Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lý xã hội

Posted on by Civillawinfor

THS. MAI BỘ – Tòa án quân sự Trung ương

Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về hình thái kinh tế – xã hội chúng tôi thấy, ngoài các yếu tố về chính trị, tư tưởng, văn hoá, thì thượng tầng kiến trúc còn bao gồm các yếu tố rất quan trọng là pháp luật và đạo đức…

Hai yếu tố này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hạ tầng cơ sở. Xét trên bình diện công cụ quản lý, thì pháp luật và đạo đức là hai công cụ quan trọng của việc quản lý xã hội.

Thứ nhất, nói về pháp luật thì tại Điều 12 Hiến pháp nước ta khẳng định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". Như vậy, trong đạo luật gốc, Nhà nước ta khẳng định pháp luật là công cụ quản lý xã hội. Trên phương diện lý luận, thì pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng được tạo nên bởi cơ sở hạ tầng là quan hệ sản xuất; và có nhiệm vụ điều chỉnh quan hệ sản xuất. Nếu pháp luật phù hợp với các yếu tố của hạ tầng cơ sở [trong đó có quan hệ sản xuất], thì nó thúc đẩy quá trình phát triển quan hệ kinh tế và làm tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu pháp luật không phù hợp với các yếu tố của hạ tầng cơ sở, thì nó kìm hãm sự phát triển quan hệ kinh tế và làm giảm khả năng tăng trưởng kinh tế.

Nói tới pháp luật và để có pháp luật chuẩn [phù hợp và có khả năng điều chỉnh quan hệ sản xuất theo hướng tích cực], thì phải nói tới các môi trường tồn tại của pháp luật và đòi hỏi pháp luật phải tốt ở tất cả những môi trường tồn tại của nó. Vậy, pháp luật tồn tại ở những môi trường nào? Chúng tôi cho rằng, pháp luật tồn tại ở ba môi trường là: xây dựng pháp luật; thực hiện pháp luật; và ý thức pháp luật.

Ở môi trường xây dựng pháp luật, thì có thể nói với sự cố gắng hết mình dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền đã nghiên cứu và ban hành một hệ thống đồ sộ các văn bản pháp luật để điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ xã hội. Như vậy, có thể nói chúng ta không thiếu các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng.

Tuy nhiên, ở môi trường thực hiện pháp luật thì mặc dù đã có rất nhiều cố gắng của các cơ quan thực thi pháp luật và đạt được rất nhiều thành quả nhất là sự tăng trưởng kinh tế trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh nhưng vẫn nổi lên vấn đề là pháp luật không nghiêm. Nguyên nhân của nó là việc tổ chức thi hành pháp luật. Tình trạng cố tình vi phạm pháp luật hoặc lách luật vì động cơ cục bộ hoặc động cơ cá nhân xảy ra phổ biến ở nhiều cơ quan, tổ chức và công dân.

Còn ở môi trường ý thức pháp luật bao gồm hai yếu tố là hiểu biết pháp luật và tình cảm của nhân dân đối với pháp luật, thì có thể nói là rất yếu. Nhân dân không hiểu luật và ghét làm theo pháp luật. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ những hạn chế, bất cập của hoạt động phổ biến pháp luật và sự quan sát trực quan của nhân dân vào thực tiễn thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức không nghiêm. Nhưng dù sao thì pháp luật vẫn là một công cụ quan trọng để quản lý xã hội, do vậy cần bổ sung vào mục tiêu tổng quát để khẳng định giá trị điều chỉnh của pháp luật và nhấn mạnh việc chúng ta chủ trương xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, việc chúng ta khẳng định "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật…" theo chúng tôi là hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, phong tục và thói quen hành xử của con người Việt Nam là "Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình". Cái tình mà tôi muốn trình bày ở đây là "đạo đức". Đạo đức suy cho cùng là quan niệm "tốt, xấu, sang, hèn, anh hùng và sợ chết", là sự thừa nhận và ca ngợi của xã hội đối với cái tốt, người tốt và là sự lên án của xã hội đối với cái xấu, người xấu. Hệ quả của việc đó là làm cho cái tốt, người tốt được nhân rộng; cái xấu, người xấu bị triệt tiêu. Lịch sử của sự kết hợp giữa đạo đức với pháp luật đã chứng minh dùng đạo đức để điều chỉnh quan hệ xã hội thì pháp luật đỡ phải gồng mình mà hiệu quả lại rất cao.

Một điều rất đáng tiếc là đạo đức [bao gồm đạo đức gia đình và đạo đức xã hội] của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công dân chúng ta xuống cấp. Hệ quả của nó là tội phạm, là vi phạm, là cơ hội… và hiệu lực quản lý của những cán bộ, đảng viên được giao trọng trách quản lý, chỉ huy các cơ quan, tổ chức không cao và không được những người bị quản lý phục tùng.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thì việc bổ sung hai yếu tố nêu trên vào mục tiêu tổng quát của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là cần thiết. Từ những lý do đó, chúng tôi đề nghị sửa lại đoạn 3 điểm 4 Mục II Dự thảo cương lĩnh về mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta như sau "Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, pháp luật, tư tưởng, văn hoá và đạo đức phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh".

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Trích dẫn từ: //www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1&p_cateid=1751909&item_id=4548081&article_details=1

Related

Filed under: Xã hội, nhà nước và pháp luật Việt Nam |

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm pháp luật
  • 2. Đặc điểm của pháp luật
  • 3. Chức năng của pháp luật
  • 4. Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội
  • 5. Các hình thức thực hiện pháp luật

1. Khái niệm pháp luật

Trong xã hội cần có một trật tự nhất định và sự điều chỉnh nhất định đối với các quan hệ xã hội - quan hệ giữa người với người trên các lĩnh vực. Các quy phạm xã hội ở nước ta hiện nay rất đa dạng bao gồm: các quy phạm chính trị do các cơ quan, tổ chức của Đảng ban hành; các quy phạm do các tổ chức chính trị - xã hội ban hành; các quy phạm đạo đức, phong tục, tôn giáo và pháp luật. Trong các quy phạm đó, pháp luật là những quy tắc xử sự chung nhất, phổ biến nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Theo cách hiểu chung nhất, pháp luật là hệ thống các quy phạm [quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự] có tính chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bởi bộ máy Nhà nước. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của đời sống xã hội và Nhà nước, là công cụ để Nhà nước thực hiện quyền lực của mình. Như bản chất của Nhà nước, pháp luật mang bản chất giai cấp và xã hội.

Ý chí của giai cấp thống trị được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và nhờ có pháp luật ý chí của giai cấp thống trị trở thành ý chí của Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nên pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác trong xã hội. Pháp luật thể hiện và bảo vệ lợi ích của số đông nhân dân trong xã hội. Thông qua pháp luật, ý chí của nhân dân trở thành ý chí của Nhà nước. Pháp luật không chỉ mang tính giai cấp và tính xã hội mà pháp luật còn phản ánh hiện thực xã hội và các quy luật khách quan của đời sống xã hội.

2. Đặc điểm của pháp luật

Pháp luật có các đặc điểm sau:

- Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến;

- Pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định;

- Pháp luật có tính cưỡng chế;

- Pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

3. Chức năng của pháp luật

Pháp luật có ba chức năng chủ yếu: chức năng điều chỉnh; chức năng bảo vệ; chức năng giáo dục.

- Chức năng điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội được thể hiện theo hai hướng chính: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ cơ bản, quan trọng và phổ biến trong xã hội; mặt khác pháp luật bảo đảm cho các quan hệ xã hội đó phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp và lợi ích của xã hội. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức: quy định, cho phép, ngăn cấm, quy định quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Nhờ có pháp luật mà các quan hệ xã hội được trật tự hóa, đi vào nề nếp.

- Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Khi có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế ghi trong phần chế tài của quy phạm pháp luật để phục hồi lại quan hệ xã hội đã bị xâm phạm.

- Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức con người, làm cho mỗi người hình thành ý thức pháp luật và hành động phù hợp với cách xử sự ghi trong các quy phạm pháp luật. Cách cư xử ghi trong các quy phạm pháp luật là cách xử sự phổ biến đã được lựa chọn phù hợp với đạo đức của xã hội.

Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác động tới ý thức của mọi người làm cho mỗi người nhận thức được họ cần phải xử sự như thế nào trong những hoàn cảnh, điều kiện, tình huống mà pháp luật đã quy định và nếu vi phạm thì họ phải chịu những hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần như thế nào. Nhờ đó mà con người hướng tới những hành vi, cách cư xử phù hợp với đạo đức và pháp luật.

4. Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội

a] Vai trò của pháp luật đối với kinh tế

Trong mối quan hệ với kinh tế, vai trò của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật quy định về mặt pháp lý các quan hệ sản xuất và các quan hệ đó trở thành các quan hệ pháp luật tạo nên trật tự pháp luật về kinh tế cho một nhà nước. Ở nước ta, với nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật tồn tại trước hết vì kinh tế, sinh ra trực tiếp từ những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế, trong mối quan hệ không tách rời với các đòi hỏi và nhu cầu của kinh tế, trở thành công cụ trong quản lý nhà nước về kinh tế. Pháp luật tạo hành lang pháp lý để cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do, bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, đồng thời Nhà nước là chủ thể quản lý cũng dựa vào chuẩn mực đó mà điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Các quan hệ kinh tế thị trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp, do đó cần phải hướng chúng phát triển theo định hướng xã hội nhất định. Điều đó làm nảy sinh nhu cầu điều chỉnh của pháp luật để loại bỏ những yếu tố tùy tiện, ngăn ngừa rối loạn, khủng hoảng, thiết lập trật tự ổn định trong các quan hệ kinh tế. Bằng sự điều chỉnh của pháp luật mà tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy cho sự tồn tại và phát triển của các quan hệ kinh tế.

b] Vai trò của pháp luật đối với xã hội

Là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật là một trong những yếu tố bảo đảm và bảo vệ sự ổn định của các quan hệ xã hội. Một mặt, pháp luật ghi nhận và thể chế hóa các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân và bảo đảm cho các quyền, lợi ích hợp pháp đó được thực hiện. Mặt khác, pháp luật ghi nhận một cách chính thức các giá trị mà con người cần có, hướng tới các giá trị nhân văn vì con người.

Căn cứ vào các quy phạm pháp luật, mọi thành viên trong xã hội có điều kiện bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Pháp luật còn là công cụ bảo đảm sự an toàn tính mạng, tài sản, danh sự và nhân phẩm của các thành viên trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là công cụ cần thiết không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại ổn định và phát triển của xã hội, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

c] Vai trò của pháp luật đối với hệ thống chính trị

- Đối với Đảng, pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng làm cho đường lối, chủ trương, chính sách đó có hiệu lực chung trên phạm vi toàn xã hội. Đồng thời pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của mình trong thực tiễn.

- Đối với Nhà nước, pháp luật là phương tiện, cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, là sự ghi nhận về mặt pháp lý trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước đối với xã hội và công dân, là phương tiện để Nhà nước quản lý có hiệu lực, hiệu quả các lĩnh vực của đời sống xã hội: hành chính, chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội...

- Đối với các tổ chức chính trị - xã hội [Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận], pháp luật là phương tiện đảm bảo cho Mặt trận và thành viên của các tổ chức đó tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức. Pháp luật còn là cơ sở pháp lý để hình thành các mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan nhà nước.

d] Vai trò của pháp luật đối với đạo đức

Pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng; cùng với quan điểm, tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân là cơ sở của việc hình thành đạo đức xã hội chủ nghĩa. Các nguyên tắc căn bản của đạo đức xã hội được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật. Do vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ và phát triển văn hóa, đạo đức xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự công bằng xã hội và các quyền lợi hợp pháp của con người.

5. Các hình thức thực hiện pháp luật

Căn cứ vào tính chất hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã chia ra các hình thức thực hiện pháp luật sau: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. Việc phân chia thực hiện pháp luật thành các hình thức nêu trên có tính tương đối vì trong hình thức này lại chứa đựng cả những yếu tố của hình thức khác.

- Tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức kiềm chế không thực hiện các hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Ở hình thức này chỉ đòi hỏi mỗi người tự kiềm chế mình, không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Chủ thể tuân thủ pháp luật là các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân, cán bộ, công chức và mọi công dân.

- Chấp hành pháp luật là việc thực hiện pháp luật, trong đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng các hành động tích cực. Hình thức chấp hành pháp luật đòi hỏi phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý một cách chủ động, tích cực. Ví dụ, một thanh niên trong hạn tuổi làm nghĩa vụ quân sự đã đăng ký và thực hiện nghĩa vụ quân sự, tức là thanh niên đó đã chấp hành pháp luật.

- Sử dụng pháp luật là việc thực hiện pháp luật, trong đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền chủ thể của mình mà pháp luật cho phép. Ví dụ, một công dân gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tức là anh ta đã sử dụng pháp luật. Nếu như trong hình thức thứ nhất và hình thức thứ hai, thể hiện nghĩa vụ phải thực hiện các quy phạm một cách "thụ động" hay "tích cực" thì trong hình thức thứ ba này chỉ thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép. Hình thức này khác các hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền chủ thể của mình được pháp luật quy định theo ý chí của mình, mà không buộc phải thực hiện.

- Áp dụng pháp luật. Nếu như các hình thức tuân thủ, chấp hành và sử dụng pháp luật là những hình thức thực hiện pháp luật mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền thực hiện. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật luôn gắn với công quyền.

Video liên quan

Chủ Đề