Phân họ tre nứa có biến thái gọi là gì năm 2024

Họ Hòa thảo hay họ Lúa hoặc họ Cỏ ("cỏ" thực thụ) là một họ thực vật một lá mầm (lớp Liliopsida), với danh pháp khoa học là Poaceae, còn được biết dưới danh pháp khác là Gramineae. Trong họ này có khoảng 668 chi và khoảng 10.035 loài cỏ. Người ta ước tính rằng các đồng cỏ chiếm khoảng 20% toàn bộ thảm thực vật trên Trái Đất. Họ này là họ thực vật quan trọng nhất đối với toàn bộ nền kinh tế của loài người, bao gồm cả các bãi cỏ và cỏ cho gia súc cũng như là nguồn lương thực chủ yếu (ngũ cốc) cho toàn thế giới, hay các loại tre, trúc được sử dụng rộng rãi ở châu Á trong xây dựng.

Các loài thuộc họ Hòa thảo có các đặc điểm sau:

  • Cây thân cỏ, sống lâu năm, ít khi 1 hay 2 năm, một số có dạng thân gỗ thứ sinh (tre, nứa v.v). thân khí sinh chia gióng (cọng) và mấu (đốt): gióng thường rỗng (trừ một số loài như nứa, kê, ngô có thân đặc), không phân nhánh (trừ tre) mà chỉ phân nhánh từ thân rễ hoặc từ gốc.
  • Lá mọc cách (so le), xếp hai dãy theo thân (trên cùng một mặt phẳng), ít khi có dạng xoắn ốc, gân lá song song. Bẹ lá to, dài, hai mép của bẹ không dính liền nhau. Lá không có cuống (trừ tre), phiến lá hình dải hẹp. Giữa bẹ và phiến lá có lưỡi bẹ nhỏ hình bản mỏng hay hình dãy lông mi. nguồn gốc của lưỡi không rõ ràng, một số tác giả cho là do hai lá kèm dính nhau biến đổi thành. Vai trò sinh học của nó là cản bớt nước chảy vào thân non ở đốt. Gốc bẹ lá hơi phồng lên, mép ôm chặt lấy thân và che chở cho mô phân sinh đốt, nhờ đó mà mô này duy trì hoạt động được khá lâu.
  • Hoa nhỏ, thụ phấn nhờ gió, tập trung thành cụm bông, cơ sở là các hoa nhỏ. Các hoa nhỏ này lại hợp thành những cụm bông phức tạp hơn như bông kép, chùm, chùy v.v nhưng không có các cánh hoa.
  • Mỗi bông mang từ 1 - 10 hoa nhỏ. Ở gốc bông nhỏ thường có 2 mày (lá bắc) bông xếp đối nhau: còn ở gốc mỗi hoa có 2 mày hoa, mày hoa dưới ôm lấy mày hoa trên, nhỏ và mềm hơn, mày hoa dưới chỉ có 1 gân ở chính giữa, còn mày hoa trên có 2 gân bên. Ở nhiều loài, mày hoa dưới kéo dài ra thành chỉ ngón. Phía trong 2 mày hoa còn 2 mày cực nhỏ rất bé và mềm. Như vậy, thông thường mỗi hoa có 4 mày, nhưng trong thực tế số lượng này có khi không đầy đủ. Nhị thường là 3 (đôi khi 6), chỉ nhị dài bao phấn đính lưng, hai bao phấn khi chín thường xòe ra thành hình chữ X. Bầu trên có một ô, 1 noãn, 2 vòi nhụy ngắn và 2 đầu nhụy dài mang chùm lông quét, thường màu nâu hoặc tím.
  • Quả là loại quả thóc (caryopsis).

Cho đến thời gian gần đây, các loài cỏ được cho là đã tiến hóa vào khoảng 55 triệu năm trước, khi người ta căn cứ vào các mẫu hóa thạch đã có. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây về các loại thực vật hóa đá 65 triệu năm tuổi, bao gồm các tổ tiên của lúa và tre trong phân hóa đá của khủng long thời kỷ Phấn trắng ([1], [2]), đã đặt sự đa dạng của các loài cỏ về thời kỳ sớm hơn.

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài của họ Hòa thảo so với các họ khác trong bộ Hòa thảo liệt kê dưới đây là lấy theo APG III.

Cây phát sinh chủng loài trong nội bộ họ Hòa thảo như liệt kê dưới đây là lấy theo APG III.

Trồng trọt và sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài cỏ được trồng để cung cấp lương thực cho loài người được gọi chung là ngũ cốc. Các loại ngũ cốc cung cấp phần lớn năng lượng để nuôi sống con người và có lẽ cũng là nguồn cung cấp chính về protein. Các loại ngũ cốc bao gồm lúa ở Nam và Đông Nam Á, ngô ở Trung và Nam Mỹ, lúa mì và lúa mạch ở châu Mỹ và khu vực miền bắc đại lục Á-Âu. Nhiều loại cỏ khác cũng được trồng để làm cỏ tươi và cỏ khô cho gia súc, cụ thể là cho trâu, bò và cừu.

Tre thuộc họ cỏ (Poaceae), trong lớp thực vật một lá mầm. Nhưng đặc điểm hình thái của thân tre không giống các loài cỏ, cũng không giống các thân cây gỗ. Thân tre có láng rỗng và đốt đặc; không mềm quá và cũng không cứng quá. Dưới gốc cây là thân ngầm; trên mặt đất là thân khí sinh mang bẹ mo, cành và lá. Rất ít khi gặp tre ra hoa, kết quả.

Thân ngầm của tre có 3 dạng: dạng đơn trục (thân ngầm dạng roi), dạng hợp trục (thân ngầm dạng củ) và dạng trục phức (thân ngầm vừa dạng cũ, vừa dạng roi).

Do cấu trúc của thân ngầm nên cách mọc của tre có 4 dạng: dạng thân ngầm hợp trục, thân tre mọc cụm; dạng thân ngầm đơn trục, thân tre mọc tản; dạng thân ngầm trục phức trân vừa mọc cụm, vừa mọc tản và dạng trục hợp, nhưng thân tre lại mọc tản do cổ thân ngầm kéo dài ra.

- Dạng thân ngầm hợp trục, thân tre mọc cụm: thể hiện ở các loài tre gai, hóp, tầm vông, nứa, tre vàng sọc, luồng diễn, mạnh tông, tre mai…

- Dạng thân ngầm đơn trục, thân tre mọc tản: thể hiện ở các loài trúc, vầu đắng, vầu ngọt, tre róc (tre giàng), lành hanh…

- Dạng thân ngầm trục phức, thân tre vừa mọc cụm, vừa mọc tản: thể hiện ở các loài sặt, sặt gai, le cỏ…

- Dạng trục hợp, nhưng thân tre lại mọc tản do cổ thân ngầm kéo dài ra: thể hiện rỏ rệt nhất ở chi Nứa mọc tản (Mạy đấy)

Thân ngầm của các loài trúc, vầu có dạng đơn trục nằm ngang và bò dài trong đất gọi là roi tre. Roi tre có các đốt, trên mắt đốt có rễ gòi là rễ roi, bên đốt có chồi. Các chồi phát triển thành cây khí sinh.

Thân ngầm dạng hợp trục (thường gọi là củ tre hay gốc thân) có hình bầu dục và có hai phần: cổ và thân. Cổ là phần nối với thân ngầm mẹ, ruột đặc không có chồi, không mọc rễ; cổ thân ngầm có thể kéo dài ra tạo nên dạng mọc tản trục hợp, như lài Nứa mọc tản. Phân thân của thân ngầm hình bầu dục, chia thành nhiêu đốt, các đốt có mang chồi, mỗi chồi phát triển thành 1 măng. Ngọc thân ngầm nối với thân khí sinh. Thân khí sinh gồm các lóng và đốt, lóng rỗng, phân bên ngoài là vách, phần rỗng là khoang ruột. Đốt đặc, mang chồi, có vòng mo và vòng đốt. Lóng và đốt khi non được mo thân che phủ. Khi già mo rụng đi, để lại dấu vết của mo thân, đó chính là vòng mo.

Thân tre là phần quan trọng nhất của cây tre bao gồm: gốc thân và thân. Gốc thân ở giữa phần thân ngầm và thân. Phân thân tre trên mặt đất có thể cao đến 1-20m, đường kính 1-25cm, thường hình tròn, nhung cũng có thể có nhiều hình dạng rất đặc biệt. Thân tre có rất nhiều loại: ống, rãnh, vuông, dẹt, chuỗi hạt, đốt lệch. Cành nhánh hướng về phía trên. Mỗi mắt mọc 1-3-nhiều cành, mỗi cành có nhánh, mỗi nhánh đều mang lá.

Lá và bẹ lá: Lá là cơ quan quan trọng của quá trình quang hợp. Lá do bẹ lá và phiến lá tạo thành, lá không có lông tớ, có 3-5 đôi gân bên song song.

Lá tre có phiến lá, cuống lá, tai lái, lưới lá và bẹ lá.

Mo tre mọc lên vòng mo, nó chính lá phiến lá trên thân. Mo thường sớm rụng, nhưng có loại mo chỉ tách ra mà không rụng, chúng tồn tại trên thân mấy năm. Mo nang có bẹ mọ, lá mo, lưới mo và tai mo.

Hoa và quả: Tre chỉ ra một lần, khi đó gọi là tre khuy; nói chung ít gặp tre ra quả, vì chu kỳ ra hoa khoảng 30-50 năm hay dài hơn nữa. Hoa dạng bông, màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Quả dạng quả dĩnh (thóc), nhỏ; quả rụng xuống mọc thành cây con.

Hoa của tre có thể kết thành quả như lúa. Hoa có bao hoa, nhị và nhụy. Bao hoa thường có ba dạng mày, mày ngoài (bao ngoài), mày trong (bao trong) và mày cực nhỏ (vảy). Số nhị thường có 3 hoặc 6 nhị, chỉ nhị dài, đầu mang hai bao phấn. Nhụy có bầu, cột nhụy và 1-3 núm nhụy.

(Nguồn: Hỏi đáp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến tre: Bản dịch từ tiếng Trung Quốc/ Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải, Vũ Văn Dũng, Vũ Văn Cần: biên dịch và hiệu đính.-H.: Nông nghiệp, 2006.- 213 tr.: ảnh minh họa.-: Đăng ký cá biệt: