Sách truyện ngắn hay về chiến tranh

Chiến tranh đã đi qua nhưng dấu ấn của đề tài này trong văn chương Việt Nam chưa bao giờ nguội lạnh.

 Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh

Nỗi buồn chiến tranh đã giành được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 và giải thưởng Châu Á năm 2011.

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh xoay quanh hồi ức đứt đoạn của một người lính về chiến tranh và một thời tuổi trẻ sống, chiến đấu trong bom đạn. Cuộc sống của anh chìm đắm trong chiến tranh khi không thể dứt ra khỏi những cơn dằn vặt việc anh là người sống sót duy nhất của một trung đội trinh sát.

Không chỉ viết về chiến tranh, tác phẩm còn là sự chứng thực của những biến động xã hội mà người Việt Nam phải trải qua sau những năm tháng chiến đấu vì tự do.

Bảo Ninh, tên thật là Hoàng Ấu Phương, ông tham gia quân ngũ năm 1960 và chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên. Sau khi giải ngũ, ông tập trung vào con đường viết văn chuyên nghiệp. Ngoài tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh viết năm 1990, Bảo Ninh còn có hai tập truyện ngắn nổi tiếng cũng viết về chiến tranh là Trại bảy chú lùn và Gió dại.

Nỗi buồn chiến tranh được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua. Cuốn sách đã nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 và giải thưởng Châu Á năm 2011.

Cuốn sách cũng đã được dịch sang tiếng Anh với tựa đề The Sorrow of War ra mắt năm 1994, đến nay đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ, và là một trong số ít tác phẩm Việt Nam được đánh giá cao ở các nước trên thế giới.

Quân khu Nam Đồng - Bình Ca

Quân khu Nam Đồng là một hiện tượng xuất bản của văn học Việt Năm năm 2015.

Quân khu Nam Đồng kể về khu tập thể nhà binh lớn nhất của thủ đô Hà Nội, một khu gia binh điển hình và là một đại gia đình quân nhân thu nhỏ của thời chiến.

Tại khu tập thể Nam Đồng, 500 gia đình cán bộ quân đội và 70 vị tướng sinh sống và hoạt động. Tác giả Bình Ca là một nhân chứng sống của đời sống chiến tranh nơi đây, từ những lo toan trăn trở của người lớn cho đến cuộc sống sinh hoạt của lớp trẻ thấp thoáng tình yêu và tình bạn.

Tác phẩm được viết bằng bút pháp hiện thực, vừa dí dỏm, vừa tự nhiên, dựa trên những tư liệu có thật mà không cường điệu cuốn hút người đọc. Cuốn sách dày hơn 400 trang nhưng không có một nhân vật cố định. Thay vào đó, mỗi chương gồm nhiều câu chuyện nhỏ kể lại bằng lời của các nhân vật, tất cả góp lại thành một câu chuyện mạch lạc và giàu ý nghĩa.

Quân khu Nam Đồng mới chỉ được xuất bản năm 2015, là cuốn sách đầu tay của tác giả Bình Ca nhưng đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà văn lớn và là hiện tượng xuất bản của năm.

Bộ 3 tác phẩm Quê nhà, Quê người, Mười năm - Tô Hoài

Bộ ba Quê nhà, Quê người và Mười năm đã giúp Tô Hoài nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học.

Bộ ba tiểu thuyết Quê nhà, Quê người và Mười năm viết về ba khoảng thời gian khác nhau, ba hoàn cảnh lịch sử khác nhau nhưng là sự nối tiếp trong mạch chảy câu chuyện mà Tô Hoài đã tái hiện lại của cùng một vùng quê.

Quê nhà viết về cuộc chiến đấu của những người anh hùng vô danh vốn chỉ quen với việc cày cấy, nhưng một khi thực dân Pháp xâm lược, họ sẵn sàng đứng dậy bảo vệ vùng đất yên bình của mình.

Quê người vẫn là hình cảnh làng quê nghèo đói ấy, nhưng những con người phải sống tha hương, chơ vơ lạc lối trên chính mảnh đất quê nhà. Mười năm tái hiện không khí hào hùng của mười năm toàn dân chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.

