Phim tài liệu khoa học tiếng anh là gì năm 2024

Phim tài liệu là gì? Theo Wikipedia, phim tài liệu (documentary film) được định nghĩa là “những thước phim ghi lại các hoạt động, hành động, sự kiện phi viễn tưởng với mục đích giảng dạy hoặc tái hiện lịch sử.” Các thể loại phim tài liệu từ xưa đến nay đã góp phần dệt nên nền lịch sử điện ảnh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dưới sự phát triển của xã hội và công nghệ, phim tài liệu ngày nay đã có những đột phá về cả nội dung lẫn hình thức, có những thể loại cũ mất đi nhưng cũng có những thể loại mới ra đời. Và nếu dựa vào 6 định nghĩa và phân loại phim tài liệu dưới đây, chúng ta sẽ ngỡ ngàng nhận ra rằng vũ trụ điện ảnh của thể loại phim này không đơn điệu như chúng ta thường nghĩ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 6 thể loại phim tài liệu cơ bản đã được nhà lý luận và phê bình phim nổi tiếng người Mỹ Bill Nicolas viết trong quyển sách kinh điển của mình mang tên Introduction to Documentary (tạm dịch: Giới thiệu về phim tài liệu). Dù phim tài liệu đã “tiến hóa” và phát triển thêm nhiều nhánh nhỏ khác nhau nhưng cốt lõi vẫn dựa trên 6 hình thức phim dưới đây.


Phim tài liệu thi ca (Poetic Documentaries)

Lần đầu xuất hiện trong những năm 1920, các bộ phim tài liệu thi ca được được sản xuất như đúng tên gọi mĩ miều của nó, đó là tạo nên một bộ phim nên thơ và khơi gợi nhiều xúc cảm. Những thước phim tài này thường tập trung truyền tải những trải nghiệm cảm xúc cho người xem hơn là thuần túy tường thuật sự vật, sự việc.

Một số bộ phim đáng xem:

  • Coal Face (1935) — Đạo diễn Alberto Cavalcanti
  • Fata Morgana (1971) — Đạo diễn Werner Herzog
  • Tongues Untied (1989) — Đạo diễn Marlon Riggs
  • Welt Spiegel Kino (2005) — Đạo diễn Gustav Deutsch Phim tài liệu Fata Morgana được lấy bối cảnh ở Châu Phi và lồng ghép các bài hát của Leonard Cohen

Phim tài liệu mô tả (Expository Documentaries)

Trái ngược với phim tài liệu thi ca, dòng phim tài liệu mô tả hoàn toàn tập trung vào việc miêu tả, thông báo, tường thuật hoặc tuyên truyền về những sự kiện có thật trong đời sống mà không cần xây dựng mạch cảm xúc cho bộ phim. Các kênh truyền hình như A&E và History Channel là những kênh nổi tiếng về việc sản xuất dòng phim tài liệu mô tả này.

Một số bộ phim đáng xem:

  • The Plow That Broke the Plains (1936) — Đạo diễn Pare Lorentz
  • City of Gold (1957) — Đạo diễn Colin Low and Wolf Koenig
  • Waiting for Fidel (1974) — Đạo diễn Michael Rubbo
  • March of the Penguins (2005) — Đạo diễn Luc Jacquet City of Gold đoạt giải Cành cọ vàng cho hạng mục Phim ngắn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes 1957

Phim tài liệu quan sát (Observational Documentaries)

Phim tài liệu quan sát được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1960 với mục tiêu ghi nhận mọi khía cạnh xung quanh một chủ thể chính, bao gồm cả những khoảnh khắc hiếm hoi hoặc vô cùng riêng tư của chủ thể. Ví dụ như bộ phim In the Room with JFK and RFK (tạm dịch: Trong phòng riêng của tổng thống John F. Kennedy và thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy) là một thước phim thuộc dòng phim tài liệu quan sát bởi nó ghi nhận được quan cảnh buổi họp của ông với các cộng sự, các góc máy khai thác hình ảnh tổng thống chuẩn bị vào phòng họp, trong lúc họp căng thẳng ra sao và tổng thống thể hiện sự căng thẳng trên từng nét mặt như thế nào… Đây đều là những nội dung cực quý và hiếm mà được phép dựng thành phim tài liệu và công bố trên truyền thông.

Một số bộ phim đáng xem:

  • Crisis: Behind a Presidential Commitment (1963) — Đạo diễn Robert Drew
  • Salesman (1969) — Đạo diễn Albert Maysles, David Maysles và Charlotte Zwerin
  • Hoop Dreams (1994) — Đạo diễn Steve James
  • The Monastery: Mr Vig and the Nun (2006) — Đạo diễn Pernille Rose Grønkjær Những cảnh quay “hiếm có khó tìm” về tổng thống Mỹ John F. Kennedy trong In the Room with JFK and RFK thuộc dòng phim tài liệu quan sát

Phim tài liệu có sự tham gia (Participatory Documentaries)

Phim tài liệu có sự tham gia (Participatory Documentaries) là sự tổng hòa của thể loại Phim tài liệu quan sát và Phim tài liệu mô tả, đồng thời chứa đựng các yếu tố tác động từ nhà làm phim hoặc người quay phim đến các nhân vật xuất hiện trong phim. Điều này được thể hiện từ những điều nhỏ nhặt như tiếng nói của nhà làm phim sau máy quay, việc thúc giục các nhân vật trả lời câu hỏi hoặc gợi ý hành động tiếp theo của nhân vật… Do đó, các bộ phim tài liệu quan sát hoặc phim tài liệu mô tả có sự xuất hiện của ê kíp sản xuất trong bộ phim thì hiển nhiên bộ phim đó được xếp loại vào Phim tài liệu có sự tham gia.

