Rà soát đánh giá dung tích hồ chứa

Thực hiện yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi năm 2020, vừa qua UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra thực tế và đánh giá hiện trạng tất cả các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.

Qua kiểm tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo hiện có 07 hồ chứa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ năm 2020, cần được ưu tiên sửa chữa, khắc phục cấp bách trong năm 2020-2021, gồm các hồ chứa: Đá Bạc, Phước Tích, Cống Đá [huyện Bình Sơn]; Hố Vàng, Hố Tre, Hố Đèo [huyện Sơn Tịnh] và Lỗ Thùng [huyện Mộ Đức].

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi sửa chữa, khắc phục cấp bách 07 hồ chứa trên trong giai đoạn 2020 – 2021.

Tính đến tháng 6/2020, Quảng Ngãi có 124 hồ chứa nước thủy lợi đã đưa vào khai thác sử dụng, với tổng dung tích hồ là 409,97 triệu m3 , tưới cho trên 14.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, bổ sung nguồn nước cho hệ thống thủy lợi Thạch Nham và cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Phần lớn các hồ chứa được xây dựng từ năm 1989 trở về trước, đầu tư không đồng bộ và thi công chủ yếu bằng thủ công; sau nhiều năm khai thác và thường xuyên chịu tác động của mưa, lũ nên nhiều công trình bị xuống cấp, hư hỏng; công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên chưa đảm bảo do thiếu kinh phí nên không duy trì được năng lực theo thiết kế ban đầu.

Trong số 124 hồ chứa nước thủy lợi, có 86 hồ chứa cơ bản đảm bảo an toàn đập, 38 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp nặng chưa đảm bảo an toàn đập. Thời gian qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, 23 hồ chứa hồ chứa hư hỏng, mất an toàn đã và đang được hỗ trợ đầu tư sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và nâng cao hiệu quả khai thác công trình.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị các Bộ ngành, địa phương liên quan tiếp tục kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa trong cả nước.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa các công trình thủy điện, thủy lợi theo phân cấp tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12-5-2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 7-5-2007 về quản lý an toàn đập.

UBND cấp tỉnh kiểm tra, rà soát chất lượng và đánh giá mức độ an toàn các đập hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên địa bàn theo phân cấp quản lý.

Đối tượng kiểm tra, đánh giá là các đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã tích nước; các đập, hồ chứa có quy mô chiều cao đập từ 5 m trở lên hoặc hồ chứa có dung tích từ 50.000 m3 trở lên.

Trong đó tập trung vào các công trình thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ, các công trình năm 2014 chưa kiểm tra hoặc đã kiểm tra nhưng còn những tồn tại khiếm khuyết chưa đủ điều kiện đánh giá an toàn.

Theo thống kế, hiện nay trên cả nước có khoảng 7.000 hồ chứa thủy lợi, thủy điện đang hoạt động. Các hồ chứa này đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, phần lớn các hồ chứa, nhất là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ được xây dựng từ 30-40 năm trước, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường và sự xuống cấp theo thời gian tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến mất an toàn hồ chứa.

Để khắc phục những tồn tại, đảm bảo an toàn các đập, hồ chứa nước, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, địa phương cũng đã có nhiều chỉ đạo và biện pháp chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả các đập, hồ chứa nước.

Nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá an toàn các đập, hồ chứa nước là nhiệm vụ thường xuyên của các bộ ngành, địa phương.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 274 công trình hồ chứa nước và 203 đập dâng. Trong đó, 41 hồ chứa lớn, vừa và 3 đập vừa do Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi [KTCTTL] Bắc Sông Thương và Công ty TNHH một thành viên KTCTT Nam Sông Thương quản lý. Các hồ, đập nhỏ còn lại do UBND các huyện, thành phố quản lý. Các hồ, đập chứa nước hiện có dung tích trữ khoảng 400 triệu m3, cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng nước cho các ngành kinh tế.

Đoàn khảo sát làm việc với UBND huyện Sơn Động

Trên địa bàn huyện Sơn Động hiện có 70 đập, hồ chứa nước và 123 đập dâng vừa và nhỏ. Tổng số lượng đập, hồ chứa nước trên địa bàn huyện Lục Ngạn là 98 hồ, đập.

Trao đổi với Đoàn giám sát, lãnh đạo 2 địa phương cho biết: những năm qua, công tác quản lý, vận hành và khai thác hệ thống đập, hồ chứa nước được củng cố song do số công trình lớn, được đầu tư từ những năm 1960 - 1970 nên đến nay đã xuống cấp, nhất là hồ, đập do UBND các địa phương quản lý. Nhiều công trình hồ chứa do người dân tự xây đắp, không có thiết kế, không có hồ sơ, xuống cấp, ít được bảo trì, sửa chữa hàng năm; các công trình nằm rải rác, số lượng nhiều; nguồn nhân lực quản lý vận hành thiếu và yếu.

Mặt khác, chính sách hỗ trợ còn thấp, giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi mới chỉ bù đắp được phần nào chi phí thực tế của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, kinh phí chỉ đủ chi phí cho con người và ưu tiên dành cho duy tu, sửa chữa những hư hỏng đột xuất, không có nguồn kinh phí duy tu sửa chữa thường xuyên, chống xuống cấp công trình.

Các đại biểu Quốc hội khảo sát tại địa điểm xây dựng đập Làng Chả, Lục Ngạn

Để bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập, UBND huyện Sơn Động đề nghị, từ nay đến năm 2030, tỉnh Bắc Giang cần quan tâm hỗ trợ kinh phí thực hiện cải tạo, nâng cấp 9 hồ, đập và xây mới 4 công trình; tổng kinh phí khoảng 600 tỷ đồng. Tương tự, giai đoạn 2021-2030, huyện Lục Ngạn có nhu cầu đầu tư cải tạo, nâng cấp 60 đập, hồ chứa nước và xây dựng mới 5 công trình với nguồn kinh phí dự kiến khoảng 1.250 tỷ đồng.

Liên quan đến giá sản phẩm, dịch vụ công ích, đại diện các địa phương cho rằng, từ năm 2012 đến nay, quy định của Bộ Tài chính không thay đổi nên hiện chỉ bù đắp được 65% chi phí thực tế của các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Với mức này, các đơn vị chỉ đủ chi phí cho con người và ưu tiên cho duy tu, sửa chữa những hư hỏng đột xuất, không có nguồn để duy tu, sửa chữa thường xuyên, chống xuống cấp.

Các đại biểu Quốc hội khảo sát thực tế tại khu vực được quy hoạch xây dựng hồ Nà Lạnh, Lục Ngạn

Khắc phục tình trạng này, đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện kiến nghị Đoàn ĐBQH tỉnh có ý kiến để Bộ Tài chính sớm ban hành khung giá sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi và giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi khác nhằm bảo đảm mức giá tính đúng, tính đủ theo quy định của Luật Thuỷ lợi và Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30.6.2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi.

Qua khảo sát thực tế ở các hồ, đập trên địa bàn các huyện, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm cho rằng, nhiều hồ, đập đang trong tình trạng suy kiệt nguồn sinh thuỷ, không bảo đảm dung tích thiết kế dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Do đó, đề nghị các địa phương tăng cường bảo vệ nguồn sinh thuỷ bằng cách duy trì và phát triển diện tích rừng đầu nguồn; quan tâm phát triển rừng gỗ lớn gắn với bảo vệ, phát huy giá trị rừng, tạo nguồn sinh thủy, nhất là rừng thuộc lưu vực các hồ chứa nước.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm phát biểu tại buổi làm việc với huyện Sơn Động

Về xây dựng mới hồ Nà Lạnh tại các xã Lệ Viễn và An Lạc [ Sơn Động], ĐBQH Phạm Văn Thịnh cho rằng, nếu được xây dựng, đây sẽ trở thành hồ đa giá trị, vừa bảo đảm cắt lũ, vừa dự trữ nguồn nước cho huyện Sơn Động và cả lưu vực sông Lục Nam. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư, quy mô di dân lớn nên cần nghiên cứu, xem xét, khảo sát trước khi đề xuất triển khai để bảo đảm hạn chế tối đa thiệt hại cho địa phương cũng như các hộ liên quan. Trong đó, cần tính toán số công trình giao thông, trụ sở, trường học và nhà dân bị ảnh hưởng để khuyến cáo, hạn chế đầu tư xây dựng mới các công trình.

Về dự án xây dựng hồ Làng Chả [xã Phong Vân, Lục Ngạn], các đại biểu đề nghị UBND huyện Lục Ngạn phối hợp sớm triển khai, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và tăng sinh kế cho người dân các xã trên đèo của huyện…

Kết luận buổi khảo sát, Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bắc Giang Trần Văn Tuấn ghi nhận, tiếp thu các ý kiến, đề xuất của ngành nông nghiệp và các địa phương. Đồng thời, nhấn nhấn mạnh, theo quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tại huyện Sơn Động được xây dựng mới hồ Nà Lạnh với dung tích 210 triệu m3 và là công trình ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030.

Để công trình sớm được triển khai, sau buổi khảo sát, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ có ý kiến với UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các bước bổ sung dự án này cũng như một số hồ, đập mới vào quy hoạch tỉnh.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Trần Văn Tuấn kết luận buổi khảo sát tại huyện Sơn Động

Đối với 8 đập, hồ chứa đã nằm trong quy hoạch tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ động tham mưu với UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước. Cùng đó tham mưu với UBND tỉnh điều chỉnh các quy hoạch, nhất là quy hoạch lâm nghiệp, bảo đảm vừa duy trì diện tích rừng kinh tế phù hợp, tạo sinh kế cho người dân, vừa tăng diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ cho các hồ.

Đối với công tác quản lý, khai thác, bảo vệ hồ, đập, Đoàn sẽ có văn bản đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, để quản lý, khai thác, bảo vệ tốt các công trình, trước mắt các địa phương, đơn vị quản lý cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình để xây dựng phương án, bố trí nguồn kinh phí sửa chữa khi có sự cố.

Chủ Đề