Bình thường mới nghĩa là gì

Tổng Giám Đốc ILO, Guy Ryder, cho rằng đại dịch COVID-19 đã vạch trần một cách không thương tiếc những vấn đề tồn tại và bất công nghiêm trọng trong thế giới việc làm của chúng ta.

Trong thời kỳ khủng hoảng COVID-19 hiện nay, thách thức lớn với hầu hết chúng ta là làm thế nào để bảo vệ bản thân và gia đình không bị lây nhiễm virus và làm thế nào để tiếp tục công việc của mình. Đối với các nhà hoạch định chính sách, thách thức của họ là làm thế nào để đẩy lùi đại dịch mà không gây ra những thiệt hại vĩnh viễn đối với nền kinh tế. Với hơn 3 triệu ca nhiễm và khoảng 217.000 người tử vong do virus trên toàn cầu tính đến nay, và tổn thất ước tính tương đương với 305 triệu việc làm mất đi trên toàn thế giới trong nửa đầu năm 2020, ván cược này trở nên lớn hơn bao giờ hết. Các chính phủ tiếp tục “dựa vào khoa học” để tìm ra giải pháp tốt nhất trong khi lại xem nhẹ lợi ích hiển nhiên mà hợp tác quốc tế ở phạm vi lớn hơn nữa sẽ mang lại trong việc xây dựng những chính sách toàn cầu cần thiết để ứng phó với thách thức mang tính toàn cầu này. Nhưng với cuộc chiến chống COVID-19 mà chúng ta vẫn đang phải tiếp tục đương đầu, một điểm chung đang chờ đợi chúng ta sau khi chiến thắng đại dịch là một “trạng thái bình thường mới” trong cách thức tổ chức xã hội và trong phương thức làm việc của chúng ta. Điều này cũng khó có thể chắc chắn được. Bởi vì dường như không ai có thể dự đoán được trạng thái bình thường mới sẽ như thế nào. Bởi vì thông điệp đưa ra ở đây là trạng thái này sẽ được quyết định bởi những tác động của đại dịch, chứ không phải do lựa chọn hay mong muốn của chúng ta. Và bởi vì từ trước đến giờ, chúng ta chưa hề nghe nói đến điều này. Câu chân ngôn làm yên lòng người trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 là khi nào phát triển được và đưa vào sử dụng loại vắc-xin ngừa virus khiến nền tài chính quá tải, nền kinh tế toàn cầu sẽ trở nên an toàn, công bằng và bền vững hơn. Thế nhưng điều đó đã không xảy ra. Trạng thái bình thường cũ lại được khôi phục với những vết sẹo đã hằn sầu, và những người ở tầng lớp thấp hơn trong thị trường lao động thấy mình thậm chí còn bị bỏ xa hơn ở phía sau. Vì vậy, ngày mùng 1 tháng 5, ngày Quốc tế Lao động, chính là cơ hội để nhìn nhận kỹ hơn về trạng thái bình thường mới này và khởi động nhiệm vụ biến nó thành trạng thái bình thường mới tốt đẹp hơn, không hẳn là hơn nhiều với những người đã có tương đối đầy đủ mọi thứ, mà là tốt đẹp hơn cho những người còn chịu nhiều thiếu thốn. Đại dịch này đã vạch trần – một cách không thương tiếc – những vấn đề tồn tại và bất công nghiêm trọng trong thế giới việc làm của chúng ta. Đó là sự suy giảm sinh kế theo cấp số nhân trong khu vực kinh tế phi chính thức – nơi 60% người lao động đang mưu sinh – là khu vực mà đồng nghiệp của chúng tôi ở Chương trình Lương thực Thế giới [FAO] đã cảnh báo về nạn đói có thể xảy ra. Đó là lỗ hổng trong những hệ thống bảo trợ xã hội của cả những quốc gia giàu có nhất khiến cho hàng triệu người phải sống trong khốn khó. Đó là sự thất bại trong việc đảm bảo an toàn tại nơi làm việc khiến cho gần 3 triệu người thiệt mạng mỗi năm vì chính công việc mà họ làm. Và đó là sự gia tăng bất kiểm soát của bất bình đẳng, đồng nghĩa với việc, nếu trên góc độ y học, virus không phân biệt nạn nhân của nó là ai , thì về tác động kinh tế và xã hội, virus lại phân biệt đối xử một cách tàn nhẫn với những người nghèo nhất và những người không có quyền lực trong xã hội. Trong tất cả những điều này, thứ duy nhất xứng đáng làm chúng ta ngạc nhiên, là chúng ta đã tỏ ra ngạc nhiên. Trước đại dịch, sự thâm hụt về việc làm thỏa đáng hầu như đã diễn ra âm thầm trong tuyệt vọng trong những thời kỳ đơn lẻ khác nhau. Chính vì thế, nhân đại dịch COVID-19 này, nó đã tạo nên thảm họa xã hội cộng gộp mà thế giới hiện đang phải đối diện. Chúng ta luôn biết rằng: trước đây chúng ta đã chọn cách đơn giản là tảng lờ điều đó. Nhìn chung, những lựa chọn chính sách trước đây chỉ để làm cho xong nghĩa vụ hay chỉ thực hiện một cách chểnh mảng, đã làm trầm trọng thêm vấn đề thay vì giải quyết vấn đề đó. Năm mươi hai năm trước đây, Martin Luther King, khi phát biểu trước các công nhân vệ sinh đình công ngay trước thời điểm ông bị ám sát, đã nhắc cho cả thế giới nhớ rằng mọi người lao động đều có nhân phẩm. Ngày nay, tương tự như vậy, virus cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng ở mọi lúc, mọi nơi, và đôi khi là anh hùng, của những anh hùng lao động trong đại dịch này. Đó là những người mà chẳng ai để ý, bị xem thường, bị đánh giá thấp và thậm chí bị bỏ qua. Nhân viên y tế, những người làm công việc chăm sóc, nhân viên vệ sinh, thu ngân ở siêu thị, nhân viên vận tải – thường là đối tượng chiếm số đông trong tầng lớp lao động nghèo và có cuộc sống bấp bênh. Vào thời điểm này, việc xem thường giá trị của những người lao động này, và hàng triệu người khác là biểu hiện của sự thất bại về chính sách trong quá khứ và là trách nhiệm tương lai của chúng ta. Vào ngày Quốc tế Lao động năm sau, chắc hẳn đại dịch COVID-19 đã bị đẩy lùi. Nhưng trước mắt chúng ta vẫn còn nhiệm vụ xây dựng một tương lai việc làm có thể giải quyết mọi bất công mà đại dịch đã làm lộ rõ, cùng với những thách thức đã luôn hiện hữu và không thể tiếp tục trì hoãn về khí hậu, về công cuộc chuyển đổi số và những vấn đề về dân số. Đó chính là những điều sẽ định nghĩa nên trạng thái bình thường mới tốt đẹp hơn và sẽ phải trở thành di sản muôn đời của đại dịch COVID-19 năm 2020.