Tô Hoài đến nay đã hoạt động hơn 60 năm trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật với hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, tiểu luận, kịch bản phim. Ba tác phẩm Quê nhà, Quê người và Mười năm đã mang về cho Tô Hoài vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt 1.

Bất khuất - Nguyễn Đức Thuận

Bất khuất là một cuốn tự truyện của một người chiến sĩ bị tra tấn suốt 8 năm trời nhưng vẫn không chịu khuất phục.

Bất khuất là cuốn tự truyện của một người chiến sĩ với sức chịu đựng phi thường, bị tra tấn suốt 8 năm trời nhưng vẫn không khuất phục.

Cuốn sách thuật lại toàn bộ thời gian Nguyễn Đức Thuận bị bắt và chịu tù đày từ nhà tù Sơn La đến Côn Đảo. Ngày ngày, ông phải chịu đủ mọi cực hình, từ đánh đập, bỏ đói bỏ khát cho đến nhốt chung với cọp. Tác giả đã cho chúng ta thấy hình ảnh một người anh hùng thực sự.

Nguyễn Đức Thuận [1916-1985] nguyên là Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ngày 4/2/2008 ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bất khuất là cuốn sách duy nhất của Nguyễn Đức Thuận được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 4/1967 với hơn 200 nghìn bản in tại miền Bắc. Cuốn sách đến nay đã được dịch ra hơn 5 thứ tiếng khác nhau. Bất khuất một thời đã từng được coi như cuốn sách gối đầu giường của nhiều người Việt và được đưa vào hệ thống giáo dục.

Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 - Trần Mai Hạnh

 Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 đã giành được giải thưởng Văn học năm 2015 của các nước Đông Nam Á [ASEAN].

Cuốn sách Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 phác họa lại hình ảnh những tướng lĩnh quân đội Sài Gòn trong bốn tháng cuối cùng của chiến tranh năm 1975. Từ những tư liệu có thật thu thập được, Trần Mai Hạnh đã tạo nên một cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử tái hiện lại trung thực những gì đã diễn ra trong những ngày tháng cuối cùng của Việt Nam cộng hòa.

Tác giả Trần Mai Hạnh vốn là phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam hoạt động tại chiến trường miền Nam. Ông được cử trở thành phóng viên đặc biệt tham gia vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử để ghi lại những thời khắc gian nan nhất cũng như hào hùng nhất của quân đội Việt Nam.

Năm 2015, Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 đã được tôn vinh trong giải thưởng dành cho các nhà văn, nhà thơ khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Giải thưởng văn học ASEAN. Tác phẩm cũng nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2014 cho hạng mục văn xuôi. Tháng 4/2017, cuốn sách đã được dịch sang tiếng Anh nhằm kỷ niệm 42 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “The Great Vietnam War Novel Was Not Written by an American,” The New York Times, 02/05/2017.

Biên dịch: Phan Thiên Lý | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1967, Le Ly Hayslip, khi đó mang tên Phùng Thị Lệ Lý, còn là một thiếu nữ sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Là một cô gái nông thôn đã sống sót qua chiến tranh và nạn cưỡng hiếp ở làng quê của mình, bà chuyển tới Đà Nẵng để trốn chạy sự áp bức của cả phía Cộng sản lẫn phía người Việt chống Cộng. Năm 1972, bà kết hôn với một người Mỹ và chuyển tới Hoa Kỳ, và năm 1989 bà xuất bản cuốn tự truyện chấn động về tình trạng bị mắc kẹt giữa hai phía, When Heaven and Earth Changed Places [“Khi đất trời đảo lộn”]. Tới năm 2017, đây có lẽ vẫn là cuốn tự sự ngôi thứ nhất duy nhất bằng tiếng Anh về trải nghiệm của những người dân quê Việt Nam mắc kẹt giữa hai chiến tuyến trong Chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc đời và tác phẩm của mình, bà Hayslip là hiện thân cho định nghĩa rộng của tôi về ý nghĩa của việc là người Việt Nam, một bản sắc bao trùm cả những người Việt ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại, cũng như cả những người viết bằng tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác, mà trong trường hợp này là tiếng Anh.

