Phân tích chỉ tiêu vs môi trường là gì năm 2024

Theo quy định tại Việt Nam, các doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề thực phẩm chế biến hoặc sản xuất ảnh hưởng đến môi trường đều cần phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Vậy chứng nhận môi trường là gì? Làm thế nào để đạt giấy chứng nhận về môi trường? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Giấy chứng nhận môi trường là gì?

Giấy chứng nhận môi trường hay còn gọi là giấy chứng nhận đạt chuẩn môi trường là chứng chỉ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở công nghiệp nhằm xác định các chỉ tiêu môi trường do Nhà nước đặt ra mà các cơ sở này phải bảo đảm đạt được trong suốt qua trình hoạt động.

Còn Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.

Văn bản luật quy định:

  • Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
  • Thông tư 2781/TT/MTG ngày 3/12/1996 hướng dẫn thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở công nghiệp;
  • Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 18/5/20044 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Xem Khoản 8 Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 18/5/20044 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).

Phân tích chỉ tiêu vs môi trường là gì năm 2024

Tiêu chuẩn về môi trường trong doanh nghiệp

✍Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001| Hệ thống quản lý chất lượng

2. Đối tượng cần phải có giấy chứng nhận môi trường?

Các đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường; Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định các đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:

  • Cơ sở thoát nước và xử lý nước thải;
  • Cơ sở hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu;
  • Cơ sở xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác;
  • Cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo;
  • Cơ sở dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Các doanh nghiệp không thuộc các lĩnh vực được liệt kê phía trên mong muốn được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường có thể tìm hiểu và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường – Đây là 1 tiêu chuẩn không chỉ có giá trị tại Việt Nam mà còn được cả thế giới công nhận và đảm bảo tính hợp pháp. Đây có thể coi là 1 lợi thế khi các doanh nghiệp này đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

3. Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận môi trường

  • Đơn xin cấp phép về môi trường;
  • Bản kê khai hiện trạng về môi trường;
  • Quyết định phê chuẩn báo cáo về đánh giá tác động môi trường (đối với các cơ sở phải thẩm định báo các đánh giá tác động môi trường) hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (đối với cơ sở phải lập bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường);
  • Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp cho cơ sở.

Phân tích chỉ tiêu vs môi trường là gì năm 2024

✍Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001 quản lý môi trường|Hỗ trợ Cấp chứng chỉ toàn quốc

4. Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận môi trường

Doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước dưới đây:

► Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ xiin cấp phép tới cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại:

  • Bộ Tài Nguyên Môi Trường
  • Sở Tài Nguyên và Môi Trường

► Bước 2: Cơ quan Nhà nước tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép về môi trường phải cấp giấy biên nhận;

► Bước 3: Cơ quan Nhà nước tiếp nhận hồ sơ sẽ yêu cầu bổ sung và điều chỉnh hồ sơ trong 30 ngày;

► Bước 4: Trong vòng 40 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu từ chối cấp phép cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và phải nêu rõ nguyên nhân;

► Bước 5: Trong trường hợp hồ sơ được duyệt thì trông vòng 40 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

Lưu ý: Thời hạn trả hồ sơ tối đa là 40 ngày và thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường sẽ tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp.

Khái niệm về môi trường là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

Phân tích môi trường là gì?

Phân tích môi trường có thể định nghĩa là sự đánh giá môi trường tự nhiên và suy thoái do con người cũng như do các nguyên nhân khác gây ra.

Yếu tố tự nhiên là gì?

Yếu tố tự nhiên Các yếu tố sinh thái là lực lượng tự nhiên hình thành trong môi trường vĩ mô. Chúng gồm: sự sẵn có của nguồn tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, điều kiện thời tiết, cân bằng sinh học, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, tiềm năng năng lượng…

Môi trường tự nhiên có nghĩa là gì?

Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả các sinh vật sống và không sống có trong tự nhiên, có nghĩa là không phải là nhân tạo. Thuật ngữ này thường được áp dụng cho Trái Đất hoặc một số phần của Trái Đất.