hiện nay đã trở thành quần thể di tích nổi tiếng tại Hà Nội. Trường được xây dựng bởi vua Lý Thánh Tông vào năm 1070 để thờ các bậc tiên thánh, tiên sư đạo Nho và cho Thái tử Lý Càn Đức [sau này ông lên ngôi và lấy niên hiệu là Lý Nhân Tông] đến học. Đến năm 1076, Văn Miếu còn có thêm Quốc Tử Giám dạy học cho con của các quan lại trong triều. Trải qua nhiều đời, nơi đây còn mở rộng số lượng học sinh, thu nhận con cái nhà thường dân có tài đến học. Năm 1762, đây chính là nơi đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình. Hiện Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước. Đồng thời còn là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và tổ chức hội thơ hàng năm vào rằm tháng Giêng. Mỗi năm, các sĩ tử cũng thường ghé qua đây để cầu may trước mỗi kỳ thi.
 


 

Trường Đại học Y Hà Nội

Ban đầu, trường Đại học Y Hà Nội có tên là Đại học Y Đông Dương, được thành lập và năm 1902 dưới sự điều hành của người Pháp. Hiệu trưởng của trường chính là danh y nổi tiếng thế giới - Bác sĩ Yersin. Đây chính là một trong những trường đại học đầu tiên ở Việt Nam và cho đến nay nó vẫn còn hoạt động. Trong giai đoạn từ năm 1902 đến 1945, tất cả các cán bộ, giảng viên tại trường đều là người Pháp và chương trình học cũng bằng tiếng Pháp. Đến sau cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, Đại học Y Đông Dương chính thức hoạt động dưới sự điều hành của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vào năm 1961, trường đã được tách ra thành Đại học Y Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội. 

Trong quá trình phát triển, trường Đại học Y Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là trong chuyên ngành tim mạch, cắt gan, sốt rét,.... Trường cũng đào tạo ra nhiều tên tuổi vượt bậc như: Tôn Thất Tùng, Vũ Đình Tụng, Hoàng Đình Cầu, Phạm Ngọc Thạch,....
 


 

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Một trong các trường đại học đầu tiên của Việt Nam đó chính là Đại học Đông Dương. Trường được thành lập vào năm 1906 dưới sự quản lý của Toàn quyền Đông Dương Paul Beau. Tuy nhiên, sau khi mới giảng dạy được một khóa đầu tiên, trường bị Pháp cắt ngân sách vì cho rằng đã khích lệ trào lưu yêu nước và buộc phải dừng hoạt động. Cho đến năm 1917,  Đại học Đông Dương mới được giảng dạy trở lại. Năm 1945, sau khi đã giành được chính quyền từ tay Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đổi tên trường từ Đại học Đông Dương thành Đại học Quốc gia Việt Nam. Năm 1956 lại tiếp tục đổi tên thành Đại học Tổng hợp và mãi đến năm 1993 mới lấy tên là Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trải qua nhiều năm thay đổi cơ cấu, hiện nay Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 7 trường thành viên đó là: Đại học Khoa học Tự nhiên [HUS], Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [USSH], Đại học Ngoại ngữ [ULIS], Đại học Công nghệ [UET], Đại học Kinh tế [UEB], Đại học Giáo dục [UEd], Đại học Y Dược [UMP] và Đại học Việt - Nhật [VJU].
 


 

Trên đây là danh sách các trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam mà đội ngũ biên tập viên VnNews24h muốn chia sẻ đến bạn. Có thể thấy, từ lâu nền móng giáo dục của nước ta đã được chú trọng xây dựng. Đây cũng là tiền để vững chắc giúp nâng cao dân trí của người dân và có tác động to lớn đến sự phát triển của đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề