Phương thức biểu đạt của bài học đường đời đầu tiên

Nhắc đến Tô Hoài là nhắc đến một nhà văn có những đóng góp to lớn cho văn học Việt Nam. Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một truyện đồng thoại đặc sắc khẳng định vị trí của …

1, 

Tự sự, miêu tả.

2, 

Miêu tả ngoại hình của Dế Mèn: đôi càng tôi mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhỏ hoắt, áo dài kín xuống tận chấm đuôi, phành phạch giòn giã, rung rinh nâu bóng mỡ, ngoàm ngoạp, ưa nhìn, hùng dũng.

Miêu tả hành động của Dế Mèn: đạp phanh phách, cỏ rạp xuống, nhai, vũ lên, đi bách bộ, trịnh trọng khoan thai vuốt râu

4,

Nội dung chính của đoạn văn: miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật Dế Mèn. Đó là một chàng dế khỏe mạnh, lực lưỡng và tràn trề tuổi trẻ. 

5,

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhân vật Dế Mèn đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về ngoại hình khỏe mạnh của nhân vật. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc của tác giả, từ ngữ được sử dụng vô cùng có chọn lọc, kèm theo những chi tiết đặc tả đặc sắc. Về vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn, ta có thể tác giả sử dụng một loạt những chi tiết, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp vạm vỡ, khỏe mạnh của nhân vật. Những hình ảnh đó là: đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhỏ hoắt, áo dài kín xuống tận chấm đuôi, phành phạch giòn giã, rung rinh nâu bóng mỡ, ngoàm ngoạp, ưa nhìn, hùng dũng. Đây chính là vẻ đẹp ưa nhìn, khỏe mạnh của cậu. Tác giả không chỉ thành công khi nhân hóa nhân vật mà còn sử dụng những hình ảnh so sánh đặc sắc, giúp cho bức tranh tổng thể ngoại hình của dế mèn hiện lên chân thực, sinh động và gần gũi hơn với bạn đọc. Đồng thời, người đọc cũng có thể hình dung được vẻ đẹp ngoại hình của dế mèn chính là vẻ đẹp khỏe mạnh, hùng dũng, oai vệ và tràn trề sức mạnh. Tóm lại, bức chân dung tự họa của dế mèn trong đoạn văn  là một bức tranh chân thực, sinh động và thành công trong bút pháp xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả Tô Hoài.

