Rê côn là gì

Với xe côn tay thì bộ côn là bộ phận dễ gặp hư hỏng nhất, chỉ cần anh em sử dụng không đúng cách bộ phận này có thể phải thay thế khi anh em chỉ mới chạy xe được vài tháng, vậy làm sao nhận biết được hư hỏng để thay thế đúng lúc?


Khi sử dụng đúng cách các bộ côn có thể sử dụng từ 70.000 - 100.000km, nhưng đối với những anh em mới tập chạy hay rà côn thì trong 10.000km bộ phận này đã gặp hư hỏng và cần thay thế.

Trường hợp một chi tiết gặp hư hỏng nhưng không được thay thế sớm nó có thể kéo theo những chi tiết khác hư theo. Sau đây mình sẽ chỉ cho anh em nhận biết bộ phận nào trong bộ côn đang gặp hư hỏng.

Hết bố nồi
Hiện tượng này rất dễ để anh em có thể nhận biết, lúc đã hết bố dù anh em có thả tay côn từ từ ra thì bộ côn cũng sẽ bắt cứng ngay lập tức, lúc này bộ côn không còn độ rơ chỉ có bắt và không bắt.


Cháy hoặc chai bố nồi

Khi bị cháy hoặc chai bố cảm giác dù đã thả dây côn ra hết và tăng ga nhưng xe vẫn có độ trễ nhiều, côn không bắt dứt khoát và khi chở nặng anh em có thốc ga thì xe cũng từ từ chạy, nhiều trường hợp bộ nồi còn phát ra tiếng kêu.


Các lá côn bị cong vênh
Do bị quá nhiệt các lá côn lá thép bên trong có thể bị cong vênh, thường gặp với những anh em búng côn, dồn số, ép côn… Cách phát hiện là khi rê côn và tăng tốc nhanh một tí xe sẽ giật giật dù tay côn thả ra đều.

Các lá côn bị cong vênh vẫn có thể tiếp tục sử dụng được có điều sẽ gây khó chịu cho anh em khi xe tăng tốc. Sau khi tháo ra để kiểm tra trên mặt phẳng những lá côn lá thép nào còn phẳng vẫn có thể tiếp tục sử dụng.


Lỗi mòn ty côn
Đây là lỗi thường xuất hiện trên dòng xe Exciter, lúc này côn rất nhanh giãn khi mới chạy tầm 10.000km mà dây côn đã tăng hết mức. Trường hợp này anh em nên thay thế ngay vì nó có thể kéo theo các lá côn bị cháy do côn ngắt không hết.


Đó là những cách đơn giản giúp anh em có thể nhận biết được bộ côn của xe đang gặp vấn đề, thay thế sớm các bộ phận hư hỏng sẽ giúp anh em có những chuyến đi thành công.

Mình biết một số anh em sợ khi thay bố nồi sẽ mất zin xe nhưng với mình điều này hết sức bình thường, bộ nồi nằm tách biệt hoàn toàn với những bộ phận còn lại bên trong động cơ, việc thay thế chỉ cần tháo lốc máy ra là thay thế được không hề ảnh hưởng gì với những chi tiết khác.

Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là ở bên trái của chiếc xe côn tay có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Xe côn tay hay Ambrayage tay có khá nhiều ưu điểm về hiệu suất và tốc độ nên nó được khá phổ biến trên các dòng xe thể thao hay các giải đua xe trên thế giới đều dùng các loại xe này.

Loại xe côn tay có thể nói là phổ biến nhất hiện nay đó chính là Yamaha Exciter, với Suzuki thì có Axelo, Raider… Honda thì có các loại xe côn tay CBR150, CBR250,… ngoài ra thì đa số các dòng xe PKL đều sử dụng côn tay.

Việc điều khiển xe côn tay không hề khó, chỉ cần các bạn nắm được 2 nguyên tắc cơ bản và bỏ ra vài giờ để luyện tập thì có thể chạy được xe côn tay.  Tất nhiên để làm chủ được loại xe côn tay này thì cần thời gia luyện tập nhiều hơn. Hôm nay Honda Hoàng Việt xin chia sẻ kinh nghiệm chạy xe côn tay.

Để có thể chinh phục được dòng xe này thì các bạn cần nắm vững 2 nguyên tắc chính:

Nguyên tắc 1: Bóp côn vào nhanh và thả ra từ từ.

Khi bạn bóp côn để vào số thì cần bóp nhanh và dứt khoát. Ngược lại khi nhả côn để xe chạy thì cần phải nhả từ từ, để tránh cho tình trạng xe giật giật, có thể bốc đầu nếu như xe mạnh hoặc tắt máy nếu xe yếu, hoặc đang để số lớn.

Có một câu nói như thế này “Côn ra thì ga vào”. Tức là khi bạn nhả côn thì đồng thời tay phải các bạn phải tăng ga.

Nguyên tắc 2: Bạn nên chạy xe ở tốc độ phù hợp với số

Tức là các bạn chạy càng chạy thì số càng nhỏ để tránh tình trạng xe tắt máy, ngoài ra còn có thể tiết kiệm được nhiên liệu. Các mốc tương ưng như sau:

  • 0 – 10 km/h đi số 1.
  • 10 – 30 km/h đi số 2.
  • 30 – 50 km/h đi số 3.
  • 50 – 80 km/h đi số 4.
  • Trên 80 km/h có thể đi số 5 hoặc số 6.

Đa số các dòng xe côn tay số 1 thì dậm tới, các số còn lại thì móc  ngược hoặc dậm nửa sau của cần số xuống. Khi trả số thì chúng ta làm ngược lại.

Thực hành chạy xe côn tay

Trả số về số 0 trước khi nổ máy. Say khi nổ máy xe, bóp hết côn vào và dậm cần số về phía trước để bắt đâì vào số 1. Nhả tay côn ra từ từ đến khi có cảm giác xe bắt đầu chồm về phía trước, nhích nhẹ tay ga và bắt đầu xuất phát.

Với những bạn mới bắt đầu tập chạy xe côn tay thì nên để ga-răng-ti lớn hơn một tí để tránh tình trạng tắt máy. Tuy nhiên khi đã bắt đầu chạy thành thục thì nên để lại ở chế độ cân bằng.

Sau khi xe đã di chuyển được một đoạn, và tốc độ đã đủ mức sang số thì các bạn cần phải bóp côn vào, đồng thời nhả hết ga móc ngược cần số về sau để về số 2. Lúc này các bạn cần phải thả côn nhịp nhàng như khi xuất phát.

Thường thì sẽ có 2 lỗi mắc phải ở đây, nếu như bạn thả côn quá nhanh thì xe sẽ bị giật mạnh, còn nếu như nhả chậm thì sẽ bị đuối ga.

Để trở về số 0, thì các bạn nên bóp côn và dậm hết cần số về phía trước, lúc này hộp số sẽ ở cấp độ 1. Sau đó các bạn móc 1/2 cần số về phía sau thì xe sẽ chuyển về số 0.

Những kinh nghiệm chia sẻ khi chạy xe côn tay

Khi chạy xe trên đường phố đông đúc người qua lại, người lái xe côn tay mới thường hay bị chết máy vì phối hợp côn-ga không đều. Các bạn hãy nhớ rằng, để chuyển số thì cần phải bóp hết côn vào. Bóp hết côn tay vào sẽ giúp cho bạn tránh khỏi những khó khăn khi sang số. Để đỡ mỏi tay các bạn hãy buông tay ra hoàn toàn khi xe đã chạy và việc sang số đã hoàn tất.

Chủ Đề