Phố đi bộ nguyễn huệ nằm ở đường nào năm 2024

Nói về nơi thu hút giới trẻ thành phố nhất hiện nay có lẽ không nơi nào bằng Phố đi bộ Nguyễn Huệ. Vào mỗi tối, con đường này thu hút hàng trăm lượt khách đến tản bộ, vui chơi, sinh hoạt ca hát hay các trò chơi ngoài trời, đa số là các bạn trẻ, gia đình dẫn con đi chơi, có cả du khách nước ngoài, tạo nên không khí vui tươi, nhộn nhịp vào mỗi tối, nhất là những tối cuối tuần, và các dịp lệ trong năm.

1. Thông Tin Về Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ

Phố đi bộ Nguyễn Huệ có chiều dài 670m, rộng 64m, với tổng kinh phí xây dựng gần 430 tỷ đồng gồm 2 phân đoạn: Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đường Lê Thánh Tôn [trước trụ sở UBND TP.HCM] đến đường Lê Lợi và quảng trường Nguyễn Huệ từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng.

.jpg]

Đường Nguyễn Huệ từ lâu đã là con đường huyết mạch của trung tâm thành phố. Đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, nơi đây tổ chức triển lãm đường hoa được người dân thành phố rất quan tâm yêu thích, và giờ đây con đường ấy đã trở thành con đường đi bộ với nhiều hạng mục công trình, phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi của người dân không chỉ vào dịp xuân mà còn tất cả các ngày trong năm.

.jpg]

.jpg]

Quảng trường trước tượng đài Bác Hồ [đường Nguyễn Huệ, người dân quen gọi là phố đi bộ] được UBND TP HCM đưa vào sử dụng vào dịp 30/4/2015 sau 7 tháng thi công. Đây là quảng trường đẹp và hiện đại nhất Việt Nam với chiều dài 640m, rộng 64m, kéo dài từ UBND TP HCM đến bến Bạch Đằng.

.jpg]

Địa điểm này không chỉ thu hút du khách khi ghé thăm thành phố mà còn là nơi tụ tập của giới trẻ mỗi ngày. Thời điểm phố đi bộ Nguyễn Huệ đông đúc nhất có lẽ là khi nắng tắt, thời tiết trở nên mát mẻ dễ chịu.

.jpg]

.jpg]

Phố đi bộ Nguyễn Huệ được đầu tư với nhiều hạng mục như đèn chiếu sáng, đài phun nước tạo cảnh quang, cây xanh... Ở đây mỗi dịp cuối tuần sẽ rất đông đúc với nhiều hoạt động giải trí, các nhóm du ca biểu diễn... không khí rất cởi mở vui tươi.

Từ lâu phố đi bộ Nguyễn Huệ trở thành biểu tượng tham quan, du lịch lớn của thành phố Hồ Chí Minh. Tọa lạc ngay trên đường Nguyễn Huệ quận 1 và ngay trung tâm thành phố rất thuận tiện cho việc tham quan đi lại. Phố đi bộ ngày càng được nâng cấp cải thiện không gian đẹp hơn và xung quanh là các tòa nhà đẹp nhất nhì thành phố và nằm gần tòa nhà Bitexco. Đặc biệt phố đi bộ về đêm rất đẹp, thích hợp cho mọi người vui chơi thưởng thức ẩm thực.

2. Các Điểm Gửi Xe Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ

Mỗi ngày phố đi bộ Nguyễn Huệ đón một lượng khách rất đông đến tham quan, vui chơi, giải trí. Và điều mà mọi người quan tâm trước khi đến đây là điểm gửi xe, đễ thuận tiện cho việc di chuyển đến điểm tham quan và không lo chặt chém. Nhầm phục vụ khách tham quan, vui chơi giải trí vào các ngày cuối tuần, dịp lễ, Ũy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã lập nên 26 địa điểm gửi xe do lực lượng Thanh niên xung phong phụ trách, phí gửi xe 4.000 đồng cho xe số, 5.000 đồng cho xe tay ga. Tuy vậy, có rất nhiều điểm gửi xe tự phát, thu phí gửi xe từ 10.000 - 15.000 đồng, các bạn cần phải lưu ý.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ hay còn được gọi là quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ, một trong những địa điểm vui chơi, hóng mát nhộn nhịp của thành phố. Nhắc đến Sài Gòn, người ta không chỉ nghĩ đến Dinh Độc Lập, bến Nhà Rồng mà còn nhắc đến con phố đi bộ đường Nguyễn Huệ. Nếu đã ghé vào trung tâm quận 1 mà bạn không dừng chân và tận hưởng không khí của phố đi bộ sẽ thật là đáng tiếc.

