Phần mềm tính toán kết cấu áo đường mềm năm 2024

Công ty Cổ phần Xây dựng & Thương Mại Engico Việt Nam Cơ sở 1: số 4, ngách 37/4, Ngõ 37, Phố Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội [Cơ sở Đào tạo] Tel: 0923.633.686 Email: thietkeduong.com@gmail.com Giấy chứng nhận ĐKDN: Số 0105813919 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 07/03/2012

ĐƯỢC CHỨNG NHẬN

Ứng dụng VIADM211 được phát triển chạy trên nền Excel nhằm giúp kỹ sư thiết kế thiết lập các hàm tính toán trong bảng tính sẵn có của mình. VIADM211 được phát triển dưới dạng một Add-in với các hàm đã được số hóa từ các dữ liệu bảng tính, toán đồ trong Tiêu chuẩn 22TCN-211 06.

Add-in này bao gồm tất cả các hàm đã được số hóa dưới dạng bảng số nên các kỹ sư có thể thực hiện các bước tính toán một cách tự động hóa với độ chính xác cao. Trong phiên bản này, có hai hình thức tương tác đó là: “Gọi hàm trong các Cell” và ” Tự động thực thi hàm với một click chuột”.

Video giới thiệu

VIDEO HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT’

Xin chân thành cảm ơn, Mọi góp ý xin để lại bình luận bên dưới

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ tác giả.

Phần mềm tính toán kết cấu áo đường VILAYER được xây dựng dựa trên lý thuyết tính toán hệ đàn hồi nhiều lớp. Theo lý thuyết cơ học, kết cấu áo đường được cấu thành bởi nhiều lớp đàn hồi tuyến tính. Hiện nay, có hai mô hình được sử dụng đó là Mô hình Boussinesq [1958] và Lý thuyết tính toán cho hệ nhiều lớp theo phương trình Burmister. Mô hình Boussinesq là mô hình đơn giảm nhằm tính toán ứng suất do tải trọng phân bố gây ra ở một số sâu nhất định, kỹ sư có thể sử dụng mô hình này để tính toán ứng suất do tải trọng ngoài và giới hạn ứng suất theo độ sâu. Mô hình lý thuyết tính toán cho hệ nhiều lớp được đề xuất bởi Burmister. Đây là lý thuyết được sử dụng rộng rãi trong tính toán ứng suất – biến dạng kết cấu áo đường. Burmister [3] là người đi tiên phong phát triển lý thuyết tính toán này. Hiện nay, có rất nhiều chương trình tính toán kết cấu áo đường dựa trên lý thuyết này có thể kể đến như BISAR, Ken-Layer, WESLEA, JULEA, LEAF, GAMES, MEPG và Alizé-LCPC. Ngoài ra, có một số phần mềm phân tích ứng suất-biến dạng trong kết cấu áo đường dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn có xét đến phi tuyến của vật liệu như PT-GAVE, ILLI-PAVE và ABAQUS.

Phần mềm VILAYER được phát triển dựa trên Lý thuyết tính toán đàn hồi tuyến tính nhiều lớp dựa trên phương trình Burmister, thuật toán tích phân suy rộng có cận vô cực được áp dụng để tính toán ứng suất, biến dạng và chuyển vị trong các lớp vật liệu áo đường thông qua phương pháp biến đổi Hankel.

Phần mềm VILAYER có một số chức năng như sau:

  • Tính toán ứng suất, biến dạng và chuyển vị theo các phương của các lớp vật liệu áo đường;
  • Tính toán ứng suất, biến dạng và chuyển vị tại các điểm tính toán do người dùng định nghĩa tọa độ;
  • Tính toán ứng suất, biến dạng và chuyển vị của các mặt phẳng theo độ sâu do người dùng định nghĩa;
  • Xuất báo cáo sang Word, dữ liệu bảng biểu sang Excel.

Các thông số đầu vào của phần mềm VILAYER là:

  • Thông số vật liệu bao gồm: Mô đun đàn hồi, hệ số poisson, chiều dày của lớp vật liệu áo đường;
  • Thông số tải trọng: Tải trọng tính toán, bán kính phân bố của tải trọng;
  • Điểm tính toán được định nghĩa theo tọa độ không gian 2D là X, Y.

Các chức năng hỗ trợ xuất báo cáo tính toán:

  • Chức năng biểu đồ đường đồng mức, đường thể hiện đồng mức, nhãn hiển thị các vị trí có giá trị Max – Min;
  • Kết quả thể hiện dạng bảng tính có thể xuất trực tiếp sang Excel và WORD

Tải cài đặt miễn phí VILAYER và tài liệu hướng dẫn sử dụng tại website //bksimotec.com hoặc link: //u.pcloud.link/publink/show?code=kZGqPdXZdg03XsIYT1J0jUXeoTTXcHaJe33y.

Thông tin tác giả: //ledinhviet.name.vn

Đôi nét về báo cáo viên Lê Đình Việt:

  • Tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng Cầu đường vào năm 2014, tại khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng.
  • Tốt nghiệp Kỹ sư Kinh tế xây dựng và QLDA vào năm 2015, tại khoa Quản lý dự án, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng.
  • Bằng Thạc sĩ – chuyên ngành Kỹ thuật đường sắt tại Trường Đại học Paichai, Hàn Quốc.

Hiện đang làm Nghiên cứu sinh chuyên ngành Terramechanic, tại Geotechnics Lab, trường Đại học Paichai, Hàn Quốc. Chủ đề nghiên cứu hiện tại “Nghiên cứu tối ưu hóa mô hình bánh xe Rover Mặt trăng dựa trên lý thuyết Terramechanics và thuật toán Gabor Wavelet”, được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Hàn Quốc từ tháng 09/2019. Dự án nghiên cứu này nằm trong chiến lược quốc gia “Chinh phục và đưa người lên Mặt Trăng” của Chính phủ Hàn Quốc, đây cũng chính là luận văn Tiến sĩ mà Việt đang triển khai, dự kiến đề tài sẽ hoàn thành trong năm 2022.

Chủ Đề