Nước nào sử dụng bảng chữ cái la tinh năm 2024

Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.

Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayaev​ đã ký sắc lệnh chuyển bảng chữ cái nước này vốn đang dùng từ chữ cái Kiril sang chữ cái Latinh.

[Nguồn: thediplomat.com]

Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayaev đã ký sắc lệnh chuyển bảng chữ cái nước này vốn đang dùng từ chữ cái Kiril sang chữ cái Latinh.

Sắc lệnh đã được công bố trên trang web của tổng thống hôm 27/10.

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực SNG, sắc lệnh nêu rõ Tổng thống đã phê chuẩn bảng chữ cái Latinh cho ngôn ngữ Kazakhstan và chỉ thị cho chính phủ thành lập Ủy ban quốc gia về chuyển đổi ký tự.

Việc chuyển đổi được hoàn tất từ nay đến năm 2025. Sắc lệnh có hiệu lực kể từ ngày công bố.

Bảng chữ cái mới của Kazakhstan có 32 chữ cái, trong đó chữ cái có dấu sẽ thể hiện những âm đặc thù.

Chữ cái Latinh vốn đã được sử dụng tại Kazakhstan từ năm 1920 đến 1940, sau đó được thay bằng chữ cái Kiril gồm 42 chữ cái.

Theo Tổng thống Nazarbayev, việc chuyển đổi từ chữ cái Kiril sang chữ cái Latinh để phù hợp với công nghệ, môi trường và cách thức giao tiếp hiện đại và không động chạm đến quyền lợi của tiếng Nga, người nói tiếng Nga và các ngôn ngữ khác.

Sau khi tiếp xúc phương Tây, giới tinh hoa TQ nhận ra các nhược điểm nghiêm trọng của chữ Hán. Từ cuối thế kỷ 19, họ bắt đầu nghiên cứu cải cách Hán ngữ theo hướng phiên âm hóa chữ Hán do nhà truyền giáo người Ý Matteo Ricci đề ra năm 1605. Đầu tiên họ làm ra chữ thiết âm [1892], đến 1911 đã đề ra 28 phương án chữ phiên âm. Thời Ngũ Tứ, nhiều học giả đòi bỏ chữ Hán, dùng chữ phiên âm. Năm 1918, TQ ban hành phương án “Chú âm Tự mẫu” dùng 39 chữ cái ghi âm Hán ngữ, là công cụ để nghiên cứu phần ngữ âm tiếng Hán. Phương án này hiện vẫn dùng ở Đài Loan và trong các tự điển của TQ.

Năm 1952, Mao Trạch Đông chỉ thị cải cách chữ Hán phải theo xu hướng phiên âm chung của thế giới. Năm 1954 TQ lập Ủy ban Cải cách chữ viết, tiến hành cải cách chữ Hán với quy mô lớn chưa từng có. Ngô Ngọc Chương, Chủ nhiệm Ủy ban, nói: TQ sau này sớm muộn sẽ phải chuyển sang dùng chữ phiên âm [tức chữ biểu âm], đây là quy luật khách quan phát triển chữ viết của thế giới; nhưng TQ không chủ trương bỏ chữ Hán…

Cải cách chữ viết đã đạt được thành tựu quan trọng: – Đơn giản hóa [bớt nét] được vài nghìn chữ Hán để chữ trở nên dễ học dễ nhớ; – Làm ra Phương án Pinyin Hán ngữ dùng chữ cái Latin có thể ghi chú âm [phiên âm] cho chữ Hán, mã hóa chữ Hán đưa vào máy tính, đánh chữ trên máy tính và smartphone, quốc tế hóa chữ Hán; – Chuẩn hóa chữ Hán, xác định Tiếng Phổ thông [Standard Mandarin] là tiếng nói của toàn dân. Các thành tựu trên đã được luật hóa và áp dụng trong cả nước, giúp nâng cao tỷ lệ biết chữ, thống nhất ngôn ngữ. Hiện nay TQ đã áp dụng rộng rãi chế độ “Nhất ngữ Song văn”[Một tiếng nói, hai chữ viết]: Toàn dân nói một thứ tiếng Phổ thông; chữ Hán là chữ viết pháp định, vẫn dùng như cũ, kèm theo dùng chữ Pinyin Hán ngữ để ghi âm chữ Hán.

Từ 1986, Ủy ban Cải cách chữ viết TQ ngừng đặt vấn đề làm chữ biểu âm thay chữ Hán, và nói tương lai chữ Hán sẽ do các thế hệ sau quyết định. Nghĩa là rốt cuộc TQ đã không đạt được mục tiêu tạo ra loại chữ biểu âm thay cho chữ Hán.

Ở đây có hai vấn đề: có nên bỏ chữ Hán không và có thể làm được chữ biểu âm cho Hán ngữ không. Rõ ràng, bỏ chữ Hán sẽ gây thảm họa bỏ mất di sản vĩ đại của nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm; 1,4 tỷ người Hoa không thể chấp nhận. Mặt khác, việc làm chữ biểu âm có nhiều khó khăn, chủ yếu do Hán ngữ có quá nhiều chữ hoặc từ đồng âm.

Chữ/từ đồng âm [homophonic words] là những chữ/từ khác nhau về tự hình và ý nghĩa nhưng đọc cùng âm, do đó mỗi chữ/từ có nhiều ý nghĩa khác nhau, khi nghe đọc hoặc khi dùng chữ biểu âm sẽ không phân biệt được, gây hiểu lầm. Chữ đồng âm dẫn tới cụm từ đồng âm, làm cho ngôn ngữ kém chính xác. Đây là vấn đề của Hán ngữ chứ không phải của chữ Hán. Một ngôn ngữ chính xác thì không nên có chữ/từ đồng âm, nhưng thực tế ngôn ngữ nào cũng ít nhiều có hiện tượng này. Khi có nhiều chữ/từ đồng âm thì không thể dùng chữ biểu âm –– vì nhìn chữ sẽ chẳng hiểu gì. Như câu他 叫 她 跟 它 走khi nhìn chữ Hán [chữ biểu ý, ideograph] thì có thể hiểu ý nghĩa, nhưng nhìn chữ biểu âm Ta jiao ta gen ta zou thì chẳng thể hiểu, vì ba chữ 他, 她, 它 [he, she, it] cùng đọc [ta]. Đoạn văn 施氏食狮史 cho thấy rõ nạn nhiều chữ/từ đồng âm đã giết chết chữ biểu âm.

Tổ tiên người TQ hiểu lẽ đó nên đã làm chữ viết có tính biểu ý [tức chữ Hán] mà không làm chữ biểu âm. Thế nhưng hiện nay một số học giả TQ vẫn hy vọng giải quyết được vấn đề chữ đồng âm và do đó làm được chữ biểu âm cho Hán ngữ.

Qua nghiên cứu tiếng Hán từ trên nền tảng tiếng Việt, chúng tôi cho rằng hy vọng nói trên là không hiện thực. Ngay từ năm 1954 Ủy ban Cải cách chữ viết TQ đã đặt nhiệm vụ tham khảo chữ Quốc ngữ Việt Nam. Nhưng năm 2009 một học giả hàng đầu TQ chê bai: “Chữ viết của Việt Nam sau khi phiên âm hóa, đầu đội mũ, chân đi giày, rất nực cười.”Do nhìn chữ Quốc ngữ với con mắt trọng tự hình, nhẹ ngữ âm nên họ chỉ thấy “giày, mũ” mà chưa thấy một điều quan trọng: tiếng Việt giàu âm tiết, tiếng Hán nghèo âm tiết, do đó Hán ngữ có quá nhiều chữ đồng âm, hậu quả là không làm được chữ biểu âm.

Chữ cái La tinh có từ khi nào?

Chữ Latinh.

tiếng Latinh bắt nguồn từ đâu?

Tiếng Latinh được viết bằng chữ cái Latinh, sinh từ bảng chữ cái Ý cổ đại, vốn có nguồn gốc là bảng chữ cái Hy Lạp mà có nguồn gốc là bảng chữ cái Phoenicia. Bảng chữ cái này sau đó được sử dụng để viết những ngôn ngữ gốc Rôman, Celt, Gécman, Balt, Finn, và nhiều ngôn ngữ Slav.

Ai là người tạo ra chữ quốc ngữ?

Bảng chữ cái tiếng Latinh do quốc gia nào sáng tạo nên? Theo sách "Lịch sử Văn minh Thế giới", bảng chữ cái Latinh là thành tựu của người La Mã cổ đại. Nó được người La Mã tiếp thu, hoàn thiện từ bảng chữ cái Hy Lạp cổ đại. Sau khi ra đời, nó được người dân các nước Tây Âu sử dụng rộng rãi.

Chữ viết tiếng Việt có từ bao giờ?

Khoảng thế kỷ thứ 10, người Việt đã "sáng chế" ra thứ chữ Việt bằng cách mượn chữ Hán mà viết, gọi là chữ Nôm [nghĩa là Nam, sau gọi là quốc âm].

Chủ Đề