Xem thêm:

  • Sở thú Sài Gòn
  • Phố Tây Bùi Viện
  • Cảnh Sài Gòn về đêm

1. Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở đâu?

Nằm giữa trung tâm quận 1 sầm uất nhất nhì Sài Gòn, bất kể ngày đêm phố đi bộ đều tấp nập người qua lại và tham quan. Phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm ở đâu? Con đường đi bộ rộng lớn này có chiều dài 670m và rộng 64m. Đường cũng là đoạn nối liền giữa đường Tôn Đức Thắng [bắt đầu từ bến Bạch Đằng] với đường Lê Thánh Tôn [trước Uỷ ban Nhân dân Thành phố].

Toàn cảnh phố đi bộ Nguyễn Huệ về đêm [Nguồn: Sưu tầm]

Ấn tượng hơn cả là toàn bộ mặt đường của phố đi bộ được lát đá Granit, hai bên có hàng cây xanh đang phát triển tốt. Đi tiếp về hướng đường Lê Thánh Tôn, bạn sẽ thấy được 2 khu vực có hệ thống phun nước và tượng bác Hồ đang vẫy chào người dân đi đường. Phố đi bộ Nguyễn Huệ về đêm, con đường trở nên lộng lẫy hơn với khu vực phun nước được chiếu ánh sáng, cảm giác như một buổi trình diễn nghệ thuật ánh sáng vậy.

  • Địa chỉ: Quảng trường Nguyễn Huệ, đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP. HCM

2. Di chuyển đến phố đi bộ Nguyễn Huệ

Với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, đường xá nên phương tiện di chuyển và đường đi đến phố đi bộ TPHCM vô cùng dễ dàng nhanh chóng. Nếu bạn muốn đến đường Nguyễn Huệ thì có thể sử dụng xe máy, xe công nghệ, taxi hoặc xe buýt. Các tuyến xe và phương tiện đều di chuyển qua đây, nên bạn có thể hoàn toàn an tâm nhé.

Một góc nhỏ ở phố đi bộ Nguyễn Huệ [Nguồn: Sưu tầm]

Cung đường để đến với phố đi bộ: Chọn địa điểm đến với đường Nguyễn Hữu Cảnh – hướng về trung tâm quận 1 – bến Bạch Đằng – tiếp tục đi thẳng sẽ thấy được đường Nguyễn Huệ ở phía bên phải. Các tuyến xe buýt bạn có thể tham khảo một số chuyến như số 03, 04, 124, 152, 19, 93, v.v.

Chú ý: Nếu bạn đi xe máy thì nên chú ý vào cuối tuần [Thứ 7 và Chủ Nhật]. Đoạn đường Nguyễn Huệ sẽ cấm các phương tiện giao thông, dành không gian cho người đi bộ. Bạn có thể gửi xe ở các khu vực xung quanh, giá gửi xe cũng có thể dao động từ 10.000 – 50.000 VNĐ tùy nơi.

3. Chơi gì ở phố đi bộ Nguyễn Huệ?

Đừng lo lắng nếu đến phố đi bộ mà không có gì vui nhé! Vì xung quanh đoạn đường này tập hợp rất nhiều địa điểm thú vị mà có lẽ bạn dành một ngày cũng không khám phá hết đâu đấy nhé.

3.1. Góc sống ảo trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

Nếu để nói địa điểm chụp ảnh đẹp thì nhất định giới trẻ ngày nay không thể bỏ qua phố đi bộ nhộn nhịp này. Quang cảnh rộng rãi thoáng đãng, thiết kế lại hiện đại trẻ trung phù hợp với nhịp sống năng động của Sài Gòn.

Tượng đài Bác Hồ và đài phun nước [Nguồn: Sưu tầm]

Ngay trên đoạn đường lát gạch đá hay giữa những đài phun nước, bạn vẫn có thể chọn được góc chụp đẹp cho mình.

3.2. Chung cư 42 Nguyễn Huệ

Ghi điểm trong mắt bạn bè quốc tế và khách du lịch, khu chung cư cũ với lối kiến trúc độc đáo luôn được chú ý. Khi thành phố bắt đầu lên đèn thì cũng là thời điểm khu chung cư càng trở nên sống động và vô cùng xinh đẹp. Khu chung cư 42 Nguyễn Huệ này luôn có một nét đẹp đặc biệt và là biểu trưng niềm tự hào của người dân Sài Gòn.

Chung cư cũ đậm nét Sài Gòn xưa lên đèn [Nguồn: Sưu tầm]

Bên ngoài thì cũ xưa nhưng bên trong lại là một không gian hoàn toàn khác biệt mà khi đến khám phá bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên. Trong chung cư có rất nhiều quán cafe, cửa hàng quần áo tất cả đều được trang trí rất đẹp, phong cách vô cùng đa dạng không bị trùng lặp. Vì vậy, bạn có thể thoải mái chụp ảnh “sống ảo” ở đây mà không lo nhàm chán nhé.

3.3. Đường sách Nguyễn Huệ

Nếu đã khám phá xong các quán nước, cửa hàng quần áo bạn có thể tiếp tục hành trình tham quan của mình ở một khu khác. Đường sách phố đi bộ quận 1 cách phố đi bộ Nguyễn Huệ khoảng 8 phút đi xe.

Đường sách gần phố Nguyễn Huệ [Nguồn: Sưu tầm]

Tại đây, bạn vừa đi bộ và ghé vào bất kì cửa hàng sách nào mà mình thích để khám phá và chụp ảnh. Cách bài trí của họ rất bắt mắt còn có nhiều không gian để bạn thoải mái chụp ảnh, đọc sách.

  • Địa chỉ: Đường Sách Nguyễn Văn Bình, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.

3.4. Quán cà phê view đẹp trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

Bên cạnh những quán cà phê trong chung cư 42 Nguyễn Huệ có view cực đẹp, hiện nay vẫn còn nhiều quán có vị trí và tầm nhìn toàn cảnh cũng rất đẹp không hề thua kém gì.

Vị trí quán có view đẹp nhìn xuống đường đi bộ [Nguồn: Sưu tầm]

Nếu bạn muốn dừng chân nghỉ ngơi và nhâm nhi một cốc cà phê mát lạnh, bạn có thể tham khảo một số địa điểm sau:

  • Phúc Long Coffee & Tea House Nguyễn Huệ: Số 41 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.
  • Sharetea Nguyễn Huệ: Số 113 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.
  • Fresh Origin Coffee: Số 98 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.
  • The Coffee Bean & Tea Leaf: Số 99 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.

3.5. Những buổi biểu diễn âm nhạc – đặc sản phố đi bộ về đêm

Phố đi bộ nhộn nhịp sôi động một phần là nhờ có những buổi biểu diễn âm nhạc vào những ngày cuối tuần hoặc hoạt động của thành phố tổ chức.

Các chương trình ca múa nhạc sôi động [Nguồn: Sưu tầm]

Nhân dịp đó, bạn sẽ có cơ hội được “thưởng thức” những chương trình biểu diễn vô cùng đặc sắc và hấp dẫn thu hút nhiều bạn trẻ và du khách.

4. Khám phá thiên đường ẩm thực

Phố đi bộ Sài Gòn về đêm thường hoạt động cực kỳ sôi nổi đặc biệt là thời gian của những món ăn đường phố hấp dẫn. Phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng vậy, nếu bạn cảm giác đói bụng thì đừng ngần ngại tấp ngay vào để thưởng thức các món ăn ngon nhé.

4.1. Thiên đường trà sữa

Nếu gọi phố đi bộ là thiên đường trà sữa thì quả không sai vì chỉ cần đi dọc đoạn đường Nguyễn Huệ này là bạn có thể thấy có rất nhiều hãng trà sữa nổi tiếng.

Nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng có ở Nguyễn Huệ [Nguồn: Sưu tầm]

Không chỉ được thưởng thức cảnh đẹp mà các bạn còn được thỏa thích thưởng thức món trà sữa thơm ngon từ nhiều thương hiệu nổi tiếng.

4.2. Thiên đường ăn vặt

Nào là bánh tráng nướng, bánh tráng trộn, cá viên chiên, xiên nướng, kem que, v.v đều là những món ăn vặt quen thuộc của giới trẻ hiện nay. Các món đều tập hợp và có ở phố đi bộ, bạn chỉ cần đi vài bước là có thể cảm nhận được mùi hương của các món ăn.

Các món ăn vặt vỉa hè hấp dẫn [Nguồn: Sưu tầm]

Nếu những món ăn vặt đó không làm bạn hài lòng thì gần đó cũng có tiệm bánh ngọt và bánh mì cũng cực kỳ thơm ngon. Vừa thưởng thức món ăn ngon, vừa ngồi ngắm dòng người vui chơi tấp nập thì thật tuyệt đúng không nào.