Lại một năm nữa, toàn thể người dân đất Việt vui tết, đón xuân trong trạng thái “bình thường mới”. “Bình thường mới”, đúng như tên gọi của nó, nghĩa là mỗi chúng ta khi nghĩ về dịch bệnh đã không còn thường trực cái cảm giác sợ hãi, hoang mang, lúng túng như những ngày đầu bùng phát. Chúng ta thích ứng an toàn, linh hoạt, phù hợp trên tinh thần tin tưởng, nâng cao ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ mình, cộng đồng, xã hội. Tết yêu thương, rộn ràng nhưng cũng là tết của ý thức, trách nhiệm, tinh thần hy sinh, cống hiến.

Động lực to lớn nhất đối với những nỗ lực của cán bộ, nhân viên y tế tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 là được nhìn thấy nụ cười, niềm hạnh phúc của bệnh nhân ngày xuất viện.

Tết yêu thương

“Tết, cái từ ma thuật dường như chứa đựng niềm vui mênh mông của cả một dân tộc vô tư và vui vẻ, mỗi lần một năm mới bắt đầu, lại quên bẵng đi tất cả mọi tai ương và khó khăn họ đã phải chịu đựng suốt năm qua và sẵn sàng khởi đầu lại cuộc sống trong hy vọng và niềm vui!” [“Tâm lý ngày Tết” - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922–1932 của Phạm Quỳnh]. Vì lẽ đó, dẫu ở bất kỳ hoàn cảnh nào, tết vẫn là dịp để tôn vinh và lan tỏa tình yêu thương, để mỗi người và cộng đồng xã hội trao gửi yêu thương đến nhau theo những cách thức của riêng mình.

Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông trò chuyện cùng các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được công ty nhận đỡ đầu tại huyện Như Xuân.

Hằng năm, vào dịp tết đến xuân về, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông thường tổ chức chương trình giao lưu, gặp mặt thân mật, ấm áp tình yêu thương giữa công ty và những đứa trẻ đặc biệt trong “đại gia đình”. Đó là những đứa trẻ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được công ty nhận đỡ đầu, hỗ trợ. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID–19, chương trình ý nghĩa này đành phải tạm gác lại. Không thể xum họp nhưng những món quà tết, những lời chúc, hỏi han thân tình, động viên, khích lệ vẫn được Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông kịp thời trao gửi đến các em. Cũng trong dịp này, “Đại gia đình Tiến Nông” nhận đỡ đầu thêm 23 em có hoàn cảnh khó khăn thuộc các huyện, thành phố: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Bá Thước, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn.

Hơn 20 năm qua, song hành cùng quá trình hình thành và phát triển, ngay từ những năm đầu thành lập, “Đại gia đình Tiến Nông” vẫn luôn nỗ lực trên hành trình thiện nguyện ấy với tâm niệm sâu sắc: “Được làm việc phải tận tâm/ Được quan tâm phải chân thành/ Được cống hiến phải đam mê/ Được tôn vinh phải khiêm tốn/ Được hưởng thụ phải sẻ chia”. Hành trình trao yêu thương ấy đã giúp đỡ nhiều mảnh đời, nâng đỡ, chắp cánh ước mơ cho nhiều đứa trẻ, xây đắp nên những tương lai tươi sáng, rộng mở. Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã nhận đỡ đầu 167 trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với mức hỗ trợ là 500 nghìn đồng/tháng/em và 7 sinh viên đang theo học tại các trường đại học với mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/tháng/em. Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông chia sẻ: “Cuộc sống sẽ không thể tốt đẹp lên nếu như trong tim mỗi người không có lòng nhân ái, sự sẻ chia. Hành trình nhân ái, thiện nguyện mà chúng tôi từng bước xây dựng, phát triển là để truyền đi thông điệp ấy. Tôi thấy hạnh phúc khi chứng kiến sự trưởng thành, khôn lớn của các con trong gia đình Tiến Nông, nhìn thấy các con khỏe mạnh, cùng kết quả học tập tốt là động lực to lớn để công ty nỗ lực hơn nữa trong hoạt động giúp đỡ và nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt sự gắn kết, phối hợp của các cấp, ban, ngành từ tỉnh đến địa phương và doanh nghiệp sẽ là sợi dây kết nối yêu thương, để không một trẻ em mồ côi nào bị bỏ lại phía sau”.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”... Tết này, giai điệu bài hát như thông điệp sống đẹp của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khe khẽ ngân vang trong trái tim mỗi người, kết nối toàn xã hội. Những con số ủng hộ phòng, chống dịch COVID–19, những phong trào, chương trình thiết thực, ý nghĩa, có sức lan tỏa xã hội cao như: “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, “Tết xum vầy – Xuân bình an”, “Đông ấm cho em”, “Tết không xa nhà”, chăm lo tết cho người có công với nước, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người đang cách ly, điều trị COVID-19 tại nhà, tại các cơ sở điều trị... khiến cho những ngày tết càng thêm phần ý nghĩa, thiêng liêng.

Tết của ý thức, trách nhiệm, cống hiến

Trước thềm năm mới, khi nhiều người đã háo hức lên kế hoạch nghỉ ngơi, vui xuân đón tết bên gia đình, người thân, bạn bè sau một năm quay cuồng mưu sinh, tất bật với guồng quay công việc thì những “chiến sĩ” khoác áo Blouse trắng vẫn hăng hái lên đường tới nhiều địa phương trong cả nước hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Ngày 27-12-2021, Bệnh viện 71 Trung ương [phường Quảng Tâm, TP Thanh Hóa] đã tiễn đoàn công tác lên đường tăng cường nhân lực hỗ trợ cho Bệnh viện dã chiến số 1 của tỉnh Trà Vinh. Đoàn gồm 13 nhân viên y tế, trong đó có 3 bác sĩ chuyên ngành hồi sức tích cực và 10 điều dưỡng. Đặc biệt trong thành phần của đoàn đi lần này có 8 đồng chí đã từng đi hỗ trợ chống dịch trong những ngày đầu dịch bệnh bùng phát tại TP Hồ Chí Minh hồi tháng 7-2021. Đoàn công tác do bác sĩ Phạm Thành Trung, trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện 71 Trung ương làm trưởng đoàn. Tính đến nay, đây là đoàn công tác thứ 5 của Bệnh viện 71 Trung ương lên đường hỗ trợ cho một số địa phương trong cả nước phòng chống dịch COIVD–19.

Không chỉ Bệnh viện 71 Trung ương, sau gần 4 tháng [từ ngày 13-7 đến 5-11] , tỉnh Thanh Hóa đã điều động 285 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên ở hầu khắp các cơ sở y tế công lập và một số cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn toàn tỉnh tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Trước khi quyết định dấn thân vào tâm dịch, bất kỳ ai trong số họ đều nhận thức rõ những khó khăn, gian nan, vất vả, hiểm nguy phải đối mặt, vượt qua. Chỉ một chút sơ hở, cái giá phải trả là sinh mệnh của chính mình. Tuy nhiên, vượt qua tất cả nỗi sợ hãi, ám ảnh ấy, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế vẫn kiên cường, nghị lực “chiến đấu”. Anh Phạm Văn Bằng – Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: “Bất kỳ một cán bộ, nhân viên y tế nào khi đã khoác lên mình chiếc áo Blouse trắng đều nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm, nỗ lực cống hiến bằng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình với mục tiêu cao nhất là điều trị tốt bệnh nhân, góp phần sớm đẩy lùi dịch bệnh”. Được biết, trong năm qua, anh Bằng đã hai lần đảm nhận trọng trách trưởng đoàn công tác tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID–19 tại Bệnh viện dã chiến số 1 TP Hồ Chí Minh và huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Kể từ khi dịch COVID–19 bùng phát ở nước ta, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã ráo riết, quyết liệt vào cuộc với tất cả tinh thần, ý chí quyết tâm, nỗ lực cao nhất. Để tiếp tục giữ vững thành quả trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công “mục tiêu kép” trên địa bàn tỉnh, ngoài nỗ lực của các cấp, các ngành, bản thân mỗi người phải nâng cao ý thức, trách nhiệm. Đây là một trong những điều kiện, mắt xích đặc biệt quan trọng, vừa tạo sự kết nối bền chặt giữa 3 chủ thể Nhà nước – doanh nghiệp – người dân vừa phát huy vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể trong “chuỗi liên kết” phòng, chống dịch COVID–19.

Suy cho cùng, tết là gì nếu không phải là “tiếng gọi mênh mông của tất cả những người con của nước Nam, trong dịp đổi mới toàn bộ của đất trời và của muôn vật, gào lên niềm tin vào cuộc sống cùng niềm khát khao hạnh phúc và an vui của mình”...

Bài và ảnh: Hương Thảo

Video liên quan

Chủ Đề