Tôi tình cờ đọc cuốn sách của bà hồi còn là sinh viên trường Berkeley đầu những năm 1990. Cuốn sách khiến tôi vô cùng xúc động, không chỉ bởi đây là một cuốn hồi ký đầy lôi cuốn, mà còn bởi nó là một trong số ít sách của tác giả người Việt viết bằng tiếng Anh. [Bà viết cuốn sách cùng với Jay Wurts.] Khi tìm kiếm lịch sử của chính mình, một người Việt tị nạn được đưa tới Mỹ bởi một cuộc chiến của Mỹ ngay tại quê hương mình, tôi không tìm thấy nhiều thông tin bằng tiếng Anh, dù là bản gốc hay bản dịch. Số lượng tràn ngập các tác phẩm ở Mỹ về cuộc chiến ấy đều là do người Mỹ viết, và không ngạc nhiên khi chúng đều viết về người Mỹ.

Có một vài ngoại lệ. Trần Văn Dĩnh là một cựu viên chức ngoại giao của miền Nam, Việt Nam Cộng hòa, người ở lại Mỹ và viết hai cuốn tiểu thuyết về Chiến tranh Việt Nam, No Passenger on the River [“Sông không lữ khách,” 1965] và Blue Dragon, White Tiger [“Lam long, bạch hổ,” 1983]. Là một đứa trẻ biết nhận thức sớm và đọc mọi thứ có thể về cuộc chiến, tôi gặp cuốn thứ hai trong thư viện cộng đồng ở quê nhà San Jose, California, và cảm thấy bối rối trước sự dị thường của cuốn sách. Từ khi đó tôi đã biết thật hiếm mà tìm thấy được các cây bút Việt Nam ở Hoa Kỳ nói về cuộc chiến này, hay nghe thấy tiếng nói của người Việt trong dòng chính ở Mỹ.

Đắm chìm trong các câu chuyện, cảm xúc, và ký ức của cộng đồng tị nạn người Việt nơi tôi lớn lên, tôi đã quyết tâm kể lại một vài câu chuyện, bởi tôi biết người Mỹ nhìn chung biết rất ít về những câu chuyện này. Chỉ có một nhóm nhỏ người Mỹ tin rằng việc hiểu thêm về tiếng nói và trải nghiệm của người Việt là cần thiết và cấp bách, mà nếu không có chúng thì người Mỹ sẽ không bao giờ có hiểu biết trọn vẹn về Chiến tranh Việt Nam. Sự thiếu hiểu biết của người Mỹ về lịch sử, văn hóa, và chính trị Việt Nam đã góp phần kéo nước Mỹ vào một cuộc chiến và một đất nước mà họ không hiểu. Sự thiếu hiểu biết này có lẽ còn tiếp diễn đến ngày hôm nay, xét cả về những điều người Mỹ tiếp tục thờ ơ về Việt Nam và những điều người Mỹ từ chối tìm hiểu về Trung Đông. Văn chương đóng vai trò quan trọng như một cách sửa chữa sự thiếu hiểu biết này.

Nghĩ lại về Trần Văn Dĩnh, tôi tự hỏi ông có cô đơn không khi là tiểu thuyết gia người Việt duy nhất ở Mỹ vào thời của ông. Ngày nay chúng ta không thiếu người Mỹ gốc Việt viết bằng tiếng Anh, cũng như các bản dịch tiếng Anh của văn chương tiếng Việt. Nhưng nhận thức về sự tồn tại của nền văn chương này vẫn còn hạn chế. Đối với phần lớn người Mỹ và thế giới, “Việt Nam” có nghĩa là “Chiến tranh Việt Nam,” và Chiến tranh Việt Nam có nghĩa là chiến tranh của Mỹ, với những cuốn tiểu thuyết của đàn ông Mỹ viết về lính Mỹ. Mặc dù trải nghiệm của họ cũng quan trọng, họ khó mà đại diện được cho Chiến tranh Việt Nam, chứ chưa nói đến Việt Nam.

Như nhà văn Lê Thị Diễm Thúy và nhiều người khác đã nhắc đi nhắc lại, Việt Nam là một đất nước, chứ không phải là một cuộc chiến. Chỉ cần đọc tập truyện ngắn Tướng về hưu của nhà văn bậc thầy Nguyễn Huy Thiệp là hiểu được điều này. Các truyện ngắn của ông đã hé lộ những điều phức tạp trong cuộc sống thời hậu chiến ở một đất nước Việt Nam vỡ mộng, vốn đang đấu tranh để tái thiết chính mình và điều hòa giữa một bên là những thói đạo đức giả và thất bại của người Việt Nam cũng như nhà nước Việt Nam, với một bên là những lời ca ngợi thời chiến hào hùng của Đảng Cộng sản. Đồng thời, chiến tranh cũng định hình nên một thế hệ, và những hệ quả của nó lại định hình thế hệ tiếp theo, như bà Thúy đã thể hiện trong cuốn The Gangster We are All Looking For [“Gã du đãng mà chúng ta đều đang tìm kiếm”].

Cuốn tiểu thuyết trữ tình này kể về câu chuyện của một cô gái trẻ tị nạn ở San Diego, người có gia đình phải chịu nỗi ám ảnh bởi chấn thương tâm lý của người cha từng đi lính và cái chết của người anh trai, vốn bị lạc trong chuyến đi tị nạn. Giống như đa số tác phẩm văn chương của người Việt và người Mỹ gốc Việt viết về cuộc chiến, tiểu thuyết của bà cho thấy chiến tranh tác động đến nhiều người hơn chứ không chỉ những người lính hay những người đàn ông. Chiến tranh Việt Nam đã không được chú ý nhiều ở khía cạnh số lượng dân thường bị sát hại nhiều hơn binh lính, và ở khía cạnh hàng triệu người dân bị biến thành người tị nạn mà trải nghiệm của họ còn đau thương hơn nhiều so với trải nghiệm của nhiều lính Mỹ chưa bao giờ thực sự thấy cảnh chiến trường. Văn chương của người Mỹ gốc Việt buộc độc giả phải thừa nhận rằng định nghĩa hẹp về chiến tranh chỉ phác họa người lính là thiếu chính xác.

Hết lần này đến lần khác, văn chương của người Mỹ gốc Việt cho thấy tác động tổn thương tâm lý của chiến tranh lên dân thường và người tị nạn [như cuốn tiểu thuyết thể loại noir về băng đảng của Vu Tran, Dragonfish [“Cá rồng”]; hay tập truyện We Should Never Meet [“Chúng ta không nên gặp nhau”] của Aimee Phan, viết về những đứa trẻ mồ côi người Việt và con lai Mỹ Á; hay cuốn The Lotus and the Storm [“Hoa sen và bão tố”] của Lan Cao, kết nối giữa Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh Iraq; hay cuốn Where the Ashes Are [“Ở nơi tro tàn”] của Nguyen Qui Duc, viết về việc người cha của chính tác giả, một quan chức của chính quyền Nam Việt Nam, bị bỏ tù]; sự tái định hình đầy tàn khốc của chiến tranh lên cuộc sống người Việt thời hậu chiến [như hồi ký của Andrew X. Pham về chuyến đạp xe xuyên Việt, Catfish and Mandala [“Cá da trơn và Mạn đà la”]; hay tác phẩm châm biếm thô ráp về nạn tham nhũng kinh tế ở Sài Gòn của Linh Dinh, Love Like Hate [“Yêu như ghét”]; hay cuốn She Weeps Each Time You’re Born [“Bà khóc mỗi lần bạn sinh ra”] của Quan Barry, viết về tài năng đáng chú ý của một nhà ngoại cảm cảm nhận được nỗi đau của những người sống sót]; sự hiện diện ám ảnh của cuộc chiến trong thế hệ thứ hai của những người tha hương [như cuốn hồi ký bằng tranh đầy mạnh mẽ của Thi BuI, The Best We Could Do [“Điều tốt nhất chúng ta làm được”]; hay cuốn tiểu thuyết Grass Roof, Tin Roof [“Mái cỏ, mái tôn”] của Dao Strom, viết về một người phụ nữ Việt Nam kết hôn với một người Mỹ và ảnh hưởng của cuộc hôn nhân lên những đứa con của họ; hay cuốn hồi ký của Bich Minh Nguyen về việc lớn lên ở vùng Midwest, Stealing Buddha’s Dinner [“Trộm đồ cúng Phật”]; hay cuốn Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora [“Những giấc mơ hương: Chiêm niệm về người Việt tha hương”] của Andrew Lam]; hay dấu hiệu của cuộc chiến trong quá khứ người Việt [như cuốn The Book of Salt [“Sách muối”] của Monique Truong, viết về đầu bếp người Việt của Gertrude Stein và cuộc gặp của anh ta với Hồ Chí Minh; hay cuốn The Sacred Willow: Four Generations in the Life of a Vietnamese Family [“Cây liễu thiêng: Bốn thế hệ trong cuộc sống của một gia đình Việt”] của Duong Van Mai Elliott].

Danh sách vẫn còn dài. Văn chương của người Việt và người Mỹ gốc Việt đang ở ngoài kia chờ đón bất cứ ai biết sử dụng Google. Thế nhưng rất nhiều người ở Mỹ và các nước khác thà không muốn biết đến, hay khi một tác giả người Việt mới được xuất bản, họ sẽ nói “Cuối cùng cũng có một tiếng nói cho người Việt Nam!” Trên thực tế, đã có rất nhiều tiếng nói, vì người Việt thì rất ồn ào. Chỉ là tiếng nói của họ thường không được lắng nghe bởi những người không hiểu người Việt, hay những người chỉ muốn nghĩ đến người Mỹ khi nghe thấy từ “Việt Nam,” hay những người chỉ dành chỗ cho một cuốn sách duy nhất của người Việt trong đề cương khóa học mà họ dạy, như một thực tế trong vô cùng nhiều lớp đại học về Chiến tranh Việt Nam, cho dù cuốn sách đó có đáng đọc như cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Cuốn sách này không chỉ là một tác phẩm kinh điển về chiến tranh của Bắc Việt – nó còn là cuốn tiểu thuyết kinh điển về chiến tranh của bất cứ thời đại nào và ở bất cứ đâu.

Về phần Đảng Cộng sản Việt Nam, họ cũng thà không nghe thấy những tiếng nói nhất định. Ngay cả Bảo Ninh giờ cũng bị bắt im lặng, cũng giống như người đồng hương của ông, Dương Thu Hương, một cựu thanh niên xung phong miền Bắc vỡ mộng bị lưu đày vì những tiểu thuyết chống Cộng gây lo ngại thời hậu chiến, những cuốn như Tiểu thuyết vô đề và Những thiên đường mù. Về phần những tiếng nói người Mỹ gốc Việt, dù đôi khi chúng tôi vẫn được lắng nghe ở đây – và rồi thường bị quên lãng – chúng tôi hiếm khi được lắng nghe ở Việt Nam. Chúng tôi là những kẻ thua cuộc, những kẻ phản bội, những kẻ bất đồng chính kiến, hay chỉ đơn giản là những kẻ ngoài cuộc thấy được cái hư không đằng sau một đảng ca ngợi chủ nghĩa cộng sản trong khi đang điều hành đất nước như một chế độ độc tài tư bản chủ nghĩa.

Giống như Le Ly Hayslip, chúng tôi bị mắc kẹt giữa hai bên, Việt Nam và Mỹ, tiếng Việt và tiếng Anh, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Một tình cảnh khó khăn như vậy lại có ích cho các nhà văn. Sự bất an khiến chúng tôi viết ra những câu chuyện của mình, lặp đi lặp lại, với hy vọng có thể thay đổi những điều mà người ta vẫn nghĩ đến khi nghe thấy hai chữ “Việt Nam.”

Viet Thanh Nguyen là tác giả của cuốn Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War và gần đây nhất là tập truyện ngắn mang tên The Refugees.

Nguồn: //nghiencuuquocte.org

Video liên quan

Chủ Đề