Quy trình công nghệ và quy trình sản xuất

Từ VLOS

Câu 1. Quá trình sản xuất và các quá trình công nghệ.

1. Quá trình sản xuất [QTSX].

  • Quá trình sản xuất nói chung là quá trình con người tác động vào tài nguyên thiên nhiên để biến chúng thành các sản phẩm có ích cho xã hội.

Ví dụ: Để tạo ra một sản phẩm kim khí QTSX bao gồm các công đoạn:

Thăm dò địa chất  khai thác mỏ  luyện kim  tạo phôi  gia công cơ  nhiệt luyện  kiểm tra  lắp ráp  chạy thử  thị trường  Dịch vụ sau bán hàng.

  • QTSX trong nhà máy cơ khí thường được tính từ giai đoạn tạo phôi đến sản phẩm hoàn thiện hoặc từ tạo phôi đến bán thành phẩm hoặc từ bán thành phẩm đến sản phẩm hoàn thiện.

2. Quá trình công nghệ [QTCN].

  • Quá trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay đổi trạng thái và tính chất của đối tượng sản xuất. Thay đổi trạng thái và tính chất bao gồm: thay đổi hình dáng, kích thước, độ chính xác gia công, chất lượng bề mặt, tính chất cơ lí, vị trí tương quan giữa các bề mặt của chi tiết.v.v.Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ mà có các QTCN khác nhau:
- QTCN gia công cắt gọt : có nhiệm vụ chủ yếu là làm thay đổi hình dáng, kích thước, độ chính xác gia công, chất lượng bề mặt.v.v. của đối tượng sản xuất. - QTCN tạo phôi: có nhiệm vụ chủ yếu là làm thay đổi hình dáng, kích thước của đối tượng sản xuất. Ngoài ra nó còn dễ làm thay đổi tính chất cơ lí của vật liệu. - QTCN nhiệt luyện: là thay đổi tính chất cơ lí của đối tượng sản xuất. - Ngoài ra ta còn có các QTCN khác như QTCN kiểm tra, QTCN lắp ráp.v.v. - QTCN gia công cắt gọt hay còn gọi là QTCN gia công cơ thường được gọi tắt là QTCN - Thiết kế được quá trình công nghệ [QTCN] hợp lí rồi ghi thành văn kiện công nghệ thì văn kiện đó được gọi là quy trình công nghệ [QTCN].

05.12.14Hồ Viết Bình1CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY[Machinery manufacturing technology] 05.12.14Hồ Viết Bình2Chương I: THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ- Bài 1: Các khái niệm cơ bản- Bài 2: Phương pháp thiết kế qui trình công nghệ gia công chi tiết máy- Bài 3: So sánh các phương án công nghệ- Bài 4: Tiêu chuẩn hóa qui trình công nghệ05.12.14Hồ Viết Bình3Bài 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢNCác vấn đề ở bài 1:1.Phân biệt quá trình sản xuất và quá trình công nghệ2.Phân biệt các thành phần của quá trình công nghệ3.Chuẩn bị công nghệ là gì4.Vị trí của chuẩn bị công nghệ5.Phương hướng cơ bản của chuẩn bị công nghệChương I05.12.14Hồ Viết Bình46.Nội dung của chuẩn bị công nghệ7.Các phương thức chuẩn bị công nghệ8.Phương pháp tập trung nguyên công9.Phương pháp phân tán nguyên công10.Các hình thức tổ chức sản xuấtCÁC VẤN ĐỀ Ở BÀI 105.12.14Hồ Viết Bình5QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ-Quá trình sản suất: là tập hợp các hoạt động có ích để biến nguyên vật liệu hay bán thành phẩm thành sản phẩm-Quá trình công nghệ: là quá trình làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất cơ lý và vị trí của các chi tiết máy05.12.14Hồ Viết Bình6SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ VỊ TRÍ CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆSản phẩmBản thiết kếQuá trìnhgia côngQuá trìnhtạo phôiQuá trìnhlắp rápQuá trìnhkết thúcQuá trình công nghệQTCN chế tạoQuá trình sản xuất05.12.14Hồ Viết Bình7Quy trình công nghệ là gì ?•Thiết kế các quá trình công nghệ rồi ghi thành văn bản được gọi là quy trình công nghệ05.12.14Hồ Viết Bình8CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ1. Nguyên công2. Gá3. Vị trí4. Bước5. Đường chuyển dao6. Động tác05.12.14Hồ Viết Bình91. Nguyên công: - Là một phần của quy trình công nghệ, - Được hoàn thành liên tục, tại một chỗ làm việc - Do một hay một nhóm công nhân cùng thực hiện 05.12.14Hồ Viết Bình10•Phân biệt nguyên công và bước ?05.12.14Hồ Viết Bình11VÍ DỤ ĐỂ PHÂN BIỆT CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUY TRÌNH CÔNG NGHỆl1l2l3 A B C DTiện trục bậc05.12.14Hồ Viết Bình12BCCÁC PHƯƠNG ÁN GIA CÔNG TRỤCPhương án 1: Tiện đầu B xong, trở lại tiện đầu C ngay là 1 nguyên công 2 bướcPhương án 2: Tiện đầu B cho cả loạt xong rồi trở lại tiện đầu C cho cả loạt trên 1 máy là 2 nguyên côngPhương án 3: Tiện đầu B trên máy 1, tiện đầu C trên máy 2 là 2 nguyên công05.12.14Hồ Viết Bình13KHÁI NIỆM CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆ- Chuẩn bị công nghệ cho sản xuất là cầu nối quan trọng giữa hai quá trình: + Thiết kế sản phẩm+ Chế tạo sản phẩm- Chuẩn bị những nội dung kỹ thuật tổng hợp để quá trình sản xuất hiệu quả nhất05.12.14Hồ Viết Bình14VỊ TRÍ CỦA CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆChuẩn bị SXT.KẾTK: Thiết kế sản phẩmCBCN: Chuẩn bị công nghệQuá trình chế tạoSản phẩmPhôi, bán thành phẩmNhu cầu thị trườngCBCN05.12.14Hồ Viết Bình15MỤC TIÊU CỦA CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆ•Đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt chất lượng và năng suất.•Đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra tin cậy, ổn định•Đạt hiệu kinh tế qủa cao•Đủ sức cạnh tranh trên thị trường05.12.14Hồ Viết Bình16NỘI DUNG CỦA CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆ ?1-Thiết kế quy trình công nghệ2-Thiết kế và chế tạo trang bị công nghệ3-Lựa chọn các phương án và phương tiện kiểm tra chất lượng sản phẩm4-Thử nghiệm quy trình công nghệ để chuẩn bị đưa vào sản xuất05.12.14Hồ Viết Bình17PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆ+ Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức nhằm rút ngắn thời gian và giảm khối lượng lao động trong quá trình chuẩn bị sản xuất và sản xuất.+ Nghiên cứu bổ sung, cải tiến để hoàn thiện quy trình công nghệ cũ, thiết kế hợp lý quy trình và trang thiết bị, dụng cụ công nghệ mới.05.12.14Hồ Viết Bình18Thiết kế quy trình công nghệ là nội dung chủ yếu của chuẩn bị công nghệ !NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆ LÀ GÌ?05.12.14Hồ Viết Bình19CÁC PHƯƠNG THỨC CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆVÀ TỔ CHỨC NGUYÊN CÔNGCác phương thức chuẩn bị công nghệ:+ Phương thức thủ công+ Phương thức bán tự động+ Phương thức tự độngCác phương pháp tổ chức nguyên công:+ Phương pháp tập trung nguyên công + Phương pháp phân tán nguyên công05.12.14Hồ Viết Bình20 DÙNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÁN NGUYÊN CÔNG KHI NÀO ?Trong sản xuất hàng loạt, nếu có:+ Thiết bị: chuyên dùng, đơn giản, giá thành thấp+ Thiết bị: vạn năng có trang bị công nghệ chuyên dùng [đồ gá chuyên dùng, dụng cụ cắt chuyên dùng, ]+ Các dây chuyền sản xuất liên hệ mềm05.12.14Hồ Viết Bình21 DÙNG PHƯƠNG PHÁP TẬP TRUNG NGUYÊN CÔNG KHI NÀO ?• Trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ• Trong sản xuất loạt lớn, nếu có:+ Máy tổ hợp+ Máy CNC+ Các trung tâm gia công05.12.14Hồ Viết Bình22CÓ MẤY HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT ?Có 2 hình thức: + Tổ chức sản xuất theo dây chuyền+ Tổ chức sản xuất không theo dây chuyền05.12.14Hồ Viết Bình23Bài 2: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆCác vấn đề ở bài 2:1- Thiết kế quy trình công nghệ là gì ?2- Các tài liệu ban đầu khi thiết kế QTCN3- Trình tự thiết kế QTCN4- Đánh giá tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết máy5- Xác định trình tự gia công hợp lý 6- Thiết kế nguyên công 7- Xác định lượng dư gia công hợp lýChương I05.12.14Hồ Viết Bình241- THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆKhái niệm: - Quá trình công nghệ được tiến hành tại chỗ làm việc theo một trình tự và chế độ hợp lý để hình thành bề mặt gia công.- Thiết kế quá trình công nghệ và ghi thành văn bản: đó là thiết kế quy trình công nghệ. - Khi thiết kế QTCN cần tuân theo các nội dung và trình tự thiết kế 05.12.14Hồ Viết Bình252- KHI THIẾT KẾ QTCN CẦN CÁC TÀI LIỆU BAN ĐẦU NÀO ?•Bản vẽ chi tiết với đầy đủ các hình chiếu, vật liệu, kích thước,…•Sản lượng hàng năm hoặc số lượng của một đợt sản xuất•Thời hạn thực hiện xong kế hoạch•Điều kiện sản xuất