4.3. Thiên đường sinh tố ngon – chất

Sinh tố thức uống mát lạnh phổ biến ở Sài Gòn, đi đâu bạn cũng bắt gặp hình ảnh chiếc xe đẩy đầy trái cây bên đường cùng những chiếc máy xay sinh tố hoạt động hết năng suất để tạo ra những món nước cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng.

Dãy phố chuyên bán sinh tố tươi ngon [Nguồn: Sưu tầm]

Gần đường Nguyễn Huệ có một con phố chuyên bán các loại sinh tố tươi mát và thơm ngon, giá cả lại hợp lý. Nếu bạn thấy khát nước, thì đây sẽ là món nước thích hợp nhất mà bạn nên thử khi đến đây.

5. Một số lưu ý khi tham quan phố đi bộ

Vì là khu phố đi bộ nên bạn sẽ không thể liên tục di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, xe ô tô mà thay vào đó sẽ đi bộ rất nhiều. Nên để bảo vệ sức khỏe khi đến đây, bạn nên chọn những loại giày thoải mái, tiện cho việc đi bộ nhiều như giày sandal, giày thể thao. Là một khu vực nhiều người đến tham quan, đặc biệt những buổi tối lượng người đổ về phố đi bộ quận 1 nhiều hơn.

Ảnh phố đi bộ Nguyễn Huệ về đêm đầy nhộn nhịp [Nguồn: Sưu tầm]

Để hạn chế tình trạng mất cắp bạn xảy ra, bạn không nên mang quá nhiều tiền mặt và các trang sức có giá trị. Ngoài ra, đừng quên hỏi giá của những món ăn đặc biệt là lề đường trước khu mua nhé để không bị người bán đòi giá cao. Hoặc để an toàn, bạn có thể tìm đến những hàng quán có giá niêm yết.

Đối với những bạn tự đi xe máy, ban đầu sẽ hơi bỡ ngỡ vấn đề gửi xe, ở Sài Gòn bạn không được đậu xe lung tung. Thay vào đó, xung quanh phố đi bộ vẫn có những điểm gửi xe bạn có thể tìm để gửi nhé. Chẳng hạn như nhà sách Nguyễn Huệ, khách sạn Grand đường Đồng Khởi, đoạn đường Hàm Nghi, v.v. Và cuối cùng, hãy chuẩn bị cho mình một chiếc điện thoại và máy ảnh đầy pin để sẵn sàng tha hồ sống ảo tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Go2Joy hi vọng bạn sẽ có một buổi đi chơi tại phố đi bộ Nguyễn Huệ thật vui vẻ và có được nhiều ảnh đẹp nhé. Nào hãy cùng hòa mình vào không gian náo nhiệt và sôi động của nơi đây thôi bạn ơi! Nếu trong thời gian sắp tới bạn có kế hoạch phá đảo các địa điểm vui chơi ở quận 1 khác mà chưa biết nghỉ ngơi ở đâu thì hãy tải ngay ứng dụng đặt phòng Go2Joy để sở hữu ngay cho mình một căn phòng xinh xắn nhé !

Phố đi bộ Nguyễn Huệ hoạt động ngày nào?

Giờ Hoạt Động Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ TP. Nằm ở trục đường chính của Thành phố Hồ Chí Minh, Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ mở cửa 24/7 và cho phép xe cộ lưu thông ở hai bên đường. Tuy nhiên, vào tối thứ 7 và tối chủ nhật hằng tuần, Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ sẽ cấm các loại xe để dành không gian riêng cho người đi bộ.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm ở đâu?

Phố đi bộ Nguyễn Huệ là con đường nằm ở trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Con đường này nối liền Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố với bờ sông Sài Gòn và bến Bạch Đằng.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ thế kỷ 19 là gì?

Phố đi bộ Nguyễn Huệ khởi thủy là con kênh đào mang tên Kinh Lớn, dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định do Nguyễn Ánh xây dựng năm 1790. Bấy giờ, người dân còn gọi là kênh Chợ Vải do dọc mé kênh có nhiều Hoa kiều tập trung bán vải vóc.

Phố đi bộ đường gì?

1. Giới thiệu chung về phố đi bộ Phố đi bộ Nguyễn Huệ được khánh thành vào đúng dịp lễ 30/04 năm 2015 với 2 khu vực chính là quảng trường Nguyễn Huệ kéo dài từ đường Lê Lợi đến đường Tôn Đức Thắng và công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh kéo dài từ đường Lê Thánh Tông đến đường Lê Lợi.

Chủ Đề