Tại sao cổ phiếu vnm giảm

Vì sao Vinamilk hai năm qua cắt giảm tiền quảng cáo?

Vinamilk đã có một năm 2021 với doanh thu đạt kỷ lục [Ảnh: Vietnamplus]

Tổng doanh thu thuần cả năm 2021 của Vinamilk đạt 61,012 tỷ đồng, tăng 2% so với năm trước và đạt 98,2% kế hoạch đề ra cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế [LNST] hợp nhất đạt 10.633 tỷ đồng giảm 5,3% so với cùng kỳ.

Tính riêng trong quý 4/2021, doanh thu thuần của VNM đạt 15.819 tỷ đồng [+10% so với cùng kỳ], đây là mức tăng trưởng tốt nhất theo quý trong vòng 5 năm qua. LNST trong quý 4/2021 đạt 2,213 tỷ đồng. Việc biên lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng thời gian qua khiến LNST đi ngang so với cùng kỳ 2020 mặc dù doanh thu có tăng trưởng tốt trong quý 4/2021.

Doanh thu nội địa của riêng công ty mẹ tăng trưởng dương 7%, đạt 11.674 tỷ đồng với kênh bán hàng hiện đại là động lực tăng trưởng chính [mức tăng trưởng 2 chữ số]. Ngoài việc đẩy mạnh mở rộng điểm bán thì chuỗi Giấc Mơ Sữa Việt của VNM mở mới gần 70 cửa hàng riêng trong quý 4, nâng tổng số cửa hàng chuỗi lên gần 600 cửa hàng. Ngoài ra, VNM cũng triển khai kịp thời kênh bán hàng trực tuyến nhằm bắt kịp xu hướng tiêu dùng trong thời gian dịch bệnh, doanh thu kênh này cao gấp 3 lần so với cùng kì 2020.

Doanh thu từ thị trường xuất khẩu đạt 1.800 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3% so với cùng kỳ, chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu phục hồi tại hai thị trường Trung Đông và Châu Phi. Doanh số từ các chi nhánh tại nước ngoài đạt 998 tỷ đồng [+30% so với năm trước].

Cả năm 2021, biên lợi nhuận gộp [BLNG] đạt 43,1% - giảm 326 bps so với cùng kì 2020. Tính riêng trong quý 4/2021, LNG hợp nhất của VNM ở mức 42,5% - giảm 90 điểm bps so với 9 tháng đầu năm 2021 và 364 bps so với cùng kỳ năm 2020. Nhìn chung, biên gộp của VNM đã bị ảnh hưởng đáng kể do giá cả cước phí vận chuyển và đặc biệt là nguyên liệu đầu vào tăng mạnh trong năm 2021.

Thiếu yếu tố hỗ trợ trong ngắn hạn

Khó khăn của VNM hiện đang phải đối mặt là giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh kể từ đầu năm 2022. Theo CTCK KB Việt Nam [KBSV], vào thời điểm quý 3/2021, phía công ty cũng đã chốt giá nguyên vật liệu đầu vào [bột sữa] cho hết quý 1/2022. Tuy nhiên, theo biểu đồ sau, giá nguyên liệu đầu vào chính vẫn tiếp tục có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu năm 2022.

Theo tìm hiểu của KBSV, diễn biến giá của các nguyên liệu bột sữa đầu vào vừa qua tăng mạnh đến các yếu tố chính như: Thứ nhất, thời tiết khô tại New Zealand [một trong quốc gia đứng đầu về xuất khẩu bột sữa nguyên liệu] đang làm gián đoạn quá trình sản xuất sữa. Thứ hai, các vấn đề xoay quanh chuỗi cung ứng do biến chủng Omicron gây ra chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, và cuối cùng nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong năm 2021.

Tuy nhiên, trong tuần đấu giá gần nhất, giá của WMP giảm 2,1% [biểu đồ 5] so với tuần trước đó do những yếu tố có thể làm giảm cầu từ Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu hàng đầu các nguyên liệu chính sản xuất sữa. Trong khi đó, giá nguyên liệu SMP vẫn có xu hướng tăng do đối với nguyên liệu này hiện châu Âu đang là nơi xuất khẩu chính, việc căng thẳng giữa Nga và Ukraina gần đây gây áp lực lên thức ăn chăn nuôi qua đó ảnh hưởng tới việc sản xuất nguyên liệu này tại EU.

Với tình hình diễn biến phức tạp giữa Nga – Ukraina chưa có dấu hiệu suy giảm, cùng với đó là hiệu ứng từ chuỗi cung ứng chưa được giải quyết thì giá các nguyên vật liệu trên nhiều khả năng sẽ vẫn bị neo ở mức cao trong các quý tới.

KBSV giả định rằng trong quý 1/2022, VNM tiếp tục chốt nguyên liệu đầu vào cho 2 quý tiếp theo, với mức giá trung bình tại quý 1/2022 cao hơn 33,9% [SMP] và 17,6% [WMP] so với giá trung bình trong quý 3/2021 [đã chốt cho 2 quý liền kề]; đồng thời, đi kèm thông tin VNM chia sẻ có 2 đợt tăng giá trung bình trong tháng 12/2021 - tháng1/2022 [3-4%], KBSV cho rằng BLNG của VNM sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Cụ thể, năm 2022 mức biên lợi nhuận gộp hợp nhất là 43,08% [giảm nhẹ so với mức 43,14% cùng kỳ].

Vinamilk đã được trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy sữa tại Hưng Yên với tổng vốn đầu tư 4.600 tỷ đồng, tổng công suất ước tính khoảng 400 triệu lít/năm, được chia thành 2 giai đoạn qua đó đưa nhà máy này trở thành nhà máy sản xuất sữa lớn nhất tại miền Bắc.

Theo quan điểm của KBSV, việc đầu tư thêm nhà máy mới không những khẳng định vị thế dẫn đầu của doanh nghiệp, nâng tổng số nhà máy lên 14 mà còn tạo động lực tăng trưởng cho VNM trong dài hạn khi mà hiện tại Việt Nam vẫn có mức tiêu thụ sữa/đầu người khá khiêm tốn tại châu Á.

Rời top 10 vốn hóa trên TTCK

Về cổ phiếu VNM, trong năm 2021 khối ngoại đã bán ròng liên tục cổ phiếu này, với giá trị lên đến hơn 6.600 tỷ đồng và xu hướng này vẫn còn đang tiếp diễn trong những tháng đầu năm 2022.

Trong phiên cơ cấu ETF vừa qua, khối ngoại đã tiếp tục bàn ròng 150 tỷ đồng cổ phiếu VNM trong đó các quỹ ETFs ước tính đã xả ra gần 3,6 triệu đơn vị. Động thái này đã nhấn chìm cổ phiếu này xuống mức thấp nhất phiên tại 76.000 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 10% từ đầu năm và gần sát với vùng đáy 2 năm.

Vốn hóa thị trường tương ứng lùi xuống dưới 159.000 tỷ đồng [~7 tỷ USD], giảm gần 40% so với thời điểm đạt đỉnh đầu năm 2018. Điều này đã khiến Vinamilk từ vị thế từng là doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán nay đã bị rơi ra ngoài top 10 về vốn hóa.

Biến động giá cổ phiếu VNM

KBSV cho rằng mặc dù các yếu tố ngắn hạn là tương đối bất lợi cho VNM, tuy nhiên các diễn biến giá gần đây đã đưa mức P/E forward của VNM về 14x lần, là mức tương đối hấp dẫn cho một doanh nghiệp có vị thế dẫn đầu ngành sữa nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành [theo bảng 1 phía dưới] trong khu vực.

Mức P/E forward của VNM đang thấp hơn khoảng 20-30% so với trung bình các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực và thấp hơn xấp xỉ 50% so với trung bình của chính VNM trong 5 năm gần đây [~22x lần]. Trong khi đó, VNM vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực.

Năm 2022, KBSV dự phóng doanh thu thuần của VNM đạt 62.090 tỷ đồng [+1,92% YoY] và LNST đạt 11.000 tỷ đồng [+3,45%]. Cho năm 2023, doanh thu thuần đạt 63.617 tỷ đồng [+2.46%] và LNST tăng trưởng 2,8% đạt mức 11.318 tỷ đồng.

KBSV đưa ra mức giá mục tiêu 105.700 đồng/cổ phiếu. Đối với phương pháp so sánh P/E, KBSV hạ mức P/E mục tiêu của VNM cho năm 2022 xuống 21x lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm gần đây của VNM là 22x lần, với EPS 2022 là 5.263 đồng/cổ phiếu.

Đánh giá của bạn:

Sau 2 năm Covid, cổ phiếu Vinamilk biến động ra sao?

Trong khi VN-Index tăng gấp hơn 2 lần trong 2 năm qua, thì cổ phiếu của Vinamilk lại dậm chân tại chỗ.

Tháng 3/2020 có thể coi là cột mốc lịch sử với thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là thời điểm dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và thế giới, khiến VN-Index giảm từ 900 điểm xuống dưới 700 điểm, với nhiều phiên cổ phiếu sàn hàng loạt.

Tuy nhiên, kể từ sau tháng 3/2020, VN-Index liên tục tăng, đã có lúc vượt 1.500 điểm và đóng cửa phiên 18/3 vừa qua ở 1.469,1 điểm.

Trong khi đó, cổ phiếu VNM của Vinamilk chỉ "cùng sóng" với VN-Index cho đến cuối năm 2020. Bắt đầu từ năm 2021, Vinamilk liên tục giảm giá và kết thúc phiên giao dịch ngày 18/3/2022 vừa qua chỉ còn 76.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giá hồi cuối tháng 3/2020. Như vậy, sau 2 năm Covid, Vinamilk đã quay về vạch xuất phát, dù VN-Index tăng gấp hơn 2 lần.

Việc liên tục giảm giá còn khiến Vinamilk ra khỏi top 10 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán, dù cách đây 2 năm là doanh nghiệp lớn thứ 4 thị trường.

Vốn hóa Vinamilk hiện tại là 159.000 tỷ đồng, đứng thứ 11. Một số doanh nghiệp có vốn hóa tăng mạnh trong 2 năm qua gồm Hòa Phát, VPBank, MB, Tập đoàn Cao su [tăng 3-4 lần].

Nếu tính về giá trị tuyệt đối, Vietcombank đứng đầu khi vốn hóa tăng thêm 172.000 tỷ trong 2 năm qua.


Giá cổ phiếu Vinamilk giảm trong bối cảnh lợi nhuận doanh nghiệp cũng vừa giảm năm 2021. Trong năm qua, Vinamilk chịu tác động tiêu cực từ giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Theo báo cáo của Công ty chứng khoán VCBS, "giá sữa bột và giá đường đã tăng khoảng 35% so với cùng kỳ. Trong các năm tới, giá sữa bột nguyên liệu đầu vào là sữa nguyên kem [WMP] và sữa tách béo [SMP] vẫn trong xu hướng tăng. Giá đường cũng trong xu hướng tăng mạnh do Việt Nam áp Thuế CBPG đối với đường có nguồn gốc từ Thái Lan."

Sang năm 2022, Vinamilk dự kiến lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng trưởng âm với lãi trước thuế khoảng 12.000 tỷ đồng, thấp nhất 6 năm.

Tuy nhiên, Vinamilk dự kiến đến năm 2026, lợi nhuận công ty sẽ tăng lên 16.000 tỷ đồng, với doanh thu 86.200 tỷ đồng.


//cafebiz.vn/vinamilk-roi-khoi-top-10-doanh-nghiep-lon-nhat-san-chung-khoan-von-hoa-xuong-ngang-thoi-vn-index-700-diem-20220319095310543.chn

Hà My

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Từ khóa: vốn hóa, vinamilk, vn-index

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề