Phân tích cảnh ngày hè ngữ văn 10 nâng cao năm 2024

Vẻ đẹp của thiên nhiên ngày hè được cảm nhận qua bao hình ảnh: cây Hòe, hoa Lựu và sen hồng. Đó là những thảo mộc đặc trưng của ngày hè, bình dị, gần gũi. Dưới nét bút của Nguyễn Trãi, bức tranh hiện lên tươi khỏe và tràn đầy sức sống. Mọc giữa màu xanh của cây Hòe điểm vào màu đỏ của cây Phượng và màu hồng của hoa Sen cùng với hương thơm quyến rũ đang theo gió lan tỏa vào không gian đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp, có hình khối, có sự hòa phối màu sắc và hương thơm. Nếu văn học thời kì này thường theo khuynh hướng trang nhã, viết về thảo mộc thì Nguyễn Trãi lại theo xu hướng bình dị, đưa vào thơ những thi liệu gần gũi với đời sống thôn quê, nhịp thơ có sự thay đổi từ 4/3 sang 3/4. Đây là sự phá cách táo bạo của Nguyễn Trãi với thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Các động từ mạnh “đùn đùn” “phun” “giương” làm cho thiên nhiên trở nên sống động diễn tả sức sống mãnh laieetr từ bên trong. Câu thơ của Nguyễn Trái làm ta liên tưởng với câu thơ của Nguyễn Du trong Truyền Kiều

Đầu tường lửa lựu đăm bông​

Hai câu thơ đều có nét độc đáo và đặc sắc riêng, Nguyễn Trãi nghiêng về tả sức sống qua bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống, còn Nguyễn Du thì thiên về tả tình sắc. Hai câu tiếp theo hiện lên bức tranh thanh bình về cuộc sống

Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.​

Từ láy tượng thanh “lao xao” kết hợp với đảo ngữ “chợ cá” là nổi bật không khí nhộn nhịp của buổi chợ cá ở làng ngư phủ gợi lên cuộc sống ấm no, thanh bình, âm thành rắn rỏi của tiếng ve như tiếng đàn vang lên trong lầu Tịch Dương, gợi lên âm thanh quen thuộc nên thôn dã. Cảnh vật thiên nhiên vào cuối ngày thật yên vui, thanh bình. Dường như tác giả đang cảm hạnh phúc với niềm vui no ấm, làng chài. Với cách miêu tả từ gần đến xa, cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, khứu giác, thính giác) với sự liên tưởng phong phú kết hợp với việc sử dụng các động từ mạnh (đùn đùn, phun, giương) và ngữ pháp đảo ngữ, cách ngắt nhịp độc đáo, mới lạ, sáu câu thơ đầu được tại hiện lại với bức tranh ngày hè sinh động cũng tràn đầy nhựa sống. Qua đó, cũng thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả. Sau cùng, khát vọng của nhà thơ được bộc lột ở hai câu cuối

Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương​

“Dẽ có” tức là dẽ ra nên có, “Ngu Cầm” cây đàn của vua Ngu Thuấn. Tương truyền triều đại Nghiêu- Thuấn thái bình, thịnh trị trong sử sách Trung hoa. Tác giả muốn có cầy đàn ấy để cầu cho nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Ẩn sau khát vọng ấy là sự trách móc đối với lũ quan lại tham lam. Câu thơ cuối sáu chữ kết hợp với nhịp thơ 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Thân nhàn nhưng tâm không nhàn, luôn khao khát, cống hiến cho đất nước. Có thể thấy, Việt hóa thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sáng tạo thể thất ngôn xen lục ngôn cùng với ngôn ngữ vừa trang nhã, trau chuất vừa bình dị, tự nhiên, gần với đời sống thường ngày. Nguyễn Trãi đã thành công trong việc miêu tả vẻ đẹp của mùa hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh tế, gợi cảm.

\================================= Sửa giúp em với, có mấy đoạn em không biết ghi như thể nào cho hợp lí ạ

1. Câu đề thứ nhất: Hoàn cảnh tâm hồn Nguyễn Trãi hòa vào thiên nhiên. “Rồi hóng mát thuở ngày trường” – Sau khi cáo quan về ở ẩn, cuộc sống của thi nhân “suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn” ở nơi “Côn sơn suối chảy rì rầm”. Một ngày thường trôi qua sao mà lâu thế! Thay vì nói “ngày thường”, “ngày trường” của Nguyễn Trãi mang sắc thái tự sự và dễ dàng bày tỏ nỗi lòng của tác giả trong một ngày rỗi rãi. Với tâm trạng ấy, trong một buổi “tịch dương”, thi nhân ngồi xuống hiên nhà, để hồn mình hòa vào thiên nhiên mùa hạ tràn đầy nhựa sống.

Phân tích cảnh ngày hè ngữ văn 10 nâng cao năm 2024

2. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống. “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.” – Ba câu đầu là bức tranh thiên đầy màu sắc: Tác giả đã không tuân thủ kết cấu đề, thực, luận, kết trong luật thơ Đường. Ngay trong câu đề thứ hai, nhà thơ đi vào tả thực “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”. Không chỉ thể hiện sự sáng tạo, phá cách, điều đó chứng tỏ cảm xúc và hồn thơ rạo rực trong thi nhân trước cảnh đẹp không thể chờ đợi, chần chừ thêm nữa. Cảnh sắc mùa hạ đã gây ấn tượng mạnh mẽ với Nguyễn Trãi, nào “hòe”, nào “thạch lựu”, nào “hồng liên”. Không phải những tùng, trúc, cúc, mai như các bài thơ trước, ông đề cao nét đẹp bình dị, mộc mạc của những loài cây dân dã, thân thuộc với người thôn quê. Điều này cũng được bắt gặp trong bài “Cây chuối”: “Tự bén hơi xuân tốt lại thêm/ Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm”. Quay lại với hoa hòe, qua từ láy “đùn đùn” , hình dung trước mắt người đọc là những tán hoa màu lục nở rộ, tràn đầy nhựa sống, bông nào bông nấy đùn lên nhau, phô ra vẻ đẹp tươi trẻ; thêm một chữ “rợp”, cây hoa hòe càng được tiếp thêm nhịp chuyển động mạnh mẽ, sôi sục. Hỗ trợ, tương tác với sắc lục là những dòng lửa đỏ phun ra từ những chùm hoa thạch lựu ngoài hiên nhà. Nếu như Nguyễn Du trọng miêu tả hình sắc: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông” thì Ức Trai lại làm tôn lên vẻ đẹp giàu sức sống của loài hoa nở vào mùa hạ. Bên cạnh sử dụng thị giác, thi nhân còn dùng khứu giác để cảm nhận thiên nhiên: “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”, thoang thoảng trong gió mùa thơm đặc trưng của mùa hạ. Sự kết hợp giữa sắc và hương trong thơ Ức Trai mới thật hoàn hảo! – Hai câu tiếp là bức tranh cuộc sống: Nguyễn Trãi đã dùng cả trái tim và tâm hồn yêu thiên nhiên của mình để lắng nghe âm thanh xa xa: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ”. Đó là tiếng mua bán, tiếng trò chuyện rôm rả của dân chài lưới những ngày đánh được cá. Hòa trong cái nhộn nhịp ấy còn có “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.” Tâm hồn mơ mộng, giàu liên tưởng và tình yêu lãng mạn, sâu sắc với thiên nhiên chính là cơ sở cho phép so sánh tiếng ve inh ỏi như tiếng đàn. Hai âm thanh hòa hợp với nhau, tạo không khí vui tươi, rộn rã, xóa tan vẻ u tịch, lặng lẽ thường thấy trong cảnh hoàng hôn” như “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan hay “Cỏ khô xơ xác đầy trên lối/ Chiều xuống quạnh hiu bốn phía non” như Nguyễn Du đã miêu tả. Đó là minh chứng cho lòng yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi.

3. Mong muốn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn. “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương.” – Dưới thời vua Ngu Thuấn trong lịch sử Trung Quốc, thiên hạ thái bình, nhân dân ấm no. Vì vậy mà Nguyễn Trãi ước mơ có được cây đàn của nhà vua để đàn lên khúc Nam Phong, cho đồng bào một cuộc sống êm ấm, no đủ. Điều đó cho thấy, tuy đã về ở ẩn, nhưng tấm lòng của thi nhân không chỉ chôn chặt nơi Côn Sơn mà trải đi “khắp đòi phương”. Đó là tấm lòng yêu nước, thương dân được gửi gắm và dồn nén trong chữ “dân” đầy thân thương ở cuối bài. Thêm vào đó, nhịp điệu câu thơ cuối: bằng/bằng/trắc/trắc/bằng/bằng chậm rãi, đều đều đã vẽ nên bức tranh đất nước bình yên, đời sống nhân dân không còn khổ cực lầm than. Từ đó, ta đặt ra một giả thiết, phải chăng bức tranh thiên nhiên và cuộc sống nhộn nhịp ở những câu thơ trên không phải cảnh sắc xung quanh tác giả mà chính là viễn cảnh trong tâm tưởng của ông trong những đêm mưa “Ngâm rồi vẫn chẳng ngủ/ Đứt nỗi đến tờ mờ”. Giấc mơ mang tính chất vĩnh hằng tồn tại, ấp ủ trong Nguyễn Trãi từ thời trai trẻ, kéo dài suốt một đời người, bộc lộ và tô điểm cho nhân cách của ông “Bui có một lòng trung lẫn hiếu/ Mài chẳng khuyết nhuộm chẳng đen”. – Tấm lòng của Nguyễn Trãi cũng giống như nỗi suy tư của Hồ Chí Minh trong bài “Cảnh khuya”: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa/ Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Hai khung cảnh đẹp như tranh vẽ, hai trái tim nặng tình nghĩa với dân, với nước!

4. Tổng kết nghệ thuật toàn bài. – Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ Việt Nam, là một trong những người đi đầu sáng tạo và phá cách. Trong bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú thường có xen lẫn những câu lục ngôn, lại không tuân thủ kết cấu đề thực luận kết, khiến tác phẩm không bị gò bó, buộc chặt trong luật thơ Đường. Với chủ ý miêu tả một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, Nguyễn Trãi sử dụng một loạt từ láy, động từ mạnh “đùn đùn”, “phun”, “rợp”, “tiễn”. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ: trường từ vựng các loài hoa đặc trưng cho mùa hạ “hòe”, “thạch lựu”, “hồng liên”; nghệ thuật so sánh “Dắng dỏi cầm ve” cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.