Ô không biết là gì

[Last Updated On: 22/01/2022]

Cửa sổ Johari không phải là một mô hình giao tiếp. Thực ra, đây là một kỹ thuật được Joseph Luft và Harrington Ingham sáng tạo năm 1955 ở Mỹ để giúp chúng ta tìm hiểu tốt hơn về mối quan hệ giữa bản thân chúng ta với người khác trong quá trình giao tiếp.

Hình 1. Mỗi người đều có hai phần biết [+] và không biết [-]

Việc xây dựng cửa sổ xuất phát từ quan điểm, trong mỗi con người chúng ta đều có hai phần: phần chúng ta biết [+] và phần chúng ta không biết [-]. Điều này đúng cho cả chúng ta [a] và đối tác giao tiếp của chúng ta [b]. Khi hai người giao tiếp với nhau, các vùng biết và không biết này giao với nhau [c] [xem hình 1] và tạo thành những cửa sổ [hình dung theo kiểu không gian ba chiều như hình 2].

Hình 2: Giải thích cửa sổ Johari bằng không gian ba chiều

Mối quan hệ này được diễn tả thành sơ đồ như hình 3. Các ô tâm lý trong quá trình tương tác với người khác có ý nghĩa như sau:

Hình 3: Giải thích của sổ Jahari bằng lược đồ

Ô thứ nhất: Phần công khai [ô “Mở”]. Phần này bao gồm các dữ kiện mà bản thân và người khác đều dễ dàng nhận biết về nhau khi tiếp cận lần đầu tiên như màu tóc, vóc dáng, ăn mặc, giới tính … Đối với những lần tiếp cận về sau, phần này gồm những thông tin mà ta và đối tác giao tiếp đã biết về nhau qua những lần tiếp xúc trước đó. Nói gọn lại, đó là ô ta biết về ta và người khác cũng biết về ta.

Ô thứ hai: Phần mù [ô “Mù”]. Phần này bao gồm các dữ kiện mà người khác biết về mình, nhưng chính bản thân mình lại không nhận biết ví dụ như những thói quen [nói nhanh, nói nhiều…], cố tật [nhìn lên trên hoặc nhìn xuống khi giao tiếp..], tính khí bất thường…Chúng ta chỉ có thể phát hiện được những dữ kiện này về mình khi được người khác phản hồi cho chúng ta biết và chúng ta chỉ nhận được những thông tin phản hồi này trong giao tiếp và nhất là khi có tương tác trong quá trình sinh họat trong nhóm nhỏ. Đây là ô ta không biết về ta, nhưng người khác lại biết về

Ô thứ ba: Phần che giấu [ô “Ẩn”]. Đó là các dữ kiện mà bản thân biết rõ nhưng còn che giấu chưa muốn bộc lộ cho ai biết và tất nhiên người khác không biết được như kinh nghiệm cá nhân, quan điểm, niềm tin, giá trị, tâm sự riêng tư…Những vấn đề này chỉ được bộc lộ dần cho người khác biết khi mối quan hệ giữa chúng ta và người khác đã có những cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Đây là ô ta biết về ta và người khác không biết về

Ô thứ tư: Phần không biết [ô “Đóng”] Phần không biết bao gồm các dữ kiện mà cả chính bản thân và người khác không biết đến và chỉ được khám phá khi bản thân có cơ hội giao tiếp nhiều [nhất là ở nhóm nhỏ] và có cơ hội bộc lộ khả năng của mình như năng lực, tiềm năng, năng khiếu, sự sáng tạo khi ta sống trong một môi trường tạo cho ta nhiều cơ hội và điều kiện để phát huy. Đây là ô ta không biết về ta và người khác cũng không biết về ta.

Theo Sigmund Freud, phần này thuộc về tiềm thức hay vô thức và được khám phá nhanh hay chậm tùy thuộc vào môi trường sinh hoạt [nhóm, nơi học tập, nơi làm việc] có tạo điều kiện nhiều hay ít cho chúng ta hội nhập.

Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi là xu hướng mà người khác sẵn sàng chia sẻ thông tin với ta. Đó là thiện ý cởi mở của họ đối với ta. Trong giao tiếp, nếu ta thường cắt ngang và lấn át ý kiến phản hồi của người khác bằng cách tranh luận về tình cảm và khả năng lĩnh hội của họ thì ta không nhận được thông tin phản hồi. Theo nhà tâm lý học Haim Ginott [Haim G. Ginott, người gốc Đức [1922–1973], giáo viên, nhà tâm lý học trẻ em, nhà tâm lý học trị liệu và một nhà giáo dục các bậc cha mẹ], mọi người phải được phép có bất cứ tình cảm gì họ muốn, tình cảm phải được thể hiện và thừa nhận, chỉ có hành vi mới được giới hạn.

Nếu không có thông tin phản hồi từ người khác, phần MÙ trở nên lớn hơn và cuối cùng sẽ hủy hoại giao tiếp hiệu quả của ta. Do đó cần tôn trọng, khuyến khích người khác chia sẻ cảm tưởng và nhận thức với mình.

Tự bộc lộ

Tự bộc lộ là xu hướng của ta mong muốn chia sẻ với người khác. Bộc lộ trước hết không phải là cái ta nói về bản thân ta mà là về hành vi của ta. Bộc lộ chỉ thích hợp khi nó có liên quan đến hoạt động của ta vì nếu cái gì cũng bộc lộ thì không còn gì hứng thú trong giao tiếp. Bộc lộ có thể thích hợp trong một môi trường này, nhưng lại không thích hợp trong một môi trường khác.

Lý thuyết cửa sổ Johari rất hữu ích cho chúng ta trong việc xây dựng các mối quan hệ nói chung và trong chuyện tình yêu nói riêng. Trong bài viết này mình sẽ tập trung vào việc ứng dụng lý thuyết cửa sổ Johari trong tình yêu để có thể giúp các cặp đôi hiểu và đồng cảm với nhau nhiều hơn.

Ngoài ra, với những ai đang độc thân cũng rất có ích đó nhé, bạn sẽ biết các cởi mở bản thân và tạo cơ hội cho đối tác tiềm năng khám phá về bạn đó.

Bài viết gồm có hai phần: phần 1 mình sẽ giới thiệu về lý thuyết cửa sổ Johari là gì? và phần 2 là áp dụng cửa sổ Johari trong tình yêu như thế nào.

I. Giới thiệu về lý thuyết cửa sổ Johari

Cửa sổ Johari là một mô hình giao tiếp dùng để tăng cường hiểu biết giữa từng cá nhân hoặc giữa những cá nhân với nhau và với tập thể. Ngoài ra, cửa sổ này cũng giúp phát triển các năng lực bản thân dựa trên sự tự bạch, khám phá và phản hồi.

Được xây dựng và phát triển bởi Joseph Luft và Harry Ingham [từ Johari là từ viết tắt ghép lại từ hai tên người này], mô hình này có hai ý chính như sau:

1. Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ thông tin về bản thân.

2. Họ có thể tự học và hiểu thêm về mình và hiểu về những vấn đề về bản thân mình chính từ những phản hồi của người khác.

Mô hình cửa sổ Johari gồm một khung với 4 ô như mô hình dưới đây:

Cửa sổ Johari gồm có 4 ô.

Mỗi người được đại diện bởi 4 ô hay cả cửa sổ. Mỗi cửa sổ thể hiện thông tin về cá nhân về con người và cho biết những thông tin đó có được người đó hay người khác biết hay không biết.

Cửa sổ 1: Ô Mở

Đây là những gì mà một người biết về mình và những người khác cũng biết.

Cửa sổ 2: Ô Mù

Những gì một người không biết về mình nhưng người khác bên ngoài lại biết. Đây có thể là những vấn đề có chiều sâu mà cá nhân khó có thể nhìn thấy nhưng người khác lại thấy như là: cảm giác thiếu tự tin, sự nghi ngờ về năng lực bản thân, thói quen.

Cửa sổ 3: Ô Ẩn

Đây là những thông tin về bản thân mà một người thấy được về mình nhưng những người khác bên ngoài không thể thấy hoặc Có những điều bạn biết nhưng không muốn tiết lộ với bất cứ ai vì lý do cá nhân và muốn giấu kín.

Cửa sổ 4: Ô Đóng

Khu vực này là những gì có tồn tại trong con người mà bản thân người đó không thấy và những người khác bên ngoài cũng không thấy. Để tăng cường giao tiếp và học hỏi:

– Những thông tin bạn biết và người khác cũng biết: Bạn có thể thảo luận.

– Những thông tin bạn biết mà người khác không biết: Bạn có thể chia sẻ hoặc tự bạch.

– Những thông tin bạn không biết mà người khác biết: Bạn có thể học hỏi hoặc yêu cầu phản hồi.

– Những thông tin bạn không biết và người khác cũng không biết: Bạn có thể chia sẻ để mọi người cùng khám phá.

II. Sử dụng thuyết Cửa sổ Johari để hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn

Để trả lời câu hỏi này bạn hãy trả lời câu hỏi; “Đâu là ô cửa quan trọng nhất trong mô hình Johari?”

Câu trả lời chính là Ô MỞ nơi mà những thông tin được cả bạn và mọi người biết. Trong một mối quan hệ, việc mở rộng khu vực mở chính là mở rộng vùng không gian thông tin liên lạc hiệu quả tránh trường hợp nhầm lẫn, mâu thuẫn.

Quá trình mở rộng cửa sổ theo chiều ngang là một trong những quá trình phản hồi
Quá trình mở rộng cửa sổ theo chiều dọc gọi là tự bạch

Quá trình mở rộng cửa sổ theo chiều ngang

Mở rộng cửa sổ theo chiều ngang là một trong những quá trình phản hồi. Nhận được sự phản hồi từ mọi người cho mình giúp thu hẹp ô mù. Để có thể chủ động nhận phản hồi từ những người xung quanh bạn có thể đặt những câu hỏi phù hợp để có được sự góp ý, nhận xét.

Bạn có thể không biết rằng mình đã vô tình làm tổn thương người mình yêu như thế nào nếu như cô ấy [anh ấy] không nói ra. Bởi vì, mỗi người có quan điểm sống khác nhau, tính cách khác nhau, tuổi thơ khác nhau. Một câu nói với người này là chuyên bình thường nhưng người kia lại cảm thấy bị xúc phạm.

Ngoài ra, để có thể nhận được những chia sẻ của người mình yêu thì bạn cần biết cách lắng nghe và đón nhận những ý kiến cho dù là tích cực hoặc tiêu cực. Họ sẽ không chia sẻ suy nghĩ của họ nếu như bạn có thói quen nổi khùng hoặc lảng tránh mỗi khi đối diện. Bạn cần biết rằng, trong mối quan hệ có sự lừa dối cả hai người đều có lỗi. Một người đóng vai trò lừa dối, người còn lại khuyến khích sự lừa dối.

Quá trình mở rộng cửa sổ theo chiều dọc gọi là tự bạch.

Việc chia sẻ thông tin, cởi mở sẽ giúp thu hẹp ô ẩn và mở rộng ô mở của bạn. Nếu muốn phát triển một mối quan hệ bạn nên tạo nhiều cơ hội để có thể trò chuyện, kể về những câu chuyện của mình. Việc tự bạch này sẽ giúp những thông tin không quá cá nhân ở ô ẩn được chuyển sang ô mở và mở rộng khu vực liên lạc giữa các bạn.

Người yêu bạn sẽ không biết là bạn thích màu gì? thích đi chơi ở đâu? hay thích được tặng qua gì nếu bạn không nói cho người ấy biết. Suy nghĩ rằng “Vì anh ấy [cô ấy] yêu tôi nên phải biết điều đó” là một sự ngây thơ.

Hầu hết những mâu thuẫn trong tình yêu đều có thể giải quyết, tuy nhiên, đa số mọi người gặp khó khăn trong việc nói ra những suy nghĩ của mình vì sợ làm người kia tổn thương hoặc sẽ làm ảnh hưởng đến tình cảm của hai người. Tuy nhiên, để đến khi mâu thuẫn quá lớn rồi thì tình yêu của bạn sẽ rất khó cứu vãn.

Việc trải lòng những suy nghĩ, lo lắng của bản thân thật sự không dễ nhưng không phải là không làm được. Nhưng nếu bạn thực sự gặp khó khăn, không chỉ trong tình yêu mà còn trong các mối quan hệ khác nữa thì đây là một vấn đề lớn đấy. Tuy nhiên, chưa thể giải quyết chuyện đó trong bài này được, mình sẽ viết một bài phân tích chuyên sâu về vấn đề này sau.

Trên đây là những gợi ý sử dụng lý thuyết Cửa sổ Johari trong tình yêu. Chúc bạn có một tình yêu tuyệt vời và đón đọc các bài viết tiếp theo tại saohoasaokim.net nhé.

Cách quên người yêu cũ [P1]

Tóm tắt sách Đàn ông Sao Hỏa đàn bà Sao Kim trong hẹn hò

6 khác biệt tâm lý cơ bản giữa đàn ông và phụ nữ trong tình yêu [P1]

Có cần thiết phải đưa ra tiêu chuẩn chọn bạn đời không?

Video liên quan

Chủ Đề