Phương thức diễn xướng của truyền thuyết là gì

Nội dung của bài này hoặc đoạn này hầu như chỉ dựa vào một nguồn duy nhất. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Mời bạn góp sức phát triển bài bằng cách bổ sung thêm những chú thích hoặc nguồn thông tin khác. [tháng 1 năm 2015]

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. [tháng 1 năm 2015]

Bài viết hoặc đoạn này có văn phong hay cách dùng từ không phù hợp với văn phong bách khoa. Xin giúp Wikipedia bằng cách sửa đổi lại cho phù hợp. [tháng 1 năm 2015]

Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử [hoặc có liên quan đến lịch sử], phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.

Tại những truyền thống văn hóa khác nhau về loại hình, khái niệm truyền thuyết có thể được mô tả những hiện tượng không hoàn toàn giống nhau, và liên hệ một cách khác nhau với các thể loại dân gian khác, kể cả thần thoại[1].

Trong văn hóa châu Âu, thường người ta chia hai loại: legend và tradition, tuy cùng mang ngữ nghĩa là lời truyền tụng, lời tục truyền, truyền thuyết. Huyền thoại thiên về phía gắn với các nhân vật của lịch sử linh thiêng như các thánh của Kitô giáo hoặc Hồi giáo. Truyền thống gắn với các nhân vật trần thế và không buộc phải có yếu tố thần kỳ. Tuy vậy, sự phân chia này chỉ phù hợp với những truyền thống trong đó tôn giáo thống trị đã cải biến các hệ thống thần thoại có sớm hơn [chỉ xảy ra tại các nền văn hóa Kitô giáo và Hồi giáo][1], và rất khó thực hiện với các truyền thống trong đó tôn giáo mang tính thế giới [như Phật giáo] vốn không bác bỏ các hệ thống thần thoại có sớm hơn. Bên cạnh đó, sự phân chia này chỉ cũng khó làm đối với những hệ thần thoại đa thần chưa trải qua biến đổi căn bản nào hoặc những truyền thống trong đó lịch sử linh thiêng không phân lập với thế tục.

Trên một vài dấu hiệu khác biệt có thể rất nhỏ, sự phân lập truyền thuyết với các thể loại khác cũng có căn cứ nhất định. Truyền thuyết chung với thần thoại ở dấu hiệu về niềm tin và sự hiện diện của yếu tố thần kỳ. Truyền thuyết cũng phân biệt với thần thoại có thể ở phương diện sở hữu ngôn bản của bộ lạc hoặc toàn dòng họ. Thần thoại kể về nguồn gốc cõi đời và cõi người thì bất cứ một thành viên nào trong bộ lạc cũng có quyền kể lại; còn những truyền ngôn về các biến cố mở đầu dòng họ thì có thể thuộc sở hữu của các thành viên dòng họ. Bên cạnh đó, ở các nền văn hóa chưa có sự biến động về hệ thống tôn giáo, truyền thuyết có thể phân lập với thần thoại về quy chế, việc có hay không có liên hệ với sự thờ phụng, về nhân vật truyền thuyết,... Về tổng thể, so với thần thoại thì truyền thuyết kém linh thiêng hơn[1] và thường mô tả những sự kiện xảy ra muộn hơn. Sự lệ thuộc về nguồn gốc [biến sinh] của truyền thuyết với thần thoại có thể được xác định, tuy không phải thần thoại là nguồn cốt truyện duy nhất của truyền thuyết. Truyền thuyết nằm ở ranh giới giữa thần thoại và các ghi chép mô tả lịch sử.

Truyền thuyết liên quan đến Kitô giáo hoặc ít nhiều tái hiện các cốt truyện của thời tiền tông đồ của Kitô giáo, là một trong những phương tiện tái mã hóa các biểu tượng Kitô giáo trong các tượng trưng Kitô giáo[1]. Chẳng hạn hạnh các thánh [hagiographie] thực chất là những văn bản kém thiêng hơn so với lời thiêng, được phép hòa trộn với các môtip phi Kitô giáo, kể cả việc biến đổi các thánh thành một kiểu tương tự như trong điện thờ đa thần giáo. Hạnh các thánh tương tự như mọi loại truyền thuyết, trong khi hướng tới các thể loại lịch sử, đã đồng thời ứng với ngày kỷ niệm các thánh tính theo lịch. Từ đó cho phép gắn hai chu trình ngày lễ trong năm [gồm chu kỳ Kitô giáo và chu kỳ đa thần giáo] thành một chu kỳ thời gian nghi lễ.

Truyền thuyết Kitô giáo còn có một nhóm riêng trong đó không chỉ có những nhân vật của Cựu ước mà còn có cả thần và quỷ. Nhóm truyền thuyết này đã bổ sung tính lịch sử cho hệ thần thoại Kitô giáo bằng những yếu tố thần thoại tiền Thiên Chúa. Các hành động trong loại truyền thuyết này cũng được chuyển vào cái thời gian, mà đối với Kitô giáo nó thực hiện chức năng thời gian thần thoại [tức thời gian của Cựu ước và Phúc âm], thậm chí xâm nhập cả vào thời gian Kinh thánh [thời giai lịch sử linh thiêng], và vào cả thời gian thần thoại đích thực kể về cuộc đấu tranh của những người khổng lồ, lịch sử sáng thế,...

Bên cạnh các truyền thuyết với hành động diễn ra trong thời gian lịch sử hoặc thời gian tôn giáo, châu Âu còn biết đến loại hình truyền thuyết diễn ra trong thời gian trừu tượng, bất định, tương tự thời gian của truyện ngụ ngôn hoặc truyện cổ tích. Đó là kiểu truyền thuyết mô tả quan hệ giữa các thánh với con người. Một số tiết đoạn của thể loại truyền thuyết này có thể được chuyển hóa thành cổ tích.

Cũng cần kể đến các truyền thuyết về những cư dân tiền bối tại các địa phương mang cùng một truyền thống văn hóa. Các truyền thuyết này thường miêu tả những sinh thể khác con người, đồng thời gắn với ranh giới giữa tiền lịch sử và lịch sử. Về phương diện nào đó, loại truyền thuyết này tương đồng về loại hình với các truyền thuyết kể về khởi thủy dòng họ hoặc bộ lạc.

Một số truyền thuyết khác, vượt qua ranh giới nói trên và đặt thời gian lịch sử vào tộc người, thể hiện chức năng của các thể loại lịch sử hoặc giả lịch sử[1]. Các truyền thuyết này tiếp cận ở mức độ đáng kể thời gian của cộng đồng cư dân mang truyền thống văn hóa ấy thậm chí vượt quá thời gian này, kéo dài thời gian lịch sử thành thời gian thần thoại.

Bên cạnh đó còn có loại thể truyền thuyết miêu tả những xứ sở và xã hội không tưởng, thể hiện sự tương quan không chỉ với lịch sử mà còn với tình thế xã hội cụ thể. Những truyền thuyết này miêu tả các bức tranh không tưởng về tương lai và những nhân vật không bị linh thiêng hóa, họ thực hiện chức năng khôi phục lẽ phải đã bị phá bỏ, xác lập một phúc lợi không tưởng [tức cái vốn là chức năng của nhân vật văn hóa đương thời được "dịch" ra thành ngôn ngữ của các quan hệ xã hội muộn hơn][1] những nét chính trong chuyện là; lấy bối cảnh lịch sử để thêm vào đó những chi tiết thần bí,bí hiểm

  • Thần thoại
  • Cổ tích
  • Truyện truyền thuyết Việt Nam
  • Thần thoại Hy Lạp

  1. ^ a b c d e f Mục từ "Truyền thuyết", trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Từ trang 341 đến 347.

  • 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Từ trang 341 đến 347.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Truyền thuyết.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Truyền_thuyết&oldid=66248257”

TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THUYẾT Tìm hiểu về truyền thuyếtBởi:Đại học sư phạm Hà NộiTìm hiểu về truyền thuyếtBởi:Đại học sư phạm Hà NộiPhiên bản trực tuyến:< //voer.edu.vn/content/col10202/1.1/ >Hoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational ResourcesTài liệu này và sự biên tập nội dung có bản quyền thuộc về Đại học sư phạm Hà Nội. Tài liệu này tuân thủ giấyphép Creative Commons Attribution 3.0 [//creativecommons.org/licenses/by/3.0/].Tài liệu được hiệu đính bởi: August 4, 2010Ngày tạo PDF: August 29, 2010Để biết thông tin về đóng góp cho các module có trong tài liệu này, xem tr. 15.Nội dung1 Những vấn đề chung về truyền thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . 12 Những đặc điểm chung của truyền thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . 53 Nội dung của truyền thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94 Nghệ thuật truyền thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13Attributions . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .15ivChương 1Những vấn đề chung về truyền thuyết11.1 Truyền thuyết1.1.1 Thời điểm ra đời của truyền thuyếtTruyền thuyết Việt Nam ra đời và phát triển trong thời đại anh hùng Việt Nam, thời đại mà những yếutố xã hội – lịch sử của nó mang đặc trưng chung của thời đại anh hùng trong lịch sử nhân loại: Đó là thời kỳcon người bứt ra khỏi đời sống dã man, bước vào chế độ văn minh đầu tiên. Thời kỳ được đánh dấu bằngnhững chiến công lao động và những biến đổi xã hội sâu sắc, nên còn được gọi là thời kỳ của “thanh kiếmsắt, cái cày và cái rìu bằng sắt”. Ở Việt Nam, nó được đánh dấu bằng sự kết thúc của thời kì tiền sử, sựkhởi đầu của thời kì sơ sử, với sự hình thành của nhà nước Văn Lang đầu tiên, thuộc thời kì văn hoá kimkhí mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn.+ Việc sử dụng công cụkim loại được coi như một cuộc cách mạng kỹ thuật. Đồ đồng cực kỳ phong phúvề số lượng, đa dạng về loại hình, thể hiện trình độ cao về kỹ thuật chế tác và năng khiếu thẩm mỹ dồi dàocủa chủ nhân nó như những chiếc rìu, lưỡi cày đồng, xẻng, cuốc đồng, dao gặt. . . Công cụ sản xuất vô cùngphong phú và tiến bộ đã dẫn đến thành quả lao động được nâng cao, đời sống con người được cải thiện.Bên cạnh nhu cầu ăn, ở, người ta đã có nhu cầu thẩm mĩ, không chỉ là ăn no mặc ấm mà còn là ăn ngon,mặc đẹp, và sinh hoạt tiện lợi. Con người đã phần nào khám phá một số bí ẩn của thiên nhiên để phục vụcộng đồng: sản xuất một số cây trồng theo mùa vụ, tìm ra một số giống cây quý, nhiều giống lúa nước vàchế biến một số món ăn từ gạo. . .+ Nhu cầu mở rộng thêm các vùng định cư và sản xuất, khai thác thêm các thị trường mới để trao đổisản phẩm, khám phá đất hoang. . . ngày càng dâng cao trong cộng đồng. Chiến tranh giữa các bộ tộc xảy raliên miên nhằm xâm lấn đất đai, mở rộng địa bàn, thôn tính lẫn nhau [dẫn đến sự hình thành nhà nước đầutiên]. Các bộ lạc có xu hướng: hoặc là thâu tóm lẫn nhau hoặc đoàn kết để chống lại các bộ lạc lớn mạnhkhác.+ Hoàn cảnh đó đã tạo nên một Không khí hào hùng cho thời đại mà Ăngnghen nhận xét là: “thời đạimà mỗi thành viên nam giới của bộ lạc đến tuổi thành niên đều là những chiến binh. . .”. Các thành viêntrong cộng đồng có điều kiện bộc lộ phẩm chất anh hùng của mình, ý thức về lịch sử, dân tộc, chủ quyềnlãnh thổ được nuôi dưỡng. Xuất hiện các cá nhân anh hùng và tập thể anh hùng. Và truyền thuyết ra đờinhằm tôn vinh sức mạnh, phẩm chất người anh hùng của mình, cộng đồng của mình.Tóm lại: Thời đại truyền thuyết: Đó là bước tiến vọt từ đồ đá sang đồ đồng sắt, từ hái lượm săn bắtsang trồng trọt lúa nước và định cư nông nghiệp, từ lối sống thô sơ đến sự ra đời của “nghề khéo” và “củangon vật lạ”, từ mẫu hệ sang phụ quyền, từ bộ lạc sang liên minh bộ tộc và nhà nước phôi thai, tóm lại từdã man sang văn minh, ở trên vùng châu thổ sông Hồng [1]. Và nếu như thần thoại ra đời từ nhu cầu nhậnthức của người nguyên thuỷ thì truyền thuyết ra đời từ nhu cầu tôn vinh, nhu cầu được tự hào về nhữngchiến công vĩ đại cả về làm ăn, cả về chiến đấu của con người thời đại anh hùng.1This content is available online at .12CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT1.1.2 Quan niệm về truyền thuyết- Truyền thuyết tương đương với thuật ngữ "legend" của tiếng Anh hay "légende" của tiếng Pháp- Khái niệm truyền thuyết được dùng với nội hàm như ngày nay đã trải qua nhiều tranh luận, bàn cãicủa các nhà nghiên cứu, học giả để định hình khái niệm.- Một số tác giả phủ nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là thể loại văn học dân gian độc lậpnhư Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh - Ngược lại, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và nhiều nhà nghiên cứu khác quan niệm truyền thuyết làmột thể loại tự sự dân gian- Đỗ Bình Trị: Trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam [Bùi Văn Nguyên chủ biên] ông xếptruyền thuyết bên cạnh thần thoại, và định nghĩa: Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử màlại có sự kỳ diệu – là lịch sử hoang đường – hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịchsử. Tính chất thể loại của truyền thuyết bắt đầu được khẳng định rõ.- Năm 1971, trong cuốn sách Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Namcó tới ba bài viết khẳng định truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian. Tác giả Kiều Thu Hoạch nhậnđịnh: Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốttruyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật theo quanniệm nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụngnhững yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại. . .* Vào đầu những năm 80, mục từ TRUYỀN THUYẾT do Chu Xuân Diên chấp bút có mặt trong Từđiển văn học. Truyền thuyết được khẳng định là một trong những thể loại tự sự dân gian, có quan hệgần gũi với các thể loại tự sự dân gian khác như thần thoại và truyện cổ tích.* Các cuốn giáo trình Văn học dân gian VN tập II – Hoàng Tiến Tựu viết, Văn học dân gian VN – LêChí Quế chủ biên, Văn học dân gian [dành cho tại chức và từ xa] – Phạm Thu Yến chủ biên. . . đều dànhmột chương cho việc nghiên cứu truyền thuyết với tư cách là một thể loại độc lập. Định nghĩa truyền thuyếtcủa Lê Chí Quế:Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình từ sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhânvật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ [3].[1]Đinh Gia Khánh [chủ biên] – Văn học dân gian Việt Nam – NXB Giáo dục – H.2003 [tái bản lần thứbảy].[2] Nguyễn Đổng Chí – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – NXB Giáo dục – H.2000[3] Lê Chí Quế [chủ biên] – Văn học dân gian Việt Nam – NXB Đại học Quốc gia HN – H.19981.1.3 Phân loại truyền thuyếtVấn đề phân loại truyền thuyết được đặt ra ngay từ buổi đầu lịch sử sưu tầm,những truyền thuyết. Có rấtnhiều cách phân loại truyền thuyết tuỳ theo các tiêu chí phân loại.+ Phân loại căn cứ vào nội dung của thời kì lịch sử được truyền thuyết phản ánh1. Truyền thuyết về “Họ Hồng Bàng” và thời kì Văn Lang -ˆAu Lạc2. Truyền thuyết về thời Bắc thuộc3. Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ4. Truyền thuyết thời kì cận hiện đại+ Phân loại truyền thuyết theo tiêu chí những chủ đề nội dung phản ánh, nhân vật, kết cấu. . ., có cáchphân loại sau:1. Truyền thuyết địa danh [về tên gọi của các địa danh]2. Truyền thuyết lịch sử [về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử]3. Truyền thuyết phổ hệ [về nguồn gốc lịch sử của các dòng họ, các ngành nghề, các tôn giáo. . .]Hoặc cụ thể hơn1. Truyền thuyết về sự hình thành dân tộc2. Truyền thuyết về các vị anh hùng trong chiến đấu3. Truyền thuyết về những vị anh hùng trong lao động và sáng tạo văn hoá.4. Truyền thuyết về địa danh và đền chùa- Truyền thuyết của dân tộc đã được ghi thành văn bản từ rất sớm3+ Ngay từ thời Bắc thuộc, các học giả phương Bắc đã ghi lại truyền thuyết về thời Hùng Vương quacác sách: Giao châu ngoại vực kí [thế kỉ IV], Việt Nam chí [thế kỉ V]. Khoảng thế kỷ X đến thế kỉ XIV cócác sách ghi chép truyền thuyết như Báo cực truyện, Ngoại sử kí của Đỗ Thiện, Việt điện u linh của Lí TếXuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh. . . Hai cuốn trên chỉ còn tên, hai cuốn dướisách không còn nguyên vẹn.+ Đến thế kỉ thứ XV thì truyền thuyết dân gian mới được ghi chép nhiều hơn. Cuốn Đại Việt sử kí toànthư của Ngô Sĩ Liên có vai trò quan trọng trong việc sưu tầm, ghi chép truyền thuyết. Truyền thuyết đượcghi lại ở phần ngoại kỉ, được sắp xếp và hệ thống hóa lại.+ Năm 1996, Lê Văn Kỳ tổng kết việc sưu tầm, biên soạn truyền thuyết nhận xét: Cho đến nay ít nhấtcũng đã có 15 cuốn truyền thuyết với vài trăm truyện lớn nhỏ đủ để khẳng định nó là một thể loại văn họcdân gian độc lập [1]- Có nhiều cách phân loại truyền thuyết tuỳ thuộc vào những tiêu chí khác nhau, nhưng cách phân loạicăn cứ vào nội dung của thời kỳ lịch sử được truyền thuyết phản ánh là hợp lý hơn cả vì tránh được trùnglặp và thích hợp với đặc trưng phản ánh lịch sử của truyền thuyết.4CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾTChương 2Những đặc điểm chung của truyềnthuyết12.1 Những đặc trưng của truyền thuyết2.1.1 Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo- Truyền thuyết luôn gắn bó với sự thật, với lịch sử, phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc, nhiềunhân vật trong truyền thuyết cũng là nhân vật trong chính sử, trong sự nghiệp chung được nhiều người thừanhận, noi theo.- Mặc dù vậy, truyền thuyết vẫn là một thể tài văn học dân gian chứ không phải là một thể tài sử học.Trong truyền thuyết có những sự kiện lịch sử nhưng chúng không phải những sự kiện lịch sử đích thực màchỉ là “những ánh hào quang, những tia khúc xạ” của lịch sử. TT từ lịch sử mà ra nhưng TT lại không phảilà lịch sử.Trước hết, truyền thuyết không chú ý đến việc đảm bảo tính đầy đủ và tuần tự theo thời gian của cácsự kiện lịch sử. Không phải bất cứ nhân vật và sự kiện lịch sử nào cũng trở thành trung tâm phản ánh củatruyền thuyết. Truyền thuyết có thể ghi lại những sự kiện lịch sử của thời khuyết sử hoặc chọn lọc những sựkiện theo quan niệm của nhân dân.Ngược lại, một số nhân vật lịch sử không được sử sách ghi lại nhiều như nhân vật Cao Lỗ nhưng trongtruyền thuyết ông có một vị trí quan trọng, một vị thần trong tín ngưỡng dân gian.Trong Việt điện u linh,Cao Lỗ được phong là Quả nghị cương chính vương, trong Giao chỉ ký, Cao Lỗ còn được gọi là Đô Lỗ hayThạch Thần [vị thần đá - được tôn xưng từ tín ngưỡng thờ đá của nhân dân]. Sáu đình xã Cao Đức và đếnĐại Than [huyện Gia Lương – Hà Bắc] lập đền thờ ông. . .- Truyền thuyết cũng không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về mặt thời gian, không gian, diễn biến,nguyên nhân và kết quả của các sự kiện lịch sử.- Và truyền thuyết thường chú ý nhiều hơn đến những nhân vật có xuất thân nông dân hoặc gần dân.Truyền thuyết dân gian thường kể về người anh hùng trong mối quan hệ với dân, trong đó nhân dân vừa làngười tham gia, vừa là chỗ dựa tin cậy để người anh hùng làm nên chiến thắng.Như vậy, người ta không thể tìm thấy trong truyền thuyết những sự kiện lịch sử chính xác đích thực,nhưng lại có thể tìm thấy những thứ mà không có một tài liệu liạh sử nào có thể ghi lại được. Đó chính làquan điểm đánh giá lịch sử của nhân dân, là tâm tư, tình cảm, mong ước thầm kín của nhân dân trong mỗitriều đại lịch sử qua cách nhân dân “kể” lại các sự kiện. Đó còn là tinh thần kiên cường tự chủ, là niềm tựhào, niềm tin vào khả năng và sức mạnh bản thân của nhân dân, nó giống như một dòng chảy âm thầmnhưng mỗi ngày một mạnh mẽ mà nhân dân đã khéo léo thể hiện và nuôi dưỡng nó qua việc chủ động đánhgiá lịch sử, qua việc khẳng định người anh hùng chỉ có thể làm lên nghiệp lớn nếu được sự ủng hộ và giúp1This content is available online at .56CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TRUYỀN THUYẾTđỡ của nhân dân. . .Tính chính xác lịch sử trong truyền thuyết, như nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch khẳngđịnh, không phải hoàn toàn ở sự phản ánh về thời gian, không gian, nhân danh, sự biến, trình tự biên niêncủa sự kiện mà chủ yếu là ở bản chất, ở cái cốt lõi của lịch sử. Đó là một thứ lịch sử văn hoá - tinh thần củanhân dân. Nó không giống như chính sử, nhưng lại luôn được dân gian thừa nhận đó chính là lịch sử đángtin cậy [tín sử] của mình.Truyền thuyết thể hiện tất cả những điều đó nhờ yếu tố tưởng tượng, hư cấu. Yếu tố tưởng tượng, hưcấu trong truyền thuyết làm cho hành trạng của mỗi nhân vật anh hùng trở nên kỳ vĩ, nhân vật được sánhngang tầm thần thánh, tạo nên một cốt truyện truyền cảm, sinh động, vừa chân thực vừa hấp dẫn, giúp choTT trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ chứ không phải là một tài liệu sử học.2.1.2 Truyền thuyết và nghi lễ, lễ hộiThis media object is a Flash object. Please view or download it atFigure 2.1Phân tích mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội trong đoạn phim trên?- Mối quan hệ truyền thuyết và lễ hội là quan hệ có tính chất qua lại, bổ sung lẫn nhau: Truyền thuyếtlà cốt lõi của lễ hội, khiến cho lễ hội có nội dung thiêng liêng, còn lễ hội làm cho việc diễn xướng truyềnthuyết được sinh động, thu hút sự gắn bó và cộng cảm của tập thể.- Đối với nhân dân, lễ hội là hình thức kể chuyện, là sự bảo lưu các cốt truyện, bởi vì:• Nhân dân hầu như không biết chữ, không thể đọc được các bản kể truyền thuyết được các nhà Nhosưu tầm.• Các lễ hội kể lại thường niên nội dung các truyền thuyết làm nhân dân dễ nhớ, dễ thuộc.• Hình tượng người anh hùng, cuộc đời và những hành trang của các anh sẽ tác động trực tiếp, trựcquan đến đông đảo nhân dân nhờ môi trường lễ hội. Ở đó, nhân dân không chỉ là người xem hội thụđộng mà còn là người chủ động đóng vai, nhập vai khi được tham gia làm những nhân vật và diễn lạicác sự kiện của truyền thuyết. Điều này đã góp phần nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộngđồng của nhân dân.• Lễ hội gắn với nghi lễ nên tính trang nghiêm [không gian và thời gian thiêng] càng thể hiện được bảnchất của truyền thuyết nhằm tôn vinh các anh hùng.- Đối với lễ hội, truyền thuyết đóng vai trò là xương sống, là cốt truyện dẫn dắt tiến trình lễ hội, là sự minhgiải cho lễ hội: mở hội vào ngày nào, sau bao nhiêu năm lại mở lại một lần, tại sao kéo dài từng ấy ngày,rước từ đâu đến đâu, lễ vật dâng cúng gồm những gì, phải kiêng kị những gì. . .- Các lễ hội đều có nguồn gốc là các nghi lễ nông nghiệp, phát triển thành hội làng. Sau đó thì lớp ýnghĩa chống ngoại xâm, ca ngợi các vị anh hùng được lồng ghép vào và chiếm vị trí nổi bật. Đây cũng làmột sự gần gũi giữa nội dung của lễ hội với nội dung của truyền thuyết. Thực chất trong các truyền thuyếtanh hùng, hai mặt sản xuất và chiến đấu được kết hợp rất nhịp nhàng. Trong truyền thuyết Thánh Gióngbên cạnh việc đánh giặc cũng còn có chuyện hái cà, đập đất, chăn trâu. . .Hai Bà Trưng sau khi chết cònhiển linh giúp dân chống hạn. Cao Lỗ khi hiển linh với Cao Biền có nói rằng: phàm việc dẹp giặc và việcmùa màng ta đều được chủ trương cả - Lĩnh nam chích quái. Nguyên nhân chủ yếu là do trong một thời7gian dài, hai mặt làm ăn và đánh giặc đã chiếm vị trí quan trọng duy nhất trong đời sống dân tộc ta, mặtkhác cũng do cả hai việc lớn này đều do một người gánh vác – người nông dân Việt Nam.Tóm lại: Truyền thuyết và lễ hội đều là sản phẩm hoạt động tinh thần của nhân dân, do dân sáng tạo,bồi đắp, lưu giữ và thể hiện. Cả hai đều có một bộ phận rất quan trọng tập trung ca ngợi những người cócông với dân, với nước, đều hướng tới mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nhắc nhở con cháu đừngphụ công ơn của các bậc tiền bối.Chúng khác nhau ở chỗ: Truyền thuyết là một thể loại văn hoá dân gian. Nó khắc hoạ người anh hùngbằng ngôn từ, bằng hình tượng, bằng các biện pháp nghệ thuật theo đặc trưng của thể loại.Trong lúc đó hội lễ là một sinh hoạt văn hoá dân gian tổng hợp, cần có môi trường diễn xướng, có cộngđồng tham dự. Hội lễ ca ngợi người anh hùng bằng tín ngưỡng, bằng nghi thức lễ bái, bằng phong tục, bằngsự kiêng kị, bằng vật phẩm dâng cúng, bằng việc diễn lại sự tích, hành trạng, bằng trò chơi dân gian, bằngđám rước.v.v [1][1] Lê Văn Kỳ – Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng – NXB KHXH –HN 1996.2.1.3 Truyền thuyết có tính dân tộc và tính địa phương sâu sắc- Truyền thuyết bao giờ cũng phải gắn với không gian-thời gian cố định, không- thời gian lịch sử cụ thể. Mộttruyện kể dân gian nếu không gắn với không- thời gian cố định thì không thể là truyền thuyết được. Mộtnhân vật truyền thuyết nổi tiếng được rất nhiều người biết đến nhưng hành trạng, sự nghiệp của nhân vậtđó bao giờ cũng gắn với những địa phương cụ thể, những nơi mà nhân vật đã đi qua. Do đó, vẫn luôn tồntại những truyền thuyết của từng địa phương mang tính địa phương rõ nét. Mỗi vị anh hùng, mỗi nhân vậtđều gắn với con người và một vùng đất cụ thể. Hơn nữa, nhân dân lại có xu hướng, nhu cầu “kéo” các vịanh hùng lại gần cuộc sống của mình, gắn với địa phương mình. Trong quá trình lưu truyền, truyền thuyếtđi đến mỗi địa phương luôn được kết nạp những yếu tố mới sao cho phù hợp với đặc điểm, phong tục tậpquán của từng địa phương. Đó chính là hình thức địa phương hoá các truyền thuyết dân gian.Ví dụ :Truyền thuyết về Xuân Nương công chúa [nữ tướng của Hai Bà Trưng] trải qua các vùng Hương Nha,Hương Nộn, Nam Cường, Man Châu. . . Mỗi địa phương lưu giữ một sự tích về nàng. Riêng vùng Nam Cường[Tam Nông, Phú Thọ] là nơi Xuân Nương đã bị đoạ thai trên một tảng đá bằng nửa chiếc chiếu, tục truyềnlà đá cấm, vẫn để thờ trong miếu. Trước miếu có hai mộ am, có sách ghi chép: một am gọi là “hà sa hàotích” [hà sa là rau bà đẻ].- Còn có một xu hướng ngược lại nữa cũng song song diễn ra: xu hướng toàn quốc hoá các nhân vật lịchsử ở một địa phương cụ thể nào đó. Đây là cách để người dân địa phương gắn bó mình với toàn dân tộc, nóthể hiện nhu cầu muốn gắn bó làng xã với quốc gia, với triều đìnhVí dụ: Dóng, sau khi thắng giặcˆAn trở về, trên đường về [từ Bắc Ninh – những vùng Quế dương, Võgiàng, Thuận Thành, Tiên du, Yên Phong . . .nơi in dấu những vết chân ngựa và gốc tre ngà bị nhổ- về SócSơn] có ngồi lại bên Hồ Tây, mở gói cơm cà ra ăn. Những hạt cà rơi xuống mọc lên một giống cà Xuân Đỉnhnhỏ, giòn, ngon. Dóng đến làng Kẻ Khốn ngồi nghỉ uống nước, thấy nước mát liền đổi tên làng là làng KẻMát. . .- Như vậy, cuộc đồi người anh hùng bao giờ cũng gắn với các vùng địa danh: đất sinh ra, đất chết đi hayhoá thân, và vùng đất đi qua để lại dấu vết về hành trạng, sự kiện, chiến công. . .- Và như vậy, truyền thuyết trong quá trình lưu truyền được biến đổi cả về lượng và chất. Sự gắn kếtnhân vật truyền thuyết với địa phương, với phong vật đã dần dần trở thành một tâm thức phổ biến, để dẫnđến hình thành một quy luật tâm lý phổ biến trong đời sống nhân dân: thấy vật nhớ đến người, nghĩ đếnngười nhớ vật.- Hiện tượng này cũng phù hợp với lễ hội, phong tục dân gian. Đó là ngoài các lễ hội mang tính chấttoàn quốc hay của một vùng rộng lớn [Hội đền Hùng, Hội Côn Sơn Kiếp Bạc. . .] thì hầu hết các lễ hội đềulà các hội làng [hoặc liên làng].8CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TRUYỀN THUYẾTChương 3Nội dung của truyền thuyết13.1 Tóm tắt về "Họ Hồng Bàng" và thời kì Văn Lang -ˆAu LạcTT thời Hồng Bàng thể hiện niềm tự hào của nhân dân về tổ tiên, giống nòi, về nguồn gốc các dân tộcngười. Truyền thuyết là sự thể hiện sự trưởng thành về ý thức con người. Đó là ý thức về quốc gia, dântộc đồng thời với nó là ý thức cội nguồn. Khi xã hội càng phát triển, con người đã đạt được những thànhtựu nhất định thì họ càng có ý thức về bản thân mình, muốn tô điểm cho nguồn gốc, phẩm chất của mình.Truyền thuyết ra đời để chuyển tải nội dung đó.TT thời Văn Lang -ˆAu Lạc- Những anh hùng dựng nước: Lạc Long Quân -ˆAu Cơ - Hùng Vương – Sơn TinhTruyền thuyết Lạc Long Quân -ˆAu Cơ phản ánh quá trình liên minh bộ lạc của những người vùng núivà vùng sông nước, miền xuôi và miền ngược, của những người thờ vật tổ là rắn và bộ lạc thờ chim làm vậttổ. Đó là mối dây liên kết đầu tiên, là tiền đề để hình thành dân tộc Việt. Tiếp sau đó, những chiến côngdiệt Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh của Lạc Long Quân thể hiện quá trình chinh phục thiên nhiên, mở mangbờ cõi của ông cha ta [vùng biển, vùng đàm lầy và vùng rừng núi].• Truyện Hùng Vương chọn đất đóng đô, Thành Phong Châu, Con Voi bất nghĩa, Vua Hùng dạy dântrồng lúa, Vua Hùng đi săn đề cao hình tượng Vua Hùng là người có công dựng nước, biết cách trịnước giúp dân.• Hình tượng những người con trai, con gái, con rể cùng góp công dựng nước, mở mang bãi bờ, cai trịdân chúng: Con gái Tiên Dung, con rể Chử Đồng Tử dạy dân làm ăn, mở mang bờ cõi; con gái NgọcHoa, con rể Sơn Tinh dạy dân trồng lúa, dệt vải, hát múa. . . Đặc biệt Sơn Tinh đã lập nên chiến côngto lớn, chiến thắng lực lượng tự nhiên để mở mang địa bàn sinh tụ.Những sự kiện đó là quá khứ vẻ vang gắn với niềm tự hào về nòi giống và dân tộc, đề cao ý thức về dòngdõi, nguồn gốc “con Lạc cháu Hồng” cao quý. Dễ dàng nhận thấy chủ đề xuyên suốt các truyền thuyết nàylà suy tôn các vua Hùng và ca ngợi công lao dựng nước, an dân của các vị trong suốt buổi bình minh củalịch sử dân tộc.- Những anh hùng giữ nước: Thánh Dóng, An Dương VươngHọ là những người có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, có khí phách hiên ngang,kiên cường, bất khuất, vừa anh dũng vừa mưu trí, có tài dẹp giặc chỉ trong nháy mắt. Bên cạnh sức khoẻvô song, những nhân vật này lập được chiến công nhờ sự phù trợ của các vật thiêng: An Dương Vương cónỏ thần, được sứ Thanh Giang giúp sức, Thánh Gióng có ngựa sắt, roi sắt. . . Nhưng những vật thiêng nàykhông hàm chứa năng lượng của tự nhiên như trong thần thoại mà nó là kết tinh của sức mạnh tập thể.Thánh Gióng được sự giúp sức của người thợ rèn sắt, đoàn trẻ trăn trâu cầm bông lau [làng Hội Xá], người1This content is available online at .910CHƯƠNG 3. NỘI DUNG CỦA TRUYỀN THUYẾTcầm vồ [Làng Trung Mầu], người tạc tượng [tại Làng Mã, Gióng quay ngựa nhìn đất nước, Vu Điền gặpGióng và tạc tượng Gióng]. Như vậy, người anh hùng Gióng là kết tinh của mọi khă năng anh hùng trongthực tiễn: quần chúng, công cụ sản phẩm, vũ khí và địa thế non sông [theo Cao Huy Đỉnh]. Một số nhânvật anh hùng sáng tạo kĩ thuật, xây dựng giỏi, chiến đấu giỏi lại trung thực như Thần Rùa, Ông Nỏ [CaoLỗ], Ông Nồi là đại diện cho trí tuệ cho tinh thần dũng cảm bất khuất của tập thể nhân dân, được nhândân dành cho niềm ngưỡng mộ cao quý trong những truyền thuyết về riêng họ.Người anh hùng vừa là tổng số vừa là một tổng hợp của các lực lượng. Những chiến công và thành tựucủa nhân dân hàng nghìn người trong hàng nghìn năm được gắn cho một người, trong một thời gian ngắnthì tất yếu người đó sức mạnh tầm vóc to lớn, kì vĩ, ngang tầm với thần thánh. Truyền thuyết thời kì nàycó tính chất hoành tráng, gần gũi với sử thi, anh hùng ca- Những nhân vật anh hùng văn hoá cũng chiếm một số lượng lớn trong kho tàng truyền thuyết. Đó lànhững người có công khai sáng, phát minh ra những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của nhân dân,những người anh hùng khai phá vùng đất mới, những vị thần tổ nghề. . . Qua đó, nhân dân bày tỏ lòng biếtơn, trân trọng của mình đối với thành tựu văn hoá, những kết quả lao động và sáng tạo.3.2 TT về thời Bắc thuộc- Đề tài chính của truyền thuyết giai đoạn này là chống xâm lược. Nhân vật tiêu biểu của truyền thuyết lànhững anh hùng cứu nước: Bà Trưng, Bà Triệu, Phùng Hưng, Triệu Việt Vương. . . Tất cả tạo thành mộtdòng chảy dồi dào, mạnh mẽ, minh chứng cho một điều hết sức thiêng liêng: Dẫu đất nước bị thôn tính,song phong trào giải phóng dân tộc chưa bao giờ vơi cạn.- Trước hết, đây là những cá nhân anh hùng bởi đó là những cá nhân có thật. Những anh hùng đẹp mộtcách toàn diện, kì vĩ phi thường về tướng mạo và tài năng. Nhân vật thường được gắn với những nguồn gốccao quý, sự ra đời kì lạ hoặc có một điểm tướng tinh nào đó” Hai Bà Trưng là cháu ngoại vua Hùng, ĐinhThị Phật Nguyệt theo Hai Bà Trưng đánh giặc, lập nhiều chiến công, vốn trước kia mẹ của nàng mơ thấycó vị thần xưng là Triều Đò Đài ban cho bà chiếc kim thoa mà sinh hạ nàng. Sau này, khi đánh nhau vớigiặc Đông Hán, chống đỡ không nổi, nàng một mình chạy đến bờ sống, có phù kiều nổi lên đón nàng biếnmất. . .- Nhưng những cá nhân anh hùng này gắn bó mật thiết với tập thể và đặt quyền lợi của dân tộc, quốcgia lên trên hết: Bà Trưng đặt nợ nước lên trên thù nhà, hành động đầu tiên của bà trước khi lên đường diệtgiặc cứu nước là cới bỏ khăn tang để ba quân khỏi xúc động về cái chết của chồng bà; nàng Xuân Nươngdẫu đang có mang đứa con đầu lòng vẫn thắt khăn, quấn bụng oai dũng ra trận tiền trả thù cho nước nhà,cho người chồng yêu quý. . .- Ở giai đoạn này, môtíp sức mạnh đã được biến thành môtíp truyền sức mạnh. Không chỉ có người anhhùng xông pha giữa trận tiền mà còn có nhiều cá nhân anh hùng khác, nhiều người con kiên cường khác,cũng dũng cảm như thế, cũng vô song như thế, như cùng một bầu mẹ mà ra. Do đó, xuất hiện những truyềnthuyết như Nàng Vú Thúng, Truyện Nàng trăm sắc, Truyện bà áo the, Truyện may áo chồng bằng hơi thởấm. . . Như vậy, người anh hùng vừa đại diện cho tập thể, vừa hoà tan vào tập thể.3.3 TT thời phong kiến tự chủ- Thời phong kiến độc lập, truyền thuyết tập trung ca ngợi các nhân vật giữ yên đất nước trong thời kỳđộc lập: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Dương Vân Nga. . . đến những anh hùng chống ngoại xâm LýThường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Lai. . . Tất cả nêu lên ý chí giữ gìn độc lập và tinh thần quyết tâmchống giặc của mọi người dân Việt Nam. Người anh hùng, vị vua anh minh bao giờ cũng hội tụ đầy đủ baphẩm chất: trí, dũng, nhân [Lê Lợi xướng nghĩa]. Kéo theo đó là những cuộc hội ngộ của vua dũng tướngtài, tạo nên một sức mạnh vô cùng vững chắc. Lê Lai sẵn mình chết thay cho chủ. Phải có những người nhưLê Lai mới dám quả cảm hi sinh thay cho Lê Lợi nhưng cũng phải thấy rằng, chỉ có những người như Lê Lợimới quy tụ được những người như Lê Lai. Hay như câu chuyện giữa Quốc công Trần Hưng Đạo và Thượngtướng Trần Quang Khải, con vua Thái Tông, do có mối bất hoà, nên nhiều lúc hai người ở bên nhau mà nói11năng không được tự nhiên, tâm tình không được cởi mở. Nhân biết Quang Khải là người sợ nước, lười tắm,một hôm Trần Hưng Đạo rủ Quang Khải ra sông tắm mát. Hưng Đạo tự tay kỳ cọ cho Quang Khải, tắmxong vui vẻ hỏi: Thế nào, Thượng tướng có thấy nhẹ mình không? Quang Khải hiểu ý, đã xúc động nói:Nhẹ mình lắm! Thật là vì nước mới được thế này! Từ đó, hai người sống với nhau rất hoà hợp, cùng nhauthật sự gắn bó, một lòng một dạ chung lo việc diệt giặc cứu nước.3.4 TT thời kì cận hiện đạiChế độ phong kiến bước vào chặng đường suy yếu, tàn tạ, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân xuất hiệnvà truyền thuyết nhanh chóng nắm lấy đề tài này. Truyền thuyết đề cập đến những người anh hùng xuấtthân từ tầng lớp dưới đáy xã hội: Quận He, Chàng Hía, vua Heo, cố Bu. . .+ Qua đó, các nhân vật anh hùng muốn thể hiện một lý tưởng: muốn thay đổi xã hội, thiết lập một xãhội tự do, bình đẳng. Đó không chỉ là hành động, là ước mơ của một cá nhân mà là của một tầng lớp nhândân.+ Mặc dù vậy, nhân dân cũng đồng thời lý giải nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa: Nhân dân phêphán tính chất phiêu lưu, mạo hiểm chủ quan khinh địch của những thủ lĩnh nông dân; phê phán tư tưởngtrung quân, hiếu đạo mù quáng. Những người anh hùng nông dân ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giavề Trung – Hiếu – Tiết – Nghĩa: Hầu Tạo phải ra hàng nếu không mẹ ông bị giết, ông cò làm tròn chữ hiếumặc dù phải vứt bỏ chữ trung. . . Người anh hùng nông dân còn nhiều tính xấu như tham tiền, tham sắc:Chàng Lía giết chế tên chủ khảo trường thi nhưng lại lấy vợ lẽ của hắn. . .12CHƯƠNG 3. NỘI DUNG CỦA TRUYỀN THUYẾTChương 4Nghệ thuật truyền thuyết14.1 Thời gian trong truyền thuyết- Thời gian trong thần thoại là thời quá khứ phiếm định, quá khứ của những sự vật đầu tiên: ngọn lửa đầutiên, con người đầu tiên. . .còn thời gian trong truyền thuyết là thời quá khứ xác định. Truyền thuyết kểchuyện đã xảy ra và vào một thời kì nhất định. Truyền thuyết luôn mang tính thời đại.- Tuy nhiên, thời gian truyền thuyết ra đời và thời gian lịch sử mà truyền thuyết phản ánh không phảibao giờ cũng đồng nhất.4.2 Kết cấu- Khác với thần thoại chỉ có kết cấu đơn, mỗi truyện kể về một thần, một việc thì truyền thuyết chủ yếu làcác kết cấu chuỗi, gồm một số truyện kể về một sự kiện, một nhân vật lịch sử và có tính xác định cụ thể.Trong đó truyền thuyết thường chia ra làm ba chặng như sau:• Nguồn gốc xuất thân: sự ra đời kì lạ, tướng lạ của nhân vật.• Hành trạng của cuộc đời, những chiến công• Kết thúc cuộc đời [vinh hiển hoặc hoá thân]Một mô hình kết cấu đầy đủ trong thần tích đã được nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch vẽ thành sơ đồ nhưsau:Lai lịch [bao gồm sinh đẻ thần kỳ và hình dáng dị thường] – Tài đức – Sự nghiệp – Chết thần kỳ – Hiểnlinh, âm phù – Sắc phong, gia phongNhư vậy, kết cấu của thần tích chỉ khác là có thêm phần sắc phong, gia phong mà thôi.TT bắt buộc phải có kết cấu chuỗi vì:+ do tính địa phương của TT, mỗi nơi lưu giữ một TT về người anh hung+ Sự nghiệp dựng nước, giữ nước không thể là công trình của một cá nhân mà phải là sự nghiệp của cảmột tập thể. Cần có những người chung tay, giúp sức với người anh hùng. Bên cạnh TT về nhân vật chínhcòn có những TT về các nhân vật phò tá, nhưng sự nghiệp, hành trạng của nhân vật chính bao giờ cũng vẫnlà đường dây xâu chuỗi những câu chuyện khácKết cấu ba chặng cũng luôn luôn phải đảm bảo vì TT có nhu cầu làm sử nên cần có đầy đủ nguồn gốcvà kết thúc của sự việc, sự vật. Ngược lại với Thần thoại không thể biết được nguồn gốc – kết thúc, bởi khicon người sinh ra, các hiện tượng tự nhiên đã tồn tại, và khi con người mất đi các hiện tượng tự nhiên vẫn1This content is available online at .1314CHƯƠNG 4. NGHỆ THUẬT TRUYỀN THUYẾTcòn đó; và Truyện cổ tích thì không có nhu cầu biết nguồn gốc- kết thúc, TCT có thể kết thúc ngay sau khinhân vật chính đã đạt được ước mơ đổi đời.Trong mỗi chặng như thế, truyền thuyết lại sử dụng những môtíp khác nhau. Những môtíp này kế thừatừ thần thoại, đồng thời cũng xuất hiện những môtíp mới gắn liền với đặc trưng của truyền thuyết. Theosơ đồ kết cấu này thì các yếu tố hoang đường, kì ảo thường xuất hiện ở chặng 1 và chặng 3. Chặng 2 cũngcó yếu tố hoang đường nhưng ít hơn vì những chiến công kì tích của nhân vật phần lớn dựa vào tài năng cóthật của nhân vật và nó phải phù hợp nhất định với sự thật lịch sử. Địa điểm, hành vi chính yếu và côngtích quan trọng của người anh hùng bao giờ cũng được nhân dân gĩư vững tính lịch sử cụ thể của nó.4.3 Nhân vật- Cảm quan lịch sử đã chi phối nghệ thuật xây dựng hình tượng truyền thuyết. Các nhân vật dù có là hưcấu hay là nhân vật lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác nói chung là có một lý lịch rõ ràng gắn với địaphương hay thời đại.- Truyền thuyết được sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử khácnhau, các nhân vật lại được sáng tạo dưới sự chi phối khác nhau của quan niệm thẩm mĩ nhân dân. Càngvề những giai đoạn lịch sử sau này, các nhân vật truyền thuyết càng gần gũi với hiện thực, ít bị chi phối bởinhững yếu tố kì ảo.Ví dụ: ở truyện Bà áo the [thời bắc thuộc] có chi tiết bà cởi chiếc áo thần kỳ của mình cho quân giặcmặc vào, chiếc áo lập tức thắt chặt quân thù đến chết. Đến truyện về nàng Ả Đào [thời Lê Lợi] kể nàngcó giọng hát hay, chinh phục được lòng tin của giặc được chúng giao cho thắt dây các miệng túi vải tránhmuỗi khichúng ngủ trong đó, nàng đã báo cho trai tráng trong thôn đến khiêng các túi ấy vứt ra sông. Bàhàng nước họ Lương cũng đã dùng mưu thắt miệng túi vải quân sĩ đến trọ ở quán nước nàh bà và báo choquân vua Lê đến tiêu diệt. . .Như vậy, càng về sau nhân dân càng đề cao mưu trí và sự dũng cảm tự thâncủa người anh hùng, hơn là nhờ vào phép lạ.Tham gia đóng góp 15Tham gia đóng gópTài liệu: Tìm hiểu về truyền thuyếtBiên soạn bởi: Đại học sư phạm Hà NộiURL: //voer.edu.vn/content/col10202/1.1/Giấy phép: //creativecommons.org/licenses/by/3.0/Module: "Những vấn đề chung về truyền thuyết"Tác giả: Đại học sư phạm Hà NộiURL: //voer.edu.vn/content/m16399/1.2/Trang: 1-3Bản quyền: Đại học sư phạm Hà NộiGiấy phép: //creativecommons.org/licenses/by/3.0/Module: "Những đặc điểm chung của truyền thuyết"Tác giả: Đại học sư phạm Hà NộiURL: //voer.edu.vn/content/m16407/1.1/Trang: 5-7Bản quyền: Đại học sư phạm Hà NộiGiấy phép: //creativecommons.org/licenses/by/3.0/Module: "Nội dung của truyền thuyết"Tác giả: Đại học sư phạm Hà NộiURL: //voer.edu.vn/content/m16406/1.3/Trang: 9-11Bản quyền: Đại học sư phạm Hà NộiGiấy phép: //creativecommons.org/licenses/by/3.0/Module: "Nghệ thuật truyền thuyết"Tác giả: Đại học sư phạm Hà NộiURL: //voer.edu.vn/content/m16404/1.2/Trang: 13-14Bản quyền: Đại học sư phạm Hà NộiGiấy phép: //creativecommons.org/licenses/by/3.0/Tìm hiểu về truyền thuyết- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức khái quát về thể loại truyền thuyết trên các phương diện: Thờiđại sản sinh, quan niệm, những vấn đề nội dung, nghệ thuật - Giúp cho sinh viên đánh giá được vị trí quantrọng của truyền thuyết nhìn từ hệ thống thể loại - Trên cơ sở bài giảng, sinh viên có khả năng tự nghiêncứu , tìm hiểu thêm về truyền thuyết - Trên cơ sở bài gảng, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức và kĩnăng được học phục vụ cho việc giảng dạy thể loại truyền thuyết trong chương trình phổ thôngHoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational ResourcesHọc liệu mở Việt Nam là hỗ trợ việc quản lý, tạo, lưu trữ tài liệu giáo dục hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề