Phố cổ hội an được unesco công nhận năm nào năm 2024

Kỷ niệm 21 năm ngày Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới [4/12/1999 - 4/12/2020] và kỷ niệm 3 năm nghệ thuật Bài Chòi miền Trung được công nhận Di sản phi vật thể đại diện nhân loại [7/12/2017 - 7/12/2020], TP. Hội An đã sẵn sàng để chào đón du khách gần xa bằng nhiều hoạt động văn hóa, giải trí hấp dẫn.

Theo đó, trong ngày 3 và 4/12, tại TP. Hội An sẽ diễn ra các hoạt động: Giới thiệu “Mặt nạ thời gian - Nghệ nhân trao truyền”, “Ẩm thực truyền thống”, “Đêm nhạc gia đình” tại Bảo tàng Hội An và “Chương trình nghệ thuật cổ truyền” tại Vòng cung Chùa Cầu sẽ góp phần giới thiệu đến du khách những nét đẹp văn hóa vốn đã in sâu vào đời sống thường nhật của người dân Hội An.

Sáng ngày 4/12, giải việt dã truyền thống “Vì di sản văn hóa thế giới Hội An” sẽ được tổ chức với sự tham gia của đông đảo nhân dân, du khách, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hội An. Đặc biệt, Hội An còn tạo điều kiện để du khách tham gia trải nghiệm các hoạt động tham quan tại Khu phố cổ và các làng nghề truyền thống thông qua việc “Miễn vé tham quan” từ ngày 1- 4/12.

Ngoài ra, dịp này còn có các chương trình tọa đàm: “Bảo tồn và phát huy du lịch di sản trong bối cảnh dịch COVID-19: Vấn đề và giải pháp”, “Vai trò của phụ nữ trong phát huy du lịch di sản”, “Tình hình cư trú, kinh doanh tại các di tích ở Khu phố cổ Hội An trong bối cảnh dịch COVID-19: Thực trạng và giải pháp”.

Các hoạt động kỷ niệm trong dịp này vừa để kích cầu du lịch Hội An sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thiên tai bão lũ; đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh Hội An, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và phát triển du lịch bền vững trong thời gian đến.

Ảnh: VGP/Lưu Hương

Trước đó, từ ngày 18/11, TP. Hội An chính thức triển khai trở lại đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ”, “Phố đêm”, các làng nghề truyền thống và hoạt động hướng dẫn tham quan Khu phố cổ.

Theo đó, thời gian hoạt động như sau: Buổi sáng từ 8h đến 11h; buổi chiều và tối từ 15h đến 21h với các hoạt động nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn như Bài Chòi; trò chơi dân gian.... Ngoài ra, có nhiều hoạt động nghệ thuật hấp dẫn cũng diễn ra vào các ngày cuối tuần.

Cùng với việc mở cửa trở lại, Hội An cũng đưa ra chính sách ưu đãi về vé tham quan Khu phố cổ và làng nghề là giảm 50% giá vé [áp dụng từ 18/11 đến 30/6]; các điểm tham quan, giải trí, dịch vụ lưu trú, nhà hàng,…cũng tung ra các gói kích cầu hấp dẫn để thu hút du khách đến Hội An trong dịp này.

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.​

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Tại sao phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới?

Phố cổ Hội An hoàn toàn khác với các di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới vì đó là di tích sống, khác hoàn toàn cố đô Huế, khu đền tháp Mỹ Sơn. Hội An cũng khác với các di sản thiên nhiên như động Phong Nha.

Đến năm 2024 Đô thị cổ Hội An kỷ niệm bao nhiêu năm ngày được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam; 24 năm Ngày đô thị cổ Hội An được Unesco công nhận Di sản văn hóa thế giới và 06 năm nghệ thuật Bài chòi trung bộ Việt Nam được Unesco ghi danh di sản văn hóa phi vật thể

phố cổ Hội An có từ bao giờ?

Hội An
Thành lập 29/1/2008
Loại đô thị Loại III
Năm công nhận 2006
Tổ chức lãnh đạo

Hội An – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Hội_Annull

phố cổ Hội An có bao nhiêu căn nhà?

Nơi đây sở hữu một hệ thống gồm 1.360 di tích, trong đó có 1.068 ngôi nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 ngôi đình, 44 ngôi mộ cổ loại đặc biệt và 1 cây cầu cổ. Với lối kiến trúc độc đáo, mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên.

Chủ Đề