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Tô Hoài [1920 - 2014] - Tên khai sinh: Nguyễn Sen. - Quê quán: Hà Nội. - Giải thưởng: 1996 Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: trích chương I truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" [1941]. - Thể loại: Truyện dài. - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Bố cục: 2 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến "đứng đầu thiên hạ rồi"]: Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn. + Phần 2 [Còn lại]: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. II. Đọc hiểu văn bản 1. Bức chân dung Dế Mèn - Ngoại hình: cường tráng, khỏe khoắn. + đôi càng mẫm bóng. + những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. + đôi cánh thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. + đầu to ra và nổi từng tảng, rất bướng. + hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. + sợi râu dài và uống cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. - Tính cách: xốc nổi, kiêu căng, hung hăng, hống hách. + Hành động: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ khiến nõ gãy rạp. vũ cánh lên phành phạch giòn giã. đi đứng oai vệ, cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. quát mấy chị Cào Cào, đá một cái ghẹo anh Gọng Vó. + Suy nghĩ: Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. → Nghệ thuật: sử dụng các tình từ, động từ mạnh; từ láy; nhân hóa. 2. Bài học đầu tiên của Dế Mèn * Cuộc gặp gỡ với Dế Choắt - Hình ảnh Dế Choắt: + Ngoại hình: xấu xí, ốm yếu. người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn. đôi cánh bè bè, nặng nề, trông đến xấu. ria cụt chỉ có một mẩu. mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. + Tính cách: tuềnh toàng, nhút nhát, yếu ớt nhưng vị tha. Tính nết lại ăn xổi ở thì, có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất. Sợ và không dám trêu chị Cốc. Khi chết do trò đùa của Dế Mèn vẫn tha thứ và khuyên nhủ Dế Mèn. → Nghệ thuật: sử dụng các tình từ, động từ mạnh; từ láy; nhân hóa. - Cách Dế Mèn đối xử với Dế Choắt: trịch thượng, khinh thường, nhẫn tâm. + Đặt tên cho Dế Choắt một cách chế giễu và trịch thượng. + Vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên coi thường. + Chê Dế Choắt đủ điều từ ngoại hình đến cách sinh sống mà không nghe than thở. + Khi được Dế Choắt xin đào giúp một cái ngách sang nhà thì: hếch răng lên, xì một hơi rõ dài rồi khinh khỉnh mắng "Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!" * Dế Mèn trêu chị Cốc - Hành động: cất giọng véo von "Cái Cò, cái Vạc, cái Nông....Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.". - Mục đích: Nghịch ranh + Ra oai với Dế Choắt. - Diễn biến tâm lí: + Trước khi trêu: hào hứng, rủ Dế Choắt cùng trêu, hống hách "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!". + Khi trêu xong: tự tin, thách thức, tự đắc chui tọt vào hang, nằm lên giường bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!" + Khi thấy chị Cốc xử lí Dế Choắt: bắt đầu sợ hãi, hết vẻ kiêu căng "Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít.". + Khi thấy Dế Choắt thoi thóp: hoảng loạn, than thở, ân hận "Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!", "Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình". * Dế Mèn nhận được bài học đầu tiên - Hậu quả nghiêm trọng của hành động: Dế Choắt chết vì trò nghịch ranh của Dế Mèn. - Dế Mèn được Dế Choắt tha thứ: "Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Những trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.". → Bài học: Dế Mèn học được bài học về sự khiêm tốn, biết điều và sự vi tha từ lời nói của Dế Choắt "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình". III. Tổng kết 1. Nội dung Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. 2. Nghệ thuật Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Tô Hoài [1920 - 2014] - Tên khai sinh: Nguyễn Sen. - Quê quán: Hà Nội. - Giải thưởng: 1996 Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: trích chương I truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" [1941]. - Thể loại: Truyện dài. - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Bố cục: 2 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến "đứng đầu thiên hạ rồi"]: Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn. + Phần 2 [Còn lại]: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. II. Đọc hiểu văn bản 1. Bức chân dung Dế Mèn - Ngoại hình: cường tráng, khỏe khoắn. + đôi càng mẫm bóng. + những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. + đôi cánh thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. + đầu to ra và nổi từng tảng, rất bướng. + hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. + sợi râu dài và uống cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. - Tính cách: xốc nổi, kiêu căng, hung hăng, hống hách. + Hành động: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ khiến nõ gãy rạp. vũ cánh lên phành phạch giòn giã. đi đứng oai vệ, cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. quát mấy chị Cào Cào, đá một cái ghẹo anh Gọng Vó. + Suy nghĩ: Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. → Nghệ thuật: sử dụng các tình từ, động từ mạnh; từ láy; nhân hóa. 2. Bài học đầu tiên của Dế Mèn * Cuộc gặp gỡ với Dế Choắt - Hình ảnh Dế Choắt: + Ngoại hình: xấu xí, ốm yếu. người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn. đôi cánh bè bè, nặng nề, trông đến xấu. ria cụt chỉ có một mẩu. mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. + Tính cách: tuềnh toàng, nhút nhát, yếu ớt nhưng vị tha. Tính nết lại ăn xổi ở thì, có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất. Sợ và không dám trêu chị Cốc. Khi chết do trò đùa của Dế Mèn vẫn tha thứ và khuyên nhủ Dế Mèn. → Nghệ thuật: sử dụng các tình từ, động từ mạnh; từ láy; nhân hóa. - Cách Dế Mèn đối xử với Dế Choắt: trịch thượng, khinh thường, nhẫn tâm. + Đặt tên cho Dế Choắt một cách chế giễu và trịch thượng. + Vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên coi thường. + Chê Dế Choắt đủ điều từ ngoại hình đến cách sinh sống mà không nghe than thở. + Khi được Dế Choắt xin đào giúp một cái ngách sang nhà thì: hếch răng lên, xì một hơi rõ dài rồi khinh khỉnh mắng "Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!" * Dế Mèn trêu chị Cốc - Hành động: cất giọng véo von "Cái Cò, cái Vạc, cái Nông....Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.". - Mục đích: Nghịch ranh + Ra oai với Dế Choắt. - Diễn biến tâm lí: + Trước khi trêu: hào hứng, rủ Dế Choắt cùng trêu, hống hách "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!". + Khi trêu xong: tự tin, thách thức, tự đắc chui tọt vào hang, nằm lên giường bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!" + Khi thấy chị Cốc xử lí Dế Choắt: bắt đầu sợ hãi, hết vẻ kiêu căng "Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít.". + Khi thấy Dế Choắt thoi thóp: hoảng loạn, than thở, ân hận "Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!", "Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình". * Dế Mèn nhận được bài học đầu tiên - Hậu quả nghiêm trọng của hành động: Dế Choắt chết vì trò nghịch ranh của Dế Mèn. - Dế Mèn được Dế Choắt tha thứ: "Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Những trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.". → Bài học: Dế Mèn học được bài học về sự khiêm tốn, biết điều và sự vi tha từ lời nói của Dế Choắt "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình". III. Tổng kết 1. Nội dung Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. 2. Nghệ thuật Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

I.PHẦN ĐỌC- HIỂU [6,0 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới [1] Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. [2] Cái chàng […], người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người trần mặc áo ghi lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mấu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. [Trích Bài học đường đời đầu tiên, Tô Hoài] Câu 1. [1,0 điểm] Xác định phương thức biểu đạt chính của hai đoạn trích trên. Câu 2. [2,0 điểm] Tìm những từ láy có trong hai đoạn văn trên? Phân loại các từ láy em vừa tìm được trong mỗi đoạn văn. Câu 3. [2,0 điểm] Tìm các câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. Câu 4. [1,0 điểm] Nêu nội dung của hai đoạn văn trên. 1 Phương thức biểu đạt chính: miêu tả. 2 *Từ láy: - Đoạn 1: thỉnh thoảng, phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp. - Đoạn 2: Gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. * Phân loại: Từ láy toàn bộ Từ láy bộ phận Hai tiếng giống nhau Giữa các tiếng có sự biến đổi dấu thanh và phụ âm cuối Lặp lại phụ âm đầu Lặp lại phần vần bè bè, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ phanh phách, phành phạch, ngoàm ngoạp giòn giã, thỉnh thoảng, hủn hoẳn, rung rinh, nặng nề, gầy gò lêu nghêu 3 Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh Đoạn 1: - Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tác dụng: làm nổi bật những vẻ đẹp ngoại hình của 1 chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh Đoạn 2: - Cái chàng […], người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. - Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người trần mặc áo ghi lê. Tác dụng: Làm nổi bật ngoại hình của Dế Choắt. 4 - Nội dung đoạn văn [1]: Miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn. - Nội dung đoạn văn [2]: miêu tả ngoại hình của Dế Choắt

Video liên quan

Chủ Đề