Nồng độ cồn bao nhiêu là phạm luật?

Cùng thời điểm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực [ngày 01/01/2020], Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” cũng phát sinh hiệu lực; theo đó quy định tăng mức phạt đối với các hành vi tham gia giao thông mà có sử dụng rượu, bia.

Chỉ cần uống rượu, bia [dù uống ít] điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông cũng bị xử phạt

Cụ thể, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì bị phạt như sau:
- Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000  đồng [Nghị định 46/2016/NĐ-CP không quy định mức phạt tiền với trường hợp này].
- Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng [Mức phạt theo Nghị định 46 là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng].
- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng [Mức phạt theo Nghị định 46 là từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng].

Uống rượu bia đi xe đạp cũng bị xử phạt

Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ  trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt từ 400-600 ngàn đồng. 

Tăng mức phạt đối với người lái ô tô vi phạm nồng độ cồn

Người điều khiển ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.  [Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng].

Thời gian qua, CSGT đã liên tục nhắc nhở, tuyên truyền người dân "đã uống rượu bia thì không lái xe", nhưng tình trạng vi phạm nồng độ cồn khi lái xe vẫn còn xảy ra.

Điển hình trong 2 tháng đầu năm 2023, CSGT TP.Hà Nội đã kiểm tra, xử lý hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt hơn 57 tỉ đồng. Trong đó, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở [mức phạt cao nhất theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ] là 1.524 trường hợp, chiếm 15,1%.

Theo đó, tổng số tiền phạt lên đến hơn 57 tỉ đồng.

Nhiều bạn đọc vẫn còn thắc mắc về mức phạt do vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, mà CSGT áp dụng để xử phạt.

CSGT TP.HCM lập chốt kiểm tra nồng độ cồn

BÍCH NGÂN


Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với ô tô

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô, tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.

Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy

Đại diện lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt [PC08], Công an TP.HCM cho biết, CSGT xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ [sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ].

Tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyện dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau.

Mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, thì bị phạt kịch khung từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người lái xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng.

CSGT TP.HCM kiểm tra nồng độ cồn tài xế xe khách tại bến xe

BÍCH NGÂN

Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:

Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng.

Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt 400.000 - 600.000 đồng.

Đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn:

Mức vi phạm nồng độ cồnMức tiền phạtHình phạt bổ sungChưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6 Điều 6]Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. [Điểm đ Khoản 10 Điều 6]Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. [Điểm c Khoản 7 Điều 6]Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. [Điểm e Khoản 10 Điều 6]Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. [Điểm e Khoản 8 Điều 6]Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. [Điểm g Khoản 10 Điều 6]

Đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn:

Mức vi phạm nồng độ cồnMức tiền phạtHình phạt bổ sungChưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6 Điều 5]Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. [Điểm e Khoản 11 Điều 5]Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. [Điểm c Khoản 8 Điều 5]Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. [Điểm g Khoản 11 Điều 5]Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. [Điểm a Khoản 10 Điều 5]Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. [Điểm h Khoản 11 Điều 5]

Đối với người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn:

Mức vi phạm nồng độ cồnMức tiền phạtHình phạt bổ sungChưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. [Điểm q Khoản 1 Điều 8]Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. [Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP]Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. [Điểm c Khoản 4 Điều 8]

  • Tham khảo thêm

    Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2023

  • Tham khảo thêm

    Mức phạt đối với người dưới 16 tuổi vi phạm luật giao thông đường bộ

  • Tham khảo thêm

    Đáp án tuần 8 cuộc thi chung tay vì an toàn giao thông 2022

  • Tham khảo thêm

    Đáp án tuần 7 cuộc thi chung tay vì an toàn giao thông 2022 và câu hỏi tuần 8

  • Tham khảo thêm

    Đáp án và danh sách đoạt giải cuộc thi chung tay vì an toàn giao thông 2022 [tuần 6]

  • Tham khảo thêm

    Đáp án và danh sách đoạt giải cuộc thi chung tay vì an toàn giao thông 2022 [tuần 5]

  • Tham khảo thêm

    Đáp án và danh sách đoạt giải cuộc thi chung tay vì an toàn giao thông 2022 [tuần 4]

  • Tham khảo thêm

    Đáp án và danh sách đoạt giải cuộc thi chung tay vì an toàn giao thông 2022 [tuần 3]

  • Tham khảo thêm

    Đáp án và danh sách đoạt giải cuộc thi chung tay vì an toàn giao thông 2022 [tuần 2]

  • Tham khảo thêm

    Đáp án và danh sách đoạt giải cuộc thi chung tay vì an toàn giao thông năm 2022 [tuần 1]

  • Tham khảo thêm

    Xử lý nghiêm đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật giao thông để nêu gương

  • Tham khảo thêm

    Cảnh sát giao thông toàn quốc tập trung xử lý xe mang biển số giả, che biển số

  • Tham khảo thêm

    Đốt rơm rạ gần nhà dân, sân bay, các tuyến giao thông chính sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng


Chủ Đề