Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là gì năm 2024

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực Tài nguyên nước phục vụ cho ngành tài nguyên – môi trường và xã hội, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.

2. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thực hiện được các công việc:

– Điều tra, khảo sát, đánh giá trữ lượng – chất lượng nước (nước mặt và nước ngầm); Lập quy hoạch tài nguyên nước; Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước,…

– Đề xuất và lựa chọn phương án tối ưu về nguồn nước, lập kế hoạch phân bổ tài nguyên nước, bố trí hệ thống công trình phục vụ cấp – thoát nước cho các ngành nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, thuỷ sản, du lịch…;

– Vận dụng được các văn bản pháp luật trong quản lý tài nguyên nước, các đối tượng dùng nước, các ngành dùng nước theo hướng phát triển bền vững;

– Đề xuất các giải pháp kỹ thuật bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm và tái sử dụng nguồn nước;

– Sử dụng các công cụ hiện đại, ứng dụng chuyển đổi số vào điều tra, quản lý thông tin, cảnh báo, dự báo tài nguyên nước, lũ lụt, xói lở, xâm nhập mặn,…

3. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

– Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước từ trung ương đến địa phương: Bộ, Sở, Chi cục, Phòng, ban ngành Tài nguyên & môi trường, ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn;

– Các doanh nghiệp, công ty tư vấn, ban quản lý dự án, liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước – địa chất thủy văn,… hoạt động về lĩnh vực thủy lợi – nước và môi trường;

– Tự thành lập hoặc làm việc trong các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ về khoa học kỹ thuật, công nghệ liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường…;

– Các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước: WB, ADB, JICA, Israel…;

Hiện nay, tình trạng suy kiệt nguồn nước ở nước ta đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhân Ngày Nước thế giới năm 2015 với chủ đề: “Nước là cốt lõi của phát triển bền vững”, phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai về vấn đề này.

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là gì năm 2024

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai.

Phóng viên (PV): Không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nơi trên thế giới, tài nguyên nước đang ngày càng suy thoái và cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần làm gì để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực này, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai: Phát triển bền vững không phải là một khái niệm mới mẻ mà thực ra đã được sử dụng trong quản lý các tài nguyên có khả năng tái tạo. Con người hoàn toàn có khả năng đảm bảo tài nguyên đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của mình mà không gây phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại tới hệ thống kinh tế - xã hội và môi trường.

Chính phủ Việt Nam luôn coi nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, vì vậy, luôn nỗ lực tăng cường và kiện toàn thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước; đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam cũng như hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới và khu vực để quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước; góp phần vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước cũng như của khu vực và thế giới.

Ở Việt Nam, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền vững đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động. Theo đó, đã đặt ra yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Quản lý tài nguyên nước phải theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác - một phương thức quản lý tài nguyên nước đã được áp dụng thành công ở một số nước trên thế giới và ngày càng chứng tỏ là một phương thức quản lý hiệu quả đang được nhiều quốc gia nghiên cứu áp dụng.

Đặc biệt, gần đây, quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện tài nguyên nước đã được luật hóa và được quy định trong Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 - văn bản pháp lý cao nhất về lĩnh vực tài nguyên nước. Theo đó, một trong những nguyên tắc quản lý tài nguyên nước đã được quy định trong Luật là: ”Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính” và “Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác”. Cùng với nguyên tắc này, Luật cũng đã thể chế các quy định, biện pháp cụ thể để thực hiện phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong các hoạt động quy hoạch, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra...

PV: Hiện nay, dư luận đang quan tâm tới việc vùng hạ lưu sông Mê Kông, nguồn nước ngọt lớn nhất khu vực Đông Nam Á đang có nguy cơ bị tác động nghiêm trọng do việc xây dựng những con đập thủy điện lớn ở thượng nguồn khiến sinh kế của người dân nơi đây đang bị đe dọa. Thứ trưởng có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai: Sông Mê Kông có chiều dài hơn 4.800km, chảy qua lãnh thổ 6 quốc gia: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, lưu vực sông Mê Kông hiện nay và trong tương lai giữ một vai trò quan trọng, không chỉ trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia ven sông, mà còn cả trong phát triển hợp tác kinh tế và chính trị trong khu vực.

Do có tiềm năng rất lớn về thủy điện, những quốc gia ở phía thượng nguồn con sông này đã, đang và sẽ xây dựng nhiều dự án trên dòng chính. Việc xây dựng các con đập này trên dòng sông Mê Kông, theo cảnh báo của các tổ chức và chuyên gia quốc tế, đã và đang gây ra một loạt tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới người dân của nhiều quốc gia, đặc biệt là những người dân sinh sống tại vùng hạ lưu con sông như Đồng bằng sông Cửu Long.

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, các con đập ảnh hưởng đến các hệ thống sinh thái, chế độ dòng chảy, vận chuyển phù sa, giao thông thuỷ…. Các con đập như một hàng rào chắn đối với sự di chuyển của các loài cá. Các loài cá đánh bắt trên sông Mê Kông phần lớn là loài di trú. Ảnh hưởng của các con đập đến tuyến đường di trú khác nhau tùy từng khu vực, nhưng việc ảnh hưởng của đập đối với sự di trú của các loài cá là không thể phủ nhận được. Việc xây dựng các con đập còn làm gián đoạn chu kỳ lũ tự nhiên mà các loài cá đã thích nghi hàng ngàn năm; làm cứng lòng sông do tầng đá nền ở dưới đập lộ ra và mất giá trị làm nơi sinh sống cho các loài cá. Đập cũng giữ lượng trầm tích ở lại, làm mất một nguồn dinh dưỡng cho cá, làm thay đổi nhiệt độ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và sinh sống của các loài cá.

Vẫn biết, thủy điện lâu nay được coi là một nguồn “năng lượng xanh”, vì có thể tái tạo và không phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất. Thêm nữa, các đập nước trên lý thuyết còn giúp kiểm soát dòng chảy, điều chỉnh lưu lượng nước, phòng chống lũ lụt hay hạn hán tại hạ nguồn; giúp phát triển nông nghiệp. Nhưng việc phát triển thủy điện trên các dòng sông lớn như Mê Kông sẽ là "lợi bất cập hại" nếu không có sự tham gia nghiên cứu kỹ lưỡng của tất cả các quốc gia từ thượng nguồn đến hạ lưu.

Nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu tác động to lớn, chưa thể lường trước từ các chương trình, dự án khai thác không bền vững nguồn nước sông Mê Kông…

PV: Thứ trưởng có thể cho biết những hướng đi tiếp theo của ngành Tài nguyên và Môi trường nhằm phát huy tối đa lợi thế nguồn tài nguyên nước trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai: Để đáp ứng nhu cầu nước ngày càng cao, công tác quản lý tài nguyên nước trong thời gian tới sẽ tập trung vào 9 nội dung chủ yếu.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Tài nguyên nước năm 2012. Trong đó, phấn đấu trong năm 2015, hoàn thành việc xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn trên 8 lưu vực sông còn lại, gồm các sông: Hồng, Đồng Nai, Vu Gia - Thu Bồn, Hương, Mã, Cả, Kôn - Hà Thanh và Trà Khúc; thành lập Ủy ban lưu vực sông để tăng cường công tác điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng.

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác sử dụng nước, xả nước thải, bảo vệ số lượng nước, chất lượng nước; kiểm soát chặt các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước ngay từ khi triển khai đầu tư các dự án phát triển.

Thứ ba, tập trung triển khai các biện pháp, công cụ kinh tế theo quy định của Luật để từng bước ngăn chặn, tiến tới hạn chế dần tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, nhất là thực hiện việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Thứ tư, triển khai thực hiện các đề án kiểm kê tài nguyên nước, kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước theo Kế hoạch quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đẩy mạnh công tác lập quy hoạch tài nguyên nước có sự phối hợp với các lĩnh vực có liên quan như: Đất và các tài nguyên khác, sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các đối tượng sử dụng, đảm bảo sự bền vững của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước.

Thứ năm, tiếp tục kiện toàn, củng cố và tăng cường bộ máy quản lý tài nguyên nước ở các cấp, nhất là cấp Sở, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; hình thành tổ chức lưu vực sông và xây dựng cơ chế điều phối, giám sát trong hoạt động quản lý tài nguyên nước ở các lưu vực sông để bảo đảm sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương trong giải quyết những vấn đề chung về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông.

Thứ sáu, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu các nguồn nước liên quốc gia.

Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước, đặc biệt cần xây dựng cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước và cơ chế chia sẻ thông tin phục vụ quản lý nguồn nước liên quốc gia.

Thứ tám, nâng cao năng lực quản lý ở các cấp, cả năng lực chuyên môn phục vụ quản lý, năng lực đàm phán liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, năng lực ứng dụng khoa học - công nghệ.

Thứ chín, nâng cao nhận thức của cộng đồng và có chính sách phù hợp để thu hút cộng đồng, các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên nước.

PV: Chủ đề của Ngày Nước thế giới năm nay là: “Nước là cốt lõi của phát triển bền vững”, Thứ trưởng đánh giá thế nào về chủ đề này?

Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai: Vào năm 1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 22/3 là Ngày Nước thế giới đầu tiên. Trong vòng 22 năm qua, Ngày Nước thế giới được tổ chức trên toàn thế giới với những chủ đề khác nhau cho từng năm. Năm 2015 này, Ủy ban về nước của Liên hợp quốc (UN – Water) tổ chức các sự kiện Ngày Nước thế giới tại New Delhi, Ấn Độ.

Năm 2015, chủ đề của Ngày Nước thế giới: “Nước là cốt lõi của phát triển bền vững” là cơ hội quan trọng để làm nổi bật vai trò của nước trong các chương trình nghị sự phát triển bền vững của thế giới. Theo dự đoán, đến năm 2025, có khoảng 2/3 dân số trên toàn cầu sống ở các khu vực có điều kiện khó khăn về nguồn cung cấp nước. Chính vì thế, yêu cầu phát triển bền vững ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt. Hơn bao giờ hết, yêu cầu này phải mang tính chiến lược và mang tầm toàn cầu. Trong đó, tài nguyên nước đóng một vai trò then chốt và không thể tách rời khỏi phát triển bền vững.

Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang và các cơ quan liên quan tổ chức Chương trình mít tinh kỷ niệm Ngày Nước thế giới năm 2015 trong 2 ngày 19 - 20/3/2015 tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Chương trình gồm các hoạt động chính: Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Hội thảo khoa học “Nước là cốt lõi của phát triển bền vững”, Triển lãm ảnh “Nước là cốt lõi của phát triển bền vững”, Chương trình giao lưu nghệ thuật chào mừng Ngày Nước thế giới 2015 và một số hoạt động tuyên truyền khác...

Tại sao phải quản lý tổng hợp tài nguyên nước?

Việc quản lý tài nguyên nước hiện nay không chỉ giới hạn trong xử lý nước ô nhiễm, mà ngày càng nhận thức được tầm trọng của việc duy trì sự cân bằng của vòng tuần hoàn nước tự nhiên, khắc phục được các hậu quả do việc khai thác nước quá mức (sụt lún đất, giảm mực nước ngầm), kết hợp tận thu được năng lượng và tài ...

Quản lý tổng hợp tài nguyên là gì?

Quản lý tổng hợp là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc ...

Ngành Quản lý tài nguyên nước là gì?

Quản lý tài nguyên nước là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, tổ chức. Quản lý và vận hành cần thiết để quy hoạch, xây dựng các công trình sử dụng nguồn nước . Cũng như thực hiện quản lý nguồn nước của lưu vực sông ( theo Savanije-1997). Quản lý tài nguyên nước kết hợp các tài nguyên khác.

Khái niệm về tài nguyên nước là gì?

Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.