Một số bộ phim đáng xem:

  • Chronicle of a Summer (1961) — Đạo diễn Edgar Morin và Jean Rouch
  • Sherman’s March (1985) — Đạo diễn Ross McElwee
  • Paris Is Burning (1990) — Đạo diễn Jennie Livingston
  • The Danube Exodus (1998) — Đạo diễn Péter Forgács Phim tài liệu có sự tham gia chứa đựng các yếu tố tác động từ nhà làm phim hoặc người quay phim đến các nhân vật xuất hiện trong phim

Phim tài liệu phản thân (Reflexive Documentaries)

Phim tài liệu phản thân có sự tương đồng với Phim tài liệu có sự tham gia đó là chúng đều bao hàm các tác động từ các nhà làm phim vào các nhân vật trong phim. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chúng là Phim tài liệu phản thân chỉ tập trung vào bản thân người quay và những gì người quay nhìn thấy, cảm nhận chứ không cố gắng tác động, tìm hiểu các chủ thể ở ngôi thứ ba như trong Phim tài liệu có sự tham gia.

Ví dụ điển hình nhất của phong cách phim tài liệu này là bộ phim không lời Man with a Movie Camera được phát hành vào năm 1929 của nhà sản xuất phim người Liên Xô Dziga Vertov. Phim kể về cuộc sống hằng ngày tại thành phố Odessa và những thành phố thuộc Liên bang Xô Viết thời bấy giờ, miêu tả hoạt động trong ngày của người dân như làm việc, nghỉ ngơi và sử dụng những máy móc hiện đại đương thời.

Một số bộ phim đáng xem:

  • …No Lies (1973) – Đạo diễn Mitchell Block
  • Surname Viet Given Name Nam (1989) – Đạo diễn T. Minh-ha Trinh
  • Biggie & Tupac (2002) – Đạo diễn Nick Broomfield Bộ phim tài liệu phản thân nổi tiếng Man with a Movie Camera được phát hành vào năm 1929 của nhà sản xuất phim người Liên Xô Dziga Vertov

Phim tài liệu trình diễn (Performative Documentaries)

Dù mang tên là thể loại Phim tài liệu trình diễn nhưng thật ra không có một sân khấu hay buổi biểu diễn nào cả mà đó là những bộ phim thường có sự kết nối với quan điểm hoặc trải nghiệm cá nhân về những vấn đề chính trị hoặc sự kiện lịch sử có sức ảnh hưởng. Nổi bật nhất trong thể loại phim này là tác phẩm Bowling for Columbine từng đoạt Oscar năm 2003 của vị đạo diễn tài ba Michael Moore. Bộ phim nói về cuộc thảm sát trường trung học Columbine High School vào năm 1999 và văn hóa sử dụng súng tại Mỹ.

Một số bộ phim đáng xem:

  • Drifters (1929) — Đạo diễn John Grierson
  • Night and Fog (1956) — Đạo diễn Alain Resnais
  • The Thin Blue Line (1988) — Đạo diễn Errol Morris
  • Bowling for Columbine (2002) — Đạo diễn Michael Moore Bộ phim tài liệu trình diễn Bowling for Columbine của đạo diễn Michael Moore từng đoạt Oscar năm 2003

Như vậy, thế giới điện ảnh của phim tài liệu có thể nói là đa dạng về đề tài và phong phú về cách thực hiện, không hề khô khan và nặng tính học thuật như chúng ta vẫn thường nghĩ. Hãy thử xem một trong các bộ phim được gợi ý ở trên và chia sẻ cảm nhận của bạn về các dòng phim tài liệu này nhé!

Phim Khoa Học tiếng Anh là gì?

"Action" là phim hành động, "science fiction" là khoa học viễn tưởng.

Phim giả tài liệu tiếng Anh là gì?

Found footage không phải một thể loại phim mới nhưng còn khá lạ lẫm bởi hiếm khi được sử dụng trong nền công nghiệp phim ảnh. Trong những năm gần đây found footage được sử dụng nhiều hơn và ngày càng phát triển.

Phim tư liệu Tiếng Anh là gì?

DOCUMENTARY | Định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh Cambridge.

Video documentary là gì?

- Phim tài liệu (documentary) là một loại phim hoặc video nhằm mục đích giáo dục hoặc thông báo cho khán giả về các sự kiện hoặc vấn đề trong thế giới thực, thường tập trung vào các chủ đề như công bằng xã hội, các vấn đề môi trường hoặc các sự kiện lịch sử và nhằm cung cấp cho khán giả sự hiểu biết sâu sắc hơn về ...