Nước tiểu chính thức khi được tạo thành sẽ tích trữ ở đâu

Chọn đáp án: A

Giải thích: Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Ống dẫn nước tiểu -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 17

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, có nhiệm vụ tạo nước tiểu giúp bài tiết các chất thải ra ngoài. Quá trình tạo nước tiểu ở các ống thận diễn ra qua rất nhiều giai đoạn phức tạp.

Quá trình tạo nước tiểu của thận được thực hiện thông qua 3 giai đoạn:

  • Quá trình lọc ở cầu thận.
  • Quá trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu.
  • Quá trình bài tiết một số chất thải từ máu vào lại ống thận.

Kết quả của cả 3 quá trình trên là nước tiểu được tạo ra.

Cứ mỗi phút có khoảng hơn 1 lít máu qua thận, người trưởng thành sau 1 giờ có thể lọc 60 lít máu và có 7.5 lít dịch lọc được tạo ra. Như vậy với lượng 5 lít máu trong cơ thể con người, sau 24 giờ có thể chảy qua thận 288 lần hay cứ 5 phút thì đi qua 1 lần. Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận.

Cầu thận được cấu tạo bởi một mạng lưới mao mạch xếp song song, bao quanh bởi bao Bowman. Dịch được lọc từ huyết tương (máu) vào trong bao Bowman gọi là dịch lọc cầu thận. Dịch này phải đi qua màng lọc cầu thận gồm 3 lớp:

  • Lớp tế bào nội mô của mao mạch có hàng ngàn lỗ nhỏ kích thước 160A0
  • Màng đáy là một mạng lưới có các khe nhỏ với kích thước khoảng 110A0.
  • Tế bào biểu mô bao Bowman có các tua nhỏ thẳng góc và tận cùng trên màng đáy tạo ra những khe hở với kích thước khoảng 70A0.

Nước tiểu chính thức khi được tạo thành sẽ tích trữ ở đâu

Quá trình lọc ở cầu thận

Màng lọc có tính chọn lọc cao đối với các phân tử mà nó cho qua, phụ thuộc 2 yếu tố là kích thước và lực tích điện của các phân tử qua màng. Thành phần của dịch lọc cầu thận gần giống với huyết tương của máu nhưng không chứa huyết cầu (tế bào máu), lượng protein trong dịch lọc rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/200 của huyết tương.

Cơ chế lọc qua màng lọc cầu thận phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các áp suất bên trong mao mạch cầu thận và bao Bowman. Các áp suất đó gồm có:

  • Áp suất thủy tĩnh của mao mạch thận (PH)
  • Áp suất keo trong mao mạch cầu thận (PK)
  • Áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman (PB)
  • Áp suất lọc hữu hiệu (PL): PL = PH - (PK + PB), khoảng 10mmHg.

Quá trình lọc chỉ xảy ra khi PL > 0 hoặc hay PH > P K + PB..

Nước tiểu đầu sau khi được lọc ở cầu thận vẫn còn nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ được tái hấp thu tại ống thận. Trung bình mỗi ngày có khoảng 170 - 180 lít nước tiểu đầu được tạo ra nhưng sau khi tái hấp thu thì chỉ có khoảng 1 - 2 lít nước tiểu thực sự được hình thành.

Sau khi vào bao Bowman, dịch lọc cầu thận đi vào hệ thống ống thận bao gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp. Tại đây sẽ xảy ra quá trình tái hấp thu và bài tiết một số chất để biến dịch lọc thành nước tiểu.

3.1 Ống lượn gần

  • Tái hấp thu Natri: Natri được tái hấp thu khoảng 65% ở ống lượn gần theo cơ chế khuếch tán dễ dàng với sự hỗ trợ của protein mang nằm trên bờ bàn chải.
  • Tái hấp thu đường: khi nồng độ glucose dưới 180mg/ 100ml huyết tương, ống lượn gần sẽ tái hấp thu hết glucose trong dịch lọc. Nhưng khi nồng độ tăng cao hơn 180, ống lượn gần không thể hấp thu hết glucose và glucose bắt đầu xuất hiện trong nước tiểu (đái tháo đường).
  • Tái hấp thu nước ở ống thận: khi Natri và đường được tế bào ống lượn gần tái hấp thu, nước cũng được tái hấp thu theo. Có khoảng 65% nước được tái hấp thu tại đây.
  • Tái hấp thu Kali: khoảng 65% K+ trong dịch lọc được tái hấp thu tích cực tại ống lượn gần.

Ngoài ra, còn có các quá trình tái hấp thu protein, acid amin, clorua, ure cũng như bicarbonat.

3.2 Quai henle

Tại đây, nước và các chất khác tiếp tục được tái hấp thu để đi qua ống thận xa

Nước tiểu chính thức khi được tạo thành sẽ tích trữ ở đâu

Quai henle trong quá trình tái hấp thu và bài tiết của ống thận

3.3 Ống lượn xa

  • Tái hấp thu Natri: dịch lọc khi đến ống lượn xa còn khoảng 10% Na+. Tại đây, Na+ tiếp tục được tái hấp thu cùng với sự hỗ trợ tích cực của một hormon vỏ thượng thận là aldosteron.
  • Tái hấp thu nước hấp thu nước ở ống thận: nước được tái hấp thu ở ống lượn xa khoảng 18 lít/ 24 giờ, còn lại khoảng 18 lít tiếp tục đi vào ống góp.