Bước sang năm 2021 – năm khởi nguyên của thời đại 4.0 với những bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật công nghệ. Các dây chuyền sản xuất dường như được nâng cấp tân tiến, hiện đại hơn rất nhiều so với trước đây, nhằm cho ra đời những sản phẩm [dịch vụ] có chất lượng tốt nhất.

Với tốc độ phát triển không ngừng nghỉ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, các doanh nghiệp [tổ chức] có hoạt động sản xuất kinh doanh buộc phải chuyển mình để hòa nhập với xu hướng mới. Sự thay đổi rõ nét nhất đó là quy trình công nghệ đại diện cho mỗi doanh nghiệp [tổ chức] riêng biệt. Đây được xem là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực [ngành nghề] nào có mặt trên thị trường.

Quy trình công nghệ có tốt, hiện đại và phù hợp lĩnh vực hoạt động mới mong tạo ra sản phẩm [dịch vụ] có chất lượng vượt trội, qua đó làm thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của quy trình công nghệ như vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ quy trình công nghệ là gì, hay một quy trình công nghệ gồm có mấy bước. Bài viết dưới đây, Shun Deng sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quy trình công nghệ của doanh nghiệp [tổ chức] xác định, qua đó vạch rõ hướng đi cho những thay đổi và cải tiến quy trình công nghiệp trong tương lai.

Quy trình công nghệ là gì? Một quy trình công nghệ gồm có mấy bước?

Quy trình công nghệ là gì?

Quy trình công nghệ là một phần [hoặc một công đoạn] của quá trình sản xuất có tác dụng làm thay đổi trực tiếp trạng thái của sản phẩm [dịch vụ] theo phương thức bắt buộc nào đó. Trong quá trình diễn ra sự thay đổi này, bắt buộc phải sử dụng đến yếu tố kỹ thuật công nghệ để tác động vào hình thức, chất lượng của sản phẩm [dịch vụ] theo một quy tắc nhất định.

Quy trình công nghệ tiếng anh là gì?

Quy trình công nghệ dịch ra tiếng Anh là: Technological process. Process có nghĩa là quy trình [quá trình] nói chung; Còn Technological là một tính từ thuộc về yếu tố công nghệ.

Một quy trình công nghệ gồm có mấy bước?

Quy trình sản xuất ở các doanh nghiệp [tổ chức] luôn có sự khác biệt lớn, nói đúng hơn là thể hiện những đặc trưng riêng biệt của lĩnh vực [ngành nghề]. Sản phẩm [dịch vụ] trên thị trường là vô cùng đa dạng, thậm chí mang trong mình sự khác biệt hóa với những thứ đã có trên thị trường.

Để làm được điều đó, doanh nghiệp buộc phải sở hữu cho mình quy trình sản xuất đặc trưng, sao cho có thể tạo ra sản phẩm [dịch vụ] có chất lượng tốt nhất, không những làm hài lòng người tiêu dùng mà còn phải phân biệt được với các sản phẩm [dịch vụ] đã có trên thị trường.

Quy trình công nghệ hiện nay nhiều vô kể, dường như mỗi lĩnh vực [ngành nghề] lại sở hữu cho mình một quy trình riêng. Chính điều này đã quy định những tính chất riêng có của sản phẩm [dịch vụ], góp phần xây dựng thương hiệu vững chắc cho doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: quy trình công nghệ sản xuất bia sẽ hoàn toàn khác biệt với quy trình công nghệ sản xuất nước ngọt hay các loại nước giải khát khác. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ không có các bước thực hiện giống với quy trình công nghệ sản xuất giấy. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò sẽ không giống với quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

Mỗi quy trình sản xuất sẽ có các bước thực hiện khác nhau, trong đó yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ các công thức, quy định, quy ước hay công thức nào đó đã được lên kế hoạch từ trước. Quy trình sản xuất công nghệ là yếu tố làm nên sự thay đổi của sản phẩm [dịch vụ] theo các hướng khác nhau. Ví như: thay đổi về diện mạo, chất lượng, số lượng, năng suất lao động, khả năng đáp ứng khách hàng,…

Rất nhiều người băn khoăn không biết quy trình công nghệ gồm mấy bước. Trên thực tế sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Bởi lẽ quy trình công nghệ sản xuất của mỗi lĩnh vực [ngành nghề] là hoàn toàn khác nhau. Có quy trình chỉ có 4-5 bước thực hiện, nhưng cũng có quy trình gồm hàng chục bước phức tạp. Dưới đây là ví dụ về một số quy trình công nghệ sản xuất điển hình nhất hiện nay.

Quy trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất

Quy trình công nghệ sản xuất bia

Bước 1: Nghiền nhỏ nguyên liệu

Nguyên liệu để sản xuất bia là ngũ cốc, lúa mạch hoặc lúa mì. Các hạt được thu hoạch sẽ được xử lý sấy khô và nghiền nhỏ để làm vỡ cấu trúc hạt.

Bước 2: Phối trộn – Tán nhuyễn

Các hạt sau khi được nghiền nhỏ sẽ trộn lẫn với nước nóng. Bước này nhằm mục đích sử dụng các enzyme tự nhiên trong mạch nha để phá vỡ tinh bột của mạch nha thành các loại đường.

Bước 3: Tách

Sau quá trình tán nhuyễn, hỗn hợp được đưa vào nồi tách, nơi mà hèm bia [các chất ngọt trong lúa mạch, lúa mì] được tách ra khỏi vỏ trấu.

Bước 4: Gia nhiệt

Sau quá trình tách, hèm bia sẽ được đưa vào nồi gia nhiệt, hỗn hợp sẽ được làm nóng trước khi thêm hoa bia.

Bước 5: Tách và làm lạnh

Sau khi gia nhiệt, hỗn hợp mới sẽ được chuyển đến bồn xoáy để tách hỗn hợp mới. Trong quá tình tách này, những phần malt hay hoa bia còn sót lại sẽ bị loại bỏ hoàn toàn để hỗn hợp sẵn sàng làm lạnh và lên men.

Bước 6: Lên men

Để bắt đầu quá trình lên men, men được thêm vào trong quá trình bơm vào tháp. Nấm men chuyển đổi đường có trong hèm bia thành bia.

Bước 7: Ủ

Sau quá trình lên men, bia sẽ cần thời gian để ủ nhằm đạt được đầy đủ hương vị và mùi thơm chuẩn.

Bước 8: Lọc và bơm CO2

Sau khi ủ, bia sẽ được lọc và bơm CO2 rồi sau đó được chuyển vào tháp bia, nơi mà chúng sẽ mất khoảng từ 3 đến 4 tuần để lưu trữ nhằm hòa tan khí CO2 vào trong bia. Sau đó, bia sẽ được đóng chai và xuất xưởng đến tay người tiêu dùng.

Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất bia

Quy trình công nghệ sản xuất nước rửa chén

Quy trình công nghệ sản xuất nước rửa chén bao gồm 6 bước như sau:

Bước 1

Cho LAS [hóa chất công nghiệp có công thức hóa học là C6H5SO3] vào một ít nước và trung hòa bằng dung dịch NaOH.

Bước 2

Cho SLES – một chất tạo bọt có ký hiệu là CH3[CH2]10CH2[OCH2CH2]nOSO3Na vào dung dịch trên.

Bước 3

Cho hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ dầu dừa là CAPB vào và tiếp tục khuấy hỗn hợp.

Bước 4

Tiếp theo là các chất tạo màu, hương liệu và hợp chất HCHO vào.

Bước 5

Sau đó điều chỉnh PH về acid yếu ở mức 6 đến 6,5 bằng Acid Citric và NaOH.

Bước 6

Cuối cùng chỉnh độ nhờn bằng MgSO4 là hoàn thành.

Quy trình công nghệ sản xuất nước rửa chén phải trải qua 6 bước cơ bản

Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu đầu vào

Ưu tiên chọn những củ sắn to, vỏ nhẵn, thuôn đều và phải đảm bảo độ tươi mới

Bước 2: Làm sạch

Cạo vỏ củ sắn rồi rửa nhiều lần với nước sạch.

Bước 3: Xay nhuyễn

Củ sắn sẽ được bỏ vào máy xay chuyên nghiệp, sau đó lọc lấy phần bột và loại bỏ phần bã.

Bước 4: Lọc tinh bột

Từ nước bột lọc thô, trải qua nhiều giai đoạn lọc sẽ ra được nước bột lọc tinh.

Bước 5: Lấy bột

Dùng nước bột đã lọc tinh để lắng và chắt đi nước ở bên trên [khoảng 6 đến 8 lượt] sẽ thu được lớp bột trắng, tinh khiết.

Bước 6: Sấy khô

Bột được trải đều vào khay chuyên dụng rồi cho vào lò sấy lạnh ở nhiệt độ thích hợp. Bột sau khi sấy sẽ khô hoàn toàn.

Bước 7: Hoàn thiện

Đóng gói vào bao bì, in hạn sử dụng và chuẩn bị phân phối ra thị trường.

Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn đòi hỏi rất nhiều công đoạn phức tạp

Ngoài ra còn rất nhiều quy trình công nghệ sản xuất khác như: quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, quy trình công nghệ sản xuất giấy, quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò, quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào,… Nói chung lĩnh vực [ngành nghề] nào cũng quy trình công nghệ sản xuất của riêng nó. Đây là yếu tố cốt lõi để tạo nên sản phẩm [dịch vụ] có chất lượng tốt, và đáp ứng yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất liên quan đến quy trình công nghệ, ví dụ như: quy trình công nghệ là gì, quy trình công nghệ gồm mấy bước,… sau đó đưa ra minh chứng cụ thể của quy trình công nghệ sản xuất bia, quy trình công nghệ sản xuất nước rửa chén,…

Hy vọng, sau bài viết này mọi người sẽ có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về quy trình công nghệ hiện nay, đồng thời tự tìm hiểu các quy trình công nghệ sản xuất phổ biến trong xã hội như: quy trình công nghệ chế biến tinh bột, quy trình công nghệ sản xuất giấy, quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi,…

Video liên quan

Chủ Đề