Quan điểm tiếp cận tích hợp trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non

GD&TĐ - Chương trình giáo dục mầm non mới đang được Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam gấp rút biên soạn. Chương trình có nhiều điểm mới, để đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ.

Tiếp cận Quyền trẻ em

Theo GS.TS Lê Anh Vinh, Quyền trẻ em theo Công ước Quyền Trẻ em, 1989 [Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á phê chuẩn Công ước này vào năm 1990] và Luật trẻ em, 2016 ở Việt Nam với 25 quyền cụ thể, nhưng tựu trung lại đều thống nhất nguyên tắc chung:

Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em; Bảo đảm sự tham gia của trẻ em] và quan tâm đến 4 nhóm quyền: Quyền được sống còn; Quyền được bảo vệ; Quyền được phát triển; Quyền tham gia. Tiếp cận Quyền trẻ em vào Chương trình Giáo dục Mầm non [GDMN] thể hiện ở nhiều cấp độ, theo đó lấy các Quyền trẻ em làm cơ sở xác định kết quả mong đợi và lấy các nguyên tắc về Quyền trẻ em làm điều kiện, khuôn khổ cho quá trình đạt kết quả đó.

Quyền trẻ em được đặt ra trong Chương trình GDMN mới

Hiểu đơn giản của việc tiếp cận Quyền trẻ em trong Chương trình GDMN chính là bảo đảm yêu cầu xây dựng được môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện, không phân biệt đối xử đối với trẻ em. Cụ thể hơn, tiếp cận Quyền trẻ em trong xây dựng Chương trình GDMN quốc gia bằng cách đưa các giá trị của Quyền trẻ em lồng ghép vào một số quan điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục trong Chương trình.

Ông Vinh lý giải như: Sự tham gia/ ảnh hưởng của trẻ em; Bình đẳng và không phân biệt đối xử; Phẩm giá; Tôn trọng [không có sự phân biệt đối xử về văn hoá, dân tộc, ngôn ngữ, hoàn cảnh gia đình, địa vị xã hội…] và sự hoà nhập của trẻ - nhấn mạnh đến sự khác biệt của mỗi cá nhân...

Tiếp cận năng lực

Tiếp cận năng lực là một trong những yêu cầu quan trọng của Chương trình GDMN mới đặt ra. Năng lực theo nghĩa rộng bao gồm cả các giá trị/ phẩm chất và năng lực. Chương trình GDMN theo tiếp cận năng lực thể hiện trước hết ở kết quả mong đợi của Chương trình- những gì trẻ em thực hiện được sau quá trình giáo dục.

Năng lực của trẻ em sau quá trình giáo dục thể hiện ở nhiều tầng/ bậc- xa nhất là mục tiêu giáo dục, thể hiện những năng lực [giá trị, năng lực] chung, cốt lõi mà Chương trình hướng đến đạt được cuối giai đoạn mầm non [chú ý rằng các năng lực cốt lõi cần hình thành cho trẻ mầm non phải liên thông với các năng lực cốt lõi cần hình thành ở học sinh theo Chương trình GDPT 2018 ở Việt Nam].

Trẻ được giáo dục nuôi dạy theo hướng tiếp cận năng lực

Tiếp theo là những năng lực cuối độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo- kết quả đầu ra mong đợi; gần nhất là những kết quả giáo dục cụ thể như là các yêu cầu cần đạt ở trẻ em theo các lĩnh vực nội dung/ chủ đề giáo dục mà người GVMN có thể giám sát được trong quá trình giáo dục.

Chính mục tiêu và kết quả đầu ra mong đợi theo độ tuổi sẽ quyết định những nội dung giáo dục cơ bản cho trẻ MN các độ tuổi trong Chương trình, đồng thời, chi phối các hoạt động giáo dục, phương pháp và hình thức giáo dục trẻ em mà GV lựa chọn, sử dụng trong quá trình giáo dục trẻ.

Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

Theo GS Lê Anh Vinh, tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm trong xây dựng Chương trình GDMN mới dựa trên cơ sở các luận cứ khoa học về giáo dục và sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non; vui chơi là hoạt động chủ đạo và là phương thức học tập hiệu quả của trẻ em mầm non. Lấy trẻ em làm trung tâm còn thể hiện về cuộc sống đầy đủ của một đứa trẻ ở tất cả các giai đoạn của thời thơ ấu [trẻ Nhà trẻ và mẫu giáo, còn gọi là tiếp cận theo vòng đời].

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những điểm nhấn của chương trình

Điều này thể hiện đặc trưng của độ tuổi và khả năng của trẻ em - đưa ra nội dung và phương pháp giáo dục mầm non phù hợp với quy luật phát triển tâm lý và khả năng của trẻ theo lứa tuổi. Đồng thời thể hiện tiếp cận cá nhân- quá trình giáo dục có tính đến các đặc điểm, năng lực và sở thích riêng của trẻ em, đảm bảo liên thông giữa các độ tuổi và chuẩn bị chuyển tiếp thành công cho trẻ vào học lớp 1 tiểu học.

Yếu tố toàn diện và hài hoà, được đặt theo hướng đa chiều bao gồm việc trẻ cảm thấy khỏe mạnh về thể chất, cá nhân, xã hội, tình cảm và tinh thần cũng như các khía cạnh nhận thức của việc học. Hài hoà trong sự quan tâm, tôn trọng sự phát triển của từng trẻ, đặc trưng của nhóm trẻ trong mối quan hệ với con người, tự nhiên/thiên nhiên và văn hoá, xã hội ở từng cộng đồng.

Chương trình GDMN quốc gia là Chương trình Khung, tạo cơ hội cho các địa phương, khu vực và từng cơ sở GDMN phát triển Chương trình GDMN phù hợp. Cách tiếp cận này cung cấp khả năng phát triển Chương trình dựa trên điểu kiện, khả năng và nhu cầu cụ thể của khu vực và sự thay đổi của quá trình giáo dục tùy thuộc vào các đặc điểm cụ thể của khu vực, nhà trường và lớp học, đảm bảo sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong phát triển Chương trình GDMN. - GS Lê Anh Vinh

20/09/2022 21:16

GD&TĐ - Thấy nam thanh niên rồ ga, nẹt pô Hoàng khuyên nhủ không nên, nhưng đối tượng vẫn tỏ ra thách thức và tấn công người khuyên can nên bị đâm chết.

20/09/2022 21:12

GD&TĐ -  Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa quyết định tặng Bằng khen cho nam sinh Trường THPT Tĩnh Gia 3 vì đã dũng cảm cứu sống 4 em nhỏ bị đuối nước.

20/09/2022 21:10

GD&TĐ - Căng thẳng xã hội, chịu đựng bất công, gặp vấn đề gia đình, công việc và tiền bạc có thể khiến hệ thống miễn dịch bị lão hóa sớm.

20/09/2022 21:07

GD&TĐ - Hôm nay [20/9], Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov đã nêu tổn thất của lực lượng vũ trang Ukraine.

20/09/2022 21:05

GD&TĐ - Ngày 20/9, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có buổi làm việc với Đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam [TVFA].

20/09/2022 21:04

GD&TĐ - Nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch Covid-19, Bắc Kạn đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin cho học sinh.

20/09/2022 20:01

GD&TĐ - 38 cơ sở kinh doanh karaoke tại Bình Dương đã bị cơ quan chức năng ra lệnh tạm đình chỉ hoạt động.

20/09/2022 20:00

GD&TĐ - Theo quy định mới, hành vi ngoại tình sẽ bị xử phạt hành chính đến 5 triệu đồng, hoặc phạt tù đến 3 năm nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

20/09/2022 19:40

GD&TĐ - Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ V năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 25/9 đến 2/10 với 13 vở diễn đặc sắc của 13 đơn vị nghệ thuật.

20/09/2022 19:39

GD&TĐ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh bị kỷ luật cảnh cáo do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong quá trình công tác.

20/09/2022 19:38

GD&TĐ - Á hậu 1 Miss World Vietnam 2022 Lê Nguyễn Bảo Ngọc trở về quê nhà ở Cần Thơ sau hơn một tháng đăng quang với muôn vàn hành động ý nghĩa, ấm áp.

20/09/2022 19:36

GD&TĐ - Căn cước công dân [CCCD] gắn chip là loại giấy tờ tùy thân quan trọng, chứa nhiều thông tin cá nhân. Vậy mất CCCD gắn chip có nguy hiểm không?

20/09/2022 19:35

GD&TĐ - HLV Park Hang Seo muốn Việt Nam ủng hộ Hàn Quốc đăng cai ASIAN Cup 2023, điều này đem tới nhiều thuận lợi cho phóng viên và cổ động viên Việt Nam.

20/09/2022 19:35

GD&TĐ - Bộ đội biên phòng [BĐBP] An Giang vừa tiếp nhận 44 công dân Việt Nam từ Vương quốc Campuchia trở về Việt Nam.

20/09/2022 19:10

GD&TĐ - Năm nay, nhiều trường đại học [ĐH] công bố điểm trúng tuyển cao "chót vót", khiến nhiều thí sinh lẫn phụ huynh ở Thanh Hóa rất tiếc nuối.

20/09/2022 19:01

GD&TĐ - Chính quyền địa phương đang tiến hành tìm kiếm người thân cho một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi tại khu vực gần cổng trường tiểu học.

20/09/2022 19:01

GD&TĐ - Cơ quan ANĐT, Bộ Công an vừa bắt tạm giam Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ vì có liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu.

20/09/2022 18:54

GD&TĐ - Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm, làm việc và trao 100 triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi tại thị xã Quảng Yên.

20/09/2022 18:22

GD&TĐ - Những ngày này, hàng ngàn tân sinh viên ngoại tỉnh đổ vào TP Huế để nhập học khiến cho tình trạng nhà trọ, chỗ ở trở nên khan hiếm.

20/09/2022 18:17

GD&TĐ - Một ngôi nhà ấm cúng, thoải mái luôn thôi thúc các thành viên trở về. Nhưng bạn có biết cách trang trí để tạo cảm giác bình yên cho ngôi nhà?

Video liên quan

Chủ Đề