Sau nhà có hai đõ ong sây lắm sử dụng biện pháp tu từ nào

1. Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong “Lao xao ngày hè”. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này.

- Câu văn có phép so sánh: Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn.

- Câu văn có phép ẩn dụ: Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới. “Những mũi tên đen” là hình ảnh ẩn dụ.

- Biện pháp so sánh và ẩn dụ giống nhau:

+ Các sự việc, hiện tượng có nét tương đồng với nhau.

+ Đều có vế B [sự vật dùng để so sánh, tăng sức gợi hình, gợi cảm].

- Khác nhau:

+ Biện pháp so sánh có đầy đủ 2 vế A, B.

+ Ẩn dụ: Ẩn đi vế A, chỉ còn vế B. Cách nói này có tính hàm súc cao hơn, gợi ra nhiều liên tưởng.

2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”… Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!

a. Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn.

b. Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau và tác dụng của biện pháp này trong việc miêu tả loài vật.

- Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn:

+ bà già [kẻ ác] chỉ lũ diều hâu.

 + Kẻ cắp [người có tội] chỉ chèo bẻo.

- Nét tương đồng:

+ Kẻ ác: chỉ diều hâu bởi nó là con vật hung dữ, thường bắt gà con. [sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa]

+ Bà già: chỉ diều hâu, ý chỉ là đối thủ đáng gờm của chèo bẻo. [sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa]

+ Người có tội chỉ chèo bẻo, ý chỉ chèo bẻo cũng là loài vật hung dữ, thích ăn thịt các loài côn trùng. [dựa trên bản chất]

- Phép ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm khiến câu văn sinh động, hấp dẫn, thế giới các loài chim hiện lên sinh gần gũi với những hành động dễ đoán, dễ nhận biết.

3. Hãy xác định biện pháp hoán dụ được sử dụng trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy:

a. Cả làng xóm hình như […] cùng thức với giời, với đất.

[Duy Khán, Lao xao ngày hè]

b. Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm.

[Huy Cận, Thương nhớ bầy ong]

c. Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới.

[Nguyễn Hiến Lê, Một năm ở tiểu học]

d. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong […], nhà ngoài […] nghe, hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác.

[Nguyễn Hiến Lê, Một năm ở tiểu học]

- Hình ảnh hoán dụ trong câu a: Cả làng xóm [lấy vật chứa để gợi vật được chứa].

- Trong câu b: Đõ ong [lấy vật chứa để gợi vật được chứa].

- Trong câu c: Thành phố [lấy vật chứa để gợi vật được chứa].

- Trong câu d: Nhà trong, nhà ngoài [lấy vật chứa để gợi vật được chứa].

4. Theo em, cụm từ “mắt xanh” trong câu thơ: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh quen thuộc nào? “Mắt xanh” trong trường hợp này là ẩn dụ hay nhân hóa? Dựa vào đâu để nói như vậy?

- “Mắt xanh” gợi cho người đọc liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá trầu giống mắt màu xanh.

- Đây là phép ẩn dụ vì giữa mắt xanh và lá trầu có sự giống nhau về hình dáng, màu sắc.

5. Hãy dẫn ra một câu văn sử dụng biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ trong Lao xao ngày hè hoặc Thương nhớ bầy ong mà em cho là thú vị và chia sẻ với mọi người.

- Văn bản Lao xao ngày hè:

+ Câu văn sử dụng biện pháp ẩn dụ: "

"Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến".

+ Câu văn sử dụng biện pháp hoán dụ:

"Cả xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất".

- Văn bản Đánh thức trầu:

Câu sử dụng biện pháp ẩn dụ: "Mở mắt xanh ra nào".

6. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận ra biện pháp nghệ thuật ấy

Đã ngủ rồi hả trầu?

Tao đã đi ngủ đâu

Mà trầu mày đã ngủ.

[Trần Đăng Khoa, Đánh thức trầu]

Biện pháp tu từ nhân hóa qua các từ “đã ngủ rồi hả trầu?”, tác giả xưng hô, trò chuyện thân mật với cây trầu như với một người bạn, từ miêu tả hành động giống như con người [ngủ].

7. Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu đều viết về tuổi thơ tác giả gắn với cây cối, loài vật. Cả ba văn bản đều sử dụng biện pháp nhân hóa. Theo em, vì sao như vậy?

- Cả ba văn bản đều sử dụng biện pháp nhân hóa vì các tác giả đã gọi, tả các loài vật, cây cối bằng những từ gọi, tả người khiến thế giới tự nhiên trở nên thân thiết, gần gũi như một người bạn.