Ngoài ra, các chất khác như clorua cũng được tái hấp thu tại đây. Đặc biệt, quá trình bài tiết sẽ diễn ra tại ống thận xa, bao gồm các chất như kali, các gốc acid H+ và amoniac.

3.4 Ống góp

Quá trình tái hấp thu và bài tiết các chất ở ống góp cũng tương tự ống lượn xa. Trong đó, tái hấp thu nước là một chức năng rất quan trọng và có sự hỗ trợ đắc lực của hormon chống lợi niệu ADH. Có thể thấy, nước lại được tiếp tục tái hấp thu tại đây.

Lượng nước được tái hấp thu trở tại qua quá trình lọc khá lớn, khoảng 16.5 lít. Cuối cùng nước tiểu được cô đặc còn khoảng 1.5 lít đổ vào bể thận, rồi theo niệu quản xuống chứa ở bàng quang trước khi được bài tiết ra ngoài. Thành phần của nước tiểu chính thức là nước, các chất cặn bã (acid uric, creatinin, ure...), sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc, các ion điện giải (K+, H+...).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Những câu hỏi liên quan

Nước tiểu chính thức sau khi được tạo thành được chuyển đến đâu đầu tiên?

A. Bể thận

B. ống thận

C. ống dẫn nước tiểu

D. thải ra ngoài môi trường

- Sự tạo thành nước tiểu gồm các quá trình nào ?

- Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào ?

- Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào ?

Ở người trưởng thành, mỗi ngày hệ bài tiết nước tiểu bài xuất ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu chính thức ?

A. 2,5 lít

B. 2 lít

C. 1 lít

D. 1,5 lít

Nước tiểu chính thức khác nước tiểu đầu ở chỗ:

B. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước nhiều hơn.

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 39: Bài tiết nước tiểu giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

  • Giải Sinh Học Lớp 8 (Ngắn Gọn)

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

Bài tập 1 (trang 104-105 VBT Sinh học 8):

1.Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

2.Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?

3.Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào? (bằng cách điền vào bảng sau)

Trả lời:

1.Gồm 3 quá trình:

– Quá trình lọc máu (diễn ra ở cầu thận)

– Quá trình hấp thụ lại (diễn ra ở ống thận)

– Quá trình bài tiết tiếp (diễn ra ở ống thận)

2.Nước tiểu đầu so với máu thì không có các tế bào máu và prôtêin.

3.Hoàn thành bảng:

Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức

– Các chất dinh dưỡng nhiều, chất cặn bã ít

– Nồng độ các chất hòa tan loãng

– Các ion cần thiết: Na+, Cl–, …

– Các chất cặn bã nhiều: axit uric, crêatin…

– Nồng độ các chất hòa tan cao

– Các ion thừa: H+, K+, …

Bài tập 2 (trang 105 VBT Sinh học 8): Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thân diễn ra liên tục, nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?

Trả lời:

Sự bài tiết nước tiểu chỉ xảy ra vào những lúc nhất định do:

– Nước tiểu chính thức liên tục được đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích chữ ở bóng đái (khi lượng nước tiểu trong bóng đái khoảng 200ml).

– Hoạt động của cơ vòng bóng đái mở ra (sự phối hợp co của cơ bóng đái và cơ bụng), nước tiểu sẽ ra ngoài.

Bài tập (trang 105-106 VBT Sinh học 8): Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thông tin dưới đây bằng cách chọn các cụm từ thích hợp trong số các cụm từ sau: lọc máu ở cầu thận, ống dẫn nước tiểu, nước tiểu chính thức, nước tiểu đầu, hấp thụ lại, bể thận, bóng đái.

Trả lời:

Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận. Bao gồm quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu, quá trình hấp thụ lại các chất còn cần thiết và bài tiết tiếp các chất độc và không cần thiết ở ống thận để tạo nên nước tiểu chính thức và ổn định một số thành phần của máu.

Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.

Bài tập 1 (trang 106 VBT Sinh học 8): Thực chất quá trình hoàn thành nước tiểu là gì?

Trả lời:

Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu ở cầu thận; quá trình hấp thụ lại nước, các chất cần thiết vào máu và bài tiết tiếp các chất không cần thiết, có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức.

Bài tập 2 (trang 106 VBT Sinh học 8): Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Sự bài tiết nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận:

– Máu theo động mạch tới các cầu thận (do chênh lệch áp suất) tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40 Å) vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, xảy ra 2 quá trình sử dụng năng lượng ATP:

+ Quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl–…).

+ Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+… ). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Bài tập 3 (trang 106 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng.

Trả lời:

Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể lại vào lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do:

a) Nước tiểu chính thức liên tục được đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích chữ ở bóng đái (khi lượng nước tiểu trong bóng đái khoảng 200ml).
b) Nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái.
c) Nhờ hoạt động của cơ bụng.
d) Chỉ a và b.
x e) Cả a, b và c.