Phiếu đánh giá hồ sơ sổ sách cô và trẻ

Sở GD&ĐT Thái Nguyên vừa có hướng dẫn các đơn vị thực hiện hệ thống hồ sơ sổ sách đối với cấp học mầm non năm học 2015 - 2016.

Theo đó, đối với nhà trường sẽ có các hồ sơ, sổ sách như sau:

Hồ sơ quản lý trẻ em: Sổ tổng hợp tỷ lệ trẻ chuyên cần; Sổ theo dõi sức khoẻ trẻ; Sổ tổng hợp đánh giá sự phát triển của trẻ; Hồ sơ quản lý trẻ em học hoà nhập (nếu có).

Hồ sơ quản lý nhân sự: Hồ sơ thi đua; Quyết định phân công CBQL, GV, NV từng năm; Hồ sơ đánh giá CNNGV, CBQL và hồ sơ đánh giá giáo viên; Các loại văn bằng chứng chỉ CBQL, GV, NV.

Hồ sơ quản lý chuyên môn: Sổ theo dõi chất lượng giáo dục (các độ tuổi); Kế hoạch phát triển giáo dục; Kế hoạch thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi; Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên; Chuyên đề nâng cao CL GDPT vận động cho trẻ trong trường mầm non;

Kế hoạch phấn đấu sau đánh giá chuẩn nghề nghiệp; Kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Kế hoạch (Giáo án của HT, phó HT); Sổ tuyên truyền; các loại báo cáo.

Hồ sơ lưu trữ: Sổ công văn đi - đến; Các văn bản chỉ đạo.

Hồ sơ quản lý tài sản: Sổ theo dõi Cơ sở vật chất, tài chính (theo quy định); Sổ theo dõi tăng, giảm tài sản; sổ tài sản chung của nhà trường.

Hồ sơ quản lý bán trú: Sổ tổng hợp báo ăn: tuần/ tháng/ lớp; Sổ lưu mẫu thức ăn; Sổ kiểm thực ba bước; Sổ tính khẩu phần ăn; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với bếp ăn tập thể; Hồ sơ sức khoẻ cô nuôi; Hợp đồng thực phẩm ; Bộ chứng từ quyết toán tiền ăn bán trú của trẻ theo phần mềm.

Các loại hồ sơ khác: Phổ cập GDMNTNT; Kiểm định chất lượng; Hồ sơ trường đạt chuẩn quốc gia; Hồ sơ xã hội hoá giáo dục; Sổ tấm lòng vàng.

Đối với giáo viên, các hồ sơ, sổ sách bao gồm: Kế hoạch thực hiện chương trình GDMN ( năm, tháng , tuần); Giáo án; Kế hoạch phấn đấu sau đánh giá chuẩn nghề nghiệp và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Sổ điểm danh trẻ; Sổ theo dõi sức khoẻ trẻ; Sổ tổng hợp tỷ lệ trẻ chuyên cần;

Sổ theo dõi chất lượng giáo dục (Kèm theo Phiếu đánh giá sự phát triển của từng trẻ); Sổ tuyên truyền; Sổ chuyên môn; Sổ theo dõi tài sản nhóm/ lớp; Báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ trong từng năm; Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ suy dinh dưỡng, trẻ tự kỉ, trẻ khuyết tật (đối với các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2).

Đối với nhân viên: Cần chuẩn bị đủ hồ sơ sổ sách phục vụ công tác theo yêu cầu đặc thù công việc được giao.

Theo GD&TĐ

Cô Nguyễn Thị Hồng (sinh năm 1971, ngụ xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai), có thâm niên công tác tại Trường Mầm non Túc Trưng là 29 năm.

Ngày 20/8/1989, cô Hồng chính thức được nhận vào trường để dạy dỗ và chăm sóc các cháu.

Trường Mầm non Phú Túc. (Ảnh: H.L)

Từ ngày bước chân vào công việc, cô luôn xem việc dạy các cháu là niềm vui sống hằng ngày. Cô Hồng nỗ lực và phấn đấu để trở thành giáo viên xứng đáng với niềm tin yêu của phụ huynh.

Những năm gần đây, cô Hồng đã vấp phải sự khốn cùng đối với một giáo viên thuộc thế hệ “lão làng” ở nhà trẻ.

Ngày 26/5/2017, Trường Mầm non Túc Trưng đã có cuộc họp hội đồng và công bố điều động giáo viên đi trường khác. Trong danh sách này, cô Hồng được điều động sang Trường Mầm non Phú Túc.

Cô Hồng có trong danh sách chuyển trường có nhiều nguyên nhân nhưng cô vẫn chấp nhận và đến ngôi trường mới.

Cô Hồng kể, ngày 03/4/2018 vừa qua, cô nhận được Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên mầm non năm học 2017 – 2018.

Trong phiếu, có nhận xét và bút phê của cô Hoàng Thị Dung – Hiệu trưởng và cô Huỳnh Thị Ngọc Minh – Tổ chuyên môn là không đúng sự thật.

Cô Hồng tự nhận xét về mình có những điểm mạnh, như: Chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nội quy quy chế của ngành và nhà trường.

Bản thân cô Hồng soạn giảng kịp thời, đầy đủ, hoàn thành sổ sách cô và trẻ; tham gia các phong trào do ngành và nhà trường tổ chức; có thái độ vui vẻ hòa nhã với phụ huynh và đồng nghiệp.

Cô Hồng cũng tự nhận những điểm yếu: Đồ dùng đồ chơi tự tạo chưa phong phú còn hạn chế về số lượng và chủng loại. Soạn giảng áp dụng chương trình mầm non mới đôi khi còn hạn chế…

Thế nhưng, cô Huỳnh Thị Ngọc Minh - Tổ chuyên môn nhận xét đánh giá, xếp loại cho cô Hồng là hoàn thành công việc được giao, soạn giảng kịp thời. Cần thực hiện chăm sóc cháu tốt hơn nữa.

“Cần xây dựng đoàn kết nội bộ hơn nữa, cần giảm tính nóng nảy” và “Xếp loại Khá”.

Tương tự, cô Hoàng Thị Dung – Hiệu trưởng nhà trường nhận xét về cô Hồng: “Chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước. Thực hiện công tác chuyên môn theo quy định. Cần tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp. Xây dựng đoàn kết nội bộ trong cơ quan hơn nữa” và “Xếp loại Khá”.

Cô Hồng cho rằng, việc nhận xét của Hiệu trưởng và Tổ chuyên môn có nhiều khuất tất, không đúng sự thật.

Ngày 28/5, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có buổi làm việc với Trường Mầm non Phú Túc.

Tại buổi làm việc, cô Phạm Thị Kim Hoa – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Phú Túc xác nhận, việc nhận xét đánh giá giáo viên là theo các công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Liên quan đến việc cô Hồng khiếu nại kết quả phiếu đánh giá, cô Hoa nói, có báo cáo sự việc với lãnh đạo địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Quán bằng văn bản.

Cô Hoa cũng nhấn mạnh, việc cô Hồng có đơn thư khiếu nại gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh liên quan đến phiếu đánh giá là “không báo cáo tổ chức” và “vượt cấp”.

Chiều cùng ngày, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có buổi làm việc với Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Quán thì "vỡ" ra nhiều sự việc.