Page 2

SureLRN

1. Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này.

- Câu văn có phép so sánh: Con diều hâu lao như mũi tên xuống.

- Câu văn có phép ẩn dụ: Lần này nó chửa kịp ăn,những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới. “Những mũi tên đen” là hình ảnh ẩn dụ.

- Biện pháp so sánh và ẩn dụ có đặc điểm:

+ Giống nhau:

  • Các sự việc, hiện tượng có nét tương đồng với nhau.
  • Đều có vế B [Sự vật dùng để so sánh, tăng sức gợi hình, gợi cảm].

+ Khác nhau:

  • Biện pháp So sánh có 2 vế A, B đầy đủ.
  • Ẩn dụ: Ẩn đi vế A, chỉ còn vế B. Cách nói này có tính hàm súc cao hơn, gợi ra nhiều liên tưởng…

2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”… Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!

a] Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn.

Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn: "Kẻ cắp hôm nay gặp bà già" và "người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm".

- Kẻ cắp: chỉ chim chèo bẻo.

- Bà già: chỉ đối thủ kình địch của chim chèo bẻo [chính là chim diều hâu].

b] Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau và tác dụng của biện pháp này trong việc miêu tả loài vật.

- Nét tương đồng:

+ Giữa bà già và diều hâu: để chỉ sự lọc lõi, ác độc [sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa].

+ Giữa chèo bẻo, kẻ cắp: ban đêm ngày mùa, thức đêm suốt để rình mò như kẻ cắp

 + Người có tội - người tốt: ẩn dụ chỉ chim chèo bẻo qua việc vây đánh diều hâu, lập công cứu gà con [dựa trên bản chất].

- Tác dụng của phép ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt, khiến cho thế giới các loài chim hiện lên sinh động, bộc lộ được những đặc điểm giống như con người.

3. Hãy xác định biện pháp tu từ trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy:

a] Cả làng xóm hình như […] cùng thức với giời, với đất.

Cả làng xóm [lấy vật chứa để gợi vật được chứa], chỉ người trong xóm.

b] Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm.

Đõ ong [lấy vật chứa để gợi vật được chứa], chỉ những con ong trong đõ.

c] Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới.

Thành phố [lấy vật chứa để gợi vật được chứa ], chỉ người dân sống trong thành phố.

d] Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong […], nhà ngoài […] nghe, hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác.

Nhà trong, nhà ngoài [lấy vật chứa để gợi vật được chứa], chỉ những thân sống ở nhà trong và nhà ngoài.

4. Theo em, cụm từ “mắt xanh” trong câu thơ: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh quen thuộc nào? “mắt xanh” trong trường hợp này có phải là ẩn dụ không? Dựa vào đâu để nói như vậy?

“Mắt xanh” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá trầu, trong trường hợp này đây là phép nhân hóa vì giữa mắt xanh và lá trầu cũng có mắt giống con người.

5. Hãy dẫn ra một câu văn sử dụng biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ trong Lao xao ngày hè hoặc Thương nhớ bầy ong mà em cho là thú vị và chia sẻ với mọi người.

Hình ảnh  sử dụng phép ẩn dụ mà em thích là “Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới.”.

Hình ảnh ẩn dụ là những mũi tên đen nhằm muốn nói tới những chú chèo bẻo. Hình ảnh đó gợi ra cho người đọc hình dung về chú chim chèo bẻo lao nhanh xuống để kịp cứu gà con đang bị diều hâu tha đi.

6. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận ra biện pháp nghệ thuật ấy

Đã ngủ rồi hả trầu?

Tao đã đi ngủ đâu.

Mà trầu mày đã ngủ.

Biện pháp tu từ nhân hoá, được gợi qua các từ “đã ngủ rồi hả trầu?”. Tác giả đã xưng hô, trò chuyện thân mật với vật như với con người và từ miêu tả hành động cho vật như với con người [ngủ].

7. Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu đều viết về tuổi thơ tác giả gắn với cây cối, loài vật. Cả ba văn bản đều sử dụng biện pháp nhân hoá. Theo em, vì sao như vậy?

Cả ba văn bản đều sử dụng biện pháp nhân hoá vì các tác giả đã gọi, tả các loài vật, cây cối bằng những từ gọi, tả người.

8. Viết đoạn văn [khoảng 150 đến 200 chữ] nói về đặc điểm riêng của một loài cây hoa một con vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn đó có sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.

  Trong gia đình em, một người bạn em luôn yêu quý và trân trọng chính là chú mèo My. Khi em lên 5 tuổi, mẹ đã mang chú về nhà nuôi. Chú mèo nhỏ bé, có bộ lông trắng như tuyết, bộ lông óng mượt trông rất đáng yêu. Khi mới về, chú còn rụt rè và nhút nhát vì tất cả mọi đồ vật, mọi ngóc ngách trong nhà đều mới mẻ. Vì vậy, em rất thương và cố gắng trò chuyện, bày trò chơi để chú nhanh quen với môi trường sống mới. Dần dần, chú đã thích nghi với ngôi nhà và thân quen với mọi người trong gia đình em. Chú rất thích trò chơi vờn bóng, mỗi khi em tung là chú nhảy hai chân trước lên để vờn bóng. Mỗi khi em ngồi là chú lại chui vào lòng em nằm, như muốn  để em vuốt ve bộ lông mượt mà của chú. Em rất yêu thích và luôn trân trọng người bạn nhỏ đáng yêu này.

Phép so sánh:  bộ lông trắng như tuyết.

Page 2

Bị chửi nói gì cho ngầu 1, Khi bạn bị người khác chửi là “chó ngoan không cản đường”. Bạn có thể đáp lại rằng:“chó khôn không sủa bậy”. 2, Khi ai đó chửi bạn là “đồ ngu, đồ đần, đồ tiện nhân…”. Bạn có thể đáp lại là: “Tôi ngu, tôi đần, tôi tiền nhân là vì tôi nhìn thấy bạn”. 3, Khi người khác mắng bạn là đồ ngu. Bạn có thể trả lời: “Tôi dĩ nhiên là ngu rồi, chơi với bạn, không ngu làm sao được”. 4, Khi người khác mắng bạn là đồ biến thái. Bạn có thể đáp lại: “Biến thái còn hơn là biến tính. Còn hơn là cái đồ yêu quái cộng tiện nhân như mày”. 5, Khi người khác chửi bạn xấu. Bạn có thể đáp lại: “Tôi thích xấu đấy, liên quan gì đến bạn. Chê xấu thì đừng có nhìn. Ai bắt nhìn mà nhìn”. 6, Khi ai đó mắng bạn là chó, là lợn. Bạn có thể trả lời: “Đừng suốt ngày nhắc tên mình như thế. Bọn tao thừa biết đó là mày rồi”. 7, Khi ai đó mắng bạn là đồ bỏ đi. Bạn có thể trợn mắt nói lại: “Mày còn không bằng tao cơ mà”. 8, Khi bạn cãi nhau với ai đó. Người ta chê bạn vừa mập vừa xấu. Bạn nên nói lại rằ

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa [Thạch Lam] I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Thạch Lam [1910 - 1942] -  Tên khai sinh : Nguyễn Tường Vinh. -  Quê quán : Hà Nội, lúc nhỏ ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. - Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. 2. Tác phẩm - Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. -  Bố cục : 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  rơm rớm nước mắt ]: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa. + Phần 2 [Tiếp đến  ấm áp vui vui ]: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên. + Phần 3 [Còn lại]: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật Sơn -  Sơn là một đứa trẻ được yêu thương + Nhận được sự yêu thương từ chị Tỉnh dậy thấy lạnh, chưa xuống giường mà gọi chị. Khi Sơn lo sợ mẹ mắng vì cho mất cái áo, chị Lan luôn an ủi, đấu dịu,...  + Nhận được

 Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7 Đọc: Cây khế I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  lại với em nữa ]: Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em. + Phần 2 [Tiếp đến  trở nên giàu có ]: Chuyện ăn khế trả vàng của người em. + Phần 3 [Còn lại]: Âm mưu của người anh và sự trừng phạt. - Tóm tắt:  Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim.

Các công thức hình học lớp 4 và lớp 5. Về tính diện tích, tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn... 1/ HÌNH VUÔNG: Công thức tính diện tích hình vuông, chu vi hình vuông. Chu vi: P = a x 4     [P: chu vi] Cạnh: a = P : 4        [a: cạnh] Diện tích: S = a x a [S: diện tích] 2/ HÌNH CHỮ NHẬT: Công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình chữ nhật. Chu vi: P = [a + b] x 2    [P: chu vi] Chiều dài: a = P/2 - b      [a: chiều dài] Chiều rộng: b = P/2 - a  [b: chiều rộng] Diện tích: S = a x b        [S: diện tích] Chiều dài: a = S : b Chiều rộng: b = S : a 3/ HÌNH BÌNH HÀNH: Công thức tính chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành. Chu vi: P = [a + b] x 2   [a: độ dài đáy], [b: cạnh bên]     Diện tích: S = a x h   [h: chiều cao] Độ dài đáy: a = S : h Chiều cao: h = S : a 4/ HÌNH THOI: Công thức tính chu vi hình thoi ,diện tích hình thoi. Chu vi của hình thoi bằng độ dài một cạnh nhân với 4 hoặc bằng 4 lần độ dài một cạnh. Chu vi: P = a x

 Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Lối Sống Tích Cực Hay Nhất – Mẫu 1 Trong cuộc sống, mỗi cá thể là mỗi tính cách riêng biệt. Chẳng ai giống ai, và mỗi người có một thái độ sống khác nhau. Thái độ sống, cách sống của mỗi người được quyết định bởi rất nhiều yếu tố. Và được quyết định theo nhiều độ tuổi khác nhau. Thái độ sống có thể làm chúng ta càng ngày càng trở nên tốt đẹp hoặc cũng có thể ảnh hưởng xấu đến chính mình. Tất cả tùy thuộc vào cách mà chúng ta sống. Đặc biệt là giới trẻ hiện nay, những trụ cột tương lai của đất nước. Với một đất nước đang không ngừng phát triển, việc hội nhập kinh tế quốc tế vẫn diễn ra hàng ngày. Chính bởi vì vậy, việc giao lưu trao đổi văn hóa giữa các nước các khu vực càng trở nên vô cùng thuận tiện. Và đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thái độ sống, cách sống của giới trẻ hiện nay. Nhìn chung lại, giới trẻ hiện nay với cuộc sống có thể chia thành hai chiều hướng: thái độ sống tích cực và thái độ sống tiêu cực. Đối với thái độ sống tích cực, là thái độ sống tốt,

Cảm nghĩ của em về những cơn mưa Bài làm            Chắc hẳn, mỗi người con chúng ta đều có một thứ mà mình yêu thích riêng. Có người thì thích những bông hoa dưới nắng, có người thì thích những giọt sương trên lá, có những người thì chỉ thích được ở cùng những người mình yêu thương. Còn với riêng tôi, điều tôi thích nhất là được ngồi dưới mái tôn trong cơn mưa rào mùa hạ.             Tôi thích nghe những tiếng lộp độp của nước mưa rơi trên mái tôn vì một lý do rất kỳ lạ: vì nó nghe như có ai đó bắn súng trên đầu mình vậy, nhất là những lần mưa lớn. Những tiếng lộp độp nghe đến là mạnh mẽ. Còn những hôm mưa nhẹ hơn thì tôi nghe như tiếng có đứa trẻ nào đó nghịch công tắc điện vậy. Những giọt nước mắt của ông trời cứ rơi lên mái tôn rồi bắn tung tóe ra, tạo thành những tiếng tách tách. Những âm thanh vui nhộn ấy át hết tiếng đài cassette bên cạnh, khiến tôi chẳng thể tập trung vào nó nữa mà chỉ quan tâm đến những âm thanh đang rơi trên đầu tôi kia thôi. Bạn đã bao giờ quan sát từng hạt

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Thương nhớ bầy ong [Huy Cận] I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Huy Cận [1919 - 2005] - Tên thật là Cù Huy Cận. - Quê quán: xã Ân Phú, huyện Hương Sơn [nay là huyện Vũ Quang], tỉnh Hà Tĩnh. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Tác giả đặt tên là Tổ ong "trại" trích từ tập 1 Hồi kí Song đôi. - Thể loại: Hồi kí. - PTBĐ chính: Tự sự. II. Đọc hiểu văn bản Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại - Những đõ ong: + Ngày xưa, ông nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật. + Ngày xưa, hai đõ ong "sây". + Chiều lỡ buổi [khoảng 4h chiều] thì ong bay ra họp đàn trước đõ. → Nhiều, sung túc, sai trĩu. - Những đõ ong: + Sau ngày ông chết, cha và chú còn nuôi một ít đõ, nhưng không vượng như xưa. + Mấy lần ong "trại": một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa. + Thường thì chú biết được và hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên để cả bầy ong mệt lử lại đậu vào cây nào đó hoặc về trõ. Ong đậu t

Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích       Một câu chuyện có thể được nhiều người chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những chuyện cổ tích mà em đã học có thể được kể lại như thế nào. Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho chuyện kể trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không?  Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích  - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.  - Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc. - Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. - Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để t

  Thuyết Trình Về Gia Đình Ngắn Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba

Video liên quan

Chủ Đề