Rối loạn thần kinh thực vật tiếng anh là gì năm 2024

SKĐS - Rối loạn thần kinh thực vật [Neurovegetative disorders] hay rối loạn hệ thần kinh tự chủ [Autonomic neuvous system disorders] là sự tổn thương hệ thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm dẫn đến mất cân bằng hoạt động giữa 2 hệ thống này.

Thế nào là rối loạn thần kinh thực vật?

Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Đây là bệnh ngày càng phổ biến, mặc dù bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau nhưng đôi khi có tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp.

Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa.

Hệ thần kinh tự chủ bao gồm hệ thần kinh giao cảm, phó giao cảm phân bố đến toàn bộ sợi trục thần kinh và đến tất cả các hệ cơ quan. Chúng có hoạt động đối lập nhưng cân bằng với nhau giúp điều hòa hoạt động hệ tim mạch bao gồm huyết áp, nhịp tim, hoạt động hệ tiêu hóa, niệu dục, hệ thần kinh, điều hòa tiết mồ hôi, cơ vòng, thân nhiệt.

Hệ thần kinh thực vật hoạt động tự động, do đó chúng ta chỉ nhận ra tầm quan trọng của nó khi chức năng của nó bị tổn thương, dẫn đến rối loạn hoạt động nhiều cơ quan.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật. Thường gặp nhất là đái tháo đường [đặc biệt đái tháo đường kiểm soát kém], bệnh Parkinson.

Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh thoái hóa thần kinh [teo đa hệ thống…]; bệnh rối loạn miễn dịch [bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp…]; bệnh nhiễm amyloid hệ thần kinh; ung thư; tăng ure huyết; thiếu dinh dưỡng; thuốc [hóa trị ung thư]; nhiễm virus hay vi trùng [HIV, bệnh Lyme…]; Mất ngủ, Rối loạn lo âu; di truyền; tuổi già…

Các dấu hiệu thường gặp

Triệu chứng của bệnh rất đa dạng vì bệnh có thể ảnh hưởng rất nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, do đó thường làm người bệnh nghĩ đến một bệnh thực thể của cơ quan đó mà bỏ qua nguyên nhân tổn thương thần kinh thực vật. Cụ thể là:

  • Choáng váng, say xẩm, triệu chứng thường xảy ra khi đứng hoặc thay đổi tư thế từ nằm hay ngồi sang đứng, do nhịp tim quá nhanh khiến cho thiếu máu lên não kém hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột.
  • Triệu chứng tiết niệu: tiểu khó, bí tiểu, giảm cảm giác buồn tiểu, nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đi tiểu… gây biến chứng nhiễm trùng tiểu.
  • Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, sôi bụng, nôn ói, khó nuốt, ợ nóng… tất cả đều do rối loạn chức năng tiêu hóa.
  • Phản xạ đồng tử giảm làm mắt khó điều tiết khi đi từ vùng sáng vào vùng tối và khó nhìn rõ trong đêm.
  • Đánh trống ngực, hồi hộp: Nhịp tim nhanh bất thường, cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Cảm giác luôn hồi hộp, tình trạng này xảy ra liên tục dễ khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi.
  • Không thể vận động mạnh: Cơ thể không có khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục hoặc không thể vận động gắng sức.
  • Tê, lạnh đầu ngón tay chân: do co mạch từng lúc vùng ngoại vi
  • Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, ngủ ngày quá nhiều, rối loạn nhịp thức - ngủ...
  • Rối loạn khí sắc, suy nhược, lo âu, trầm cảm, rối loạn tính tình…

Điều trị bệnh này cần kết hợp chăm sóc nâng đỡ và dùng thuốc giảm đau dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị và dự phòng

Bệnh gây đau khiến bệnh nhân gặp phải những hạn chế trong cuộc sống. Điều trị bệnh này cần kết hợp chăm sóc nâng đỡ và dùng thuốc giảm đau dựa trên nguyên nhân gây bệnh, gồm: Điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh [ví dụ kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh đái tháo đường, dùng thuốc hợp lý ở người bệnh Parkinson...] và điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, có đến 50% trường hợp rối loạn thần kinh thực vật không tìm được nguyên nhân.

Do đó các trường hợp này chúng ta chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh. Điều trị dựa vào cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi tổn thương thần kinh thực vật.

Điều trị tâm lý phải cân nhắc các loại thuốc khác nhau: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần nhẹ, thuốc điều chỉnh thần kinh thực vật… Có thể kết hợp phục hồi chức năng với các phương thức vật lý, thể dục.

Ngoài việc dùng thuốc đặc trị, bệnh nhân cần chú ý đến trị liệu y học cổ truyền như châm cứu, xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.

Người bệnh H.T. T 63 tuổi vào viện ngày 3/11/2023 trong tình trạng : Khoảng 3 tháng nay thường xuyên hồi hộp, mệt mỏi, sợ gió, sợ lạnh, run tay chân, vã mồ hôi nhiều cả ngày đêm, không sốt, cảm giác hụt hơi, lo âu, mất ngủ, mỗi ngày bà có 4-5 cơn rét kéo dài 15-20 phút từng cơn, lúc nào cũng phải mang tất và choàng khăn, mặc áo rét kể cả mùa hè nóng bức, khiến người bệnh không dám ra ngoài. Người bệnh đã khám và điều trị nhiều nơi không đỡ, người bệnh được chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật, sau điều trị tại khoa Châm cứu- Dưỡng sinh bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bắc Giang, người bệnh đỡ nhiều, ngủ được, đỡ hồi hộp, không sợ lạnh, không sốt, không còn ra mồ hôi.

Người bệnh được điều trị bằng các phương pháp YHCT: Ôn châm, giác hơi, thủy châm, chườm ngải cứu, xoa bóp, tập luyện dưỡng sinh, dùng thuốc YHCT.

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có các triệu chứng nào?

Rối loạn thần kinh thực vật [tên tiếng Anh là autonomic nervous system disorders] là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa.

- Tim đập nhanh bất thường, luôn có cảm giác hồi hộp làm người bệnh cảm thấy hốt hoảng, sợ hãi.

- Chóng mặt , choáng váng khi đứng hoặc khi thay đổi tư thế, dễ ngất xỉu.

- Khó thở, cảm giác hụt hơi, có thể tăng lên khi ở những nơi tập trung đông đúc nhiều người.

- Ở vùng ngực xuất hiện những cơn đau thắt hoặc đau nhói một cách bất ngờ khiến tạo cảm giác nghẹt thở ở người bệnh.

- Tay chân run, ra nhiều mồ hôi.

- Giấc ngủ bị rối loạn như thường xuyên mất ngủ, ngủ không được ngon, ngủ không sâu giấc,...

- Cơ thể cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống, không thể vận động mạnh.

- Tiểu khó, giảm cảm giác buồn tiểu, bí tiểu,...

- Tiêu hóa bị rối loạn như bị đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, chán ăn,…

- Mắt gặp khó khăn khi không nhìn rõ trong đêm do phản xạ đồng tử giảm.

- Cảm giác mất tự tin, lo âu, trầm cảm hoặc tính tình thay đổi như trở nên hay cáu gắt.

Y học cổ truyền căn cứ chứng trạng quy nạp vào các chứng hư lao, tâm quý, thất miên…bệnh rối loạn thần kinh thực vật điều trị bằng y học cổ truyền rất thích hợp, an toàn, nhằm điều hòa tình trạng mất cân bằng trong hệ thần kinh.

Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc giang điều trị Rối loạn thần kinh thực vật bằng các phương pháp:

- Ôn châm

- Giác hơi, xông hơi, chườm ngải

- Tập luyện dưỡng sinh.

- Bài thuốc YHCT.

- Thủy châm

- Xoa bóp bấm huyệt

Hãy đến với Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bắc Giang với truyền thống và kinh nghiệm điều trị bệnh gần 60 năm. Chúng tôi sẽ điều trị tốt nhất cho bạn

Autonomic nervous system disorders là gì?

Bộ phận của hệ thần kinh kiểm soát các hoạt động nội tạng của cơ thể gọi là thần kinh thực vật [TKTV, thần kinh tự chủ, thần kinh dinh dưỡng]. Chức năng thực vật chỉ huy các hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, mồ hôi... Ðó là các hoạt động tự động không theo ý muốn của con người.

Autonomic nervous system nghĩa là gì?

Hệ thần kinh thực vật [Autonomic Nervous System] còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ. Đây là một bộ phận của hệ thần kinh ngoại vi, cung cấp cho cơ trơn và các tuyến, ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan nội tạng.

Viêm thần kinh thực vật là gì?

Rối loạn thần kinh thực vật là căn bệnh xảy ra khi xuất hiện tình trạng trong đó hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm bị mất cân bằng hoạt động, khiến nhiều cơ quan của cơ thể bị ảnh hưởng do chúng bị rối loạn hoạt động.

Rối loạn thần kinh thực vật điều trị bao lâu?

Rối loạn thần kinh thực vật thường tự khỏi trong vòng khoảng 2 - 3 năm và rối loạn này không có gì nghiêm trọng đe dọa cuộc sống. Tuy nhiên nó có thể làm hạn chế những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng.

Chủ Đề