Sau sinh bao lâu có bầu lại

Không có chuẩn mực nhất định cho việc sau sinh bao lâu thì có thai lần nữa. Theo các chuyên gia, tùy theo sức khỏe, cũng như việc lần đầu bạn sinh thường hay sinh mổ, thời điểm "lý tưởng" cũng sẽ khác nhau

Nếu sinh con quá gần nhau, sức khỏe mẹ, bé cưng và cả em bé trong bụng đều không được đảm bảo. Hơn nữa, với những mẹ sinh mổ, việc mang thai ngay sau khi sinh con có thể làm vết mổ bị rách. Tuy nhiên, khoảng cách giữa 2 lần sinh con quá xa, tình cảm anh chị em có thể bị ảnh hưởng. Vậy, sau sinh bao lâu thì có thai để vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho con? Cùng MarryBaby tìm hiểu mẹ nhé!

Sau sinh bao lâu thì có thai là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ

Những nguy cơ khi mẹ mang thai lại quá sớm

Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, nếu có thai quá sớm sau sinh, bạn cũng có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường, do tử cung vẫn chưa kịp phục hồi. Hơn nữa, việc thức đêm, dậy sớm để chăm sóc trẻ sơ sinh cũng sẽ làm bạn kiệt sức, em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Chưa kể, khi mang thai lần 2, bạn có thể phải ngưng việc cho con bú, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé mới sinh.

Những mẹ sinh mổ càng cần lưu ý việc mang thai lại sau khi sinh. So với mẹ sinh thường, tử cung của những phụ nữ sinh mổ càng cần nhiều thời gian phục hồi hơn. Nghiên cứu cho thấy, những mẹ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ đầu dưới 18 tháng có nguy cơ bị rách vết mổ cao gấp 3 lần so với những mẹ có khoảng cách giữa 2 lần sinh xa hơn. Mang thai quá sớm sau sinh mổ cũng đồng nghĩa việc bạn phải đối mặt với những vấn đề nhau thai bất thường như: nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược…

Bên cạnh những rủi ro về sức khỏe, việc có thai quá sớm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý. Bạn sẽ bị áp lực không nhỏ khi vừa phải chăm đứa lớn, đứa nhỏ. Chưa kể, tài chính cũng là một vấn đề làm nhiều gia đình “nhức đầu”.

Sau sinh bao lâu thì có thai? Câu trả lời tốt nhất là sau 2 năm với các mẹ sinh mổ, và khoảng 1 năm với các mẹ sinh thường. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ sau sinh nên lưu ý tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện kinh tế gia đình để chọn lựa thời điểm mang thai lại hợp lý nhất.

Có thai trước thời gian “chuẩn”, xử sao mẹ ơi?

Do chủ quan không sử dụng các biện pháp ngừa thai, nhiều mẹ mang thai lại ngay khi vẫn đang trong thời gian cho con bú. Nếu gặp phải trường hợp này, thay vì lo lắng, băn khoăn, mẹ nên đến bệnh viện siêu âm, cũng như kiểm tra sức khỏe ngay. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Trường hợp mẹ sinh mổ nhưng vết mổ ổn định, thai nhi phát triển bình thường, bạn vẫn có cơ hội giữ lại thai. Những trường hợp sức khỏe mẹ hoặc vết mổ cũ có vấn đề, bạn có thể được khuyên bỏ thai.

Khoảng cách “lý tưởng” giữa 2 lần sinh con

Bạn muốn 2 bé mình cách nhau 2, 3 hay 5 năm? Mỗi thời điểm sẽ có những ưu, khuyết điểm riêng. Hơn nữa, thời gian cụ thể cũng còn tùy sức khỏe và điều kiện của từng mẹ.

  • Cách nhau ít hơn 2 tuổi: Với khoảng cách này, bạn có thể dễ dàng tận dụng đồ dùng của bé đầu cho bé thứ 2. Tuy nhiên, bùi lại, bạn có thể sẽ phải đối mặt với sự tỵ nạnh của 2 nhóc tỳ. Hơn nữa, việc sinh con liền nhau cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ.
  • Cách nhau 2-4 tuổi: Vừa “hầu” một bé sơ sinh, vừa lo cho một nhóc mẫu giáo có thể không phải trải nghiệm tuyệt vời cho mẹ. Nhưng với khoảng cách này, cơ thể mẹ đã có đủ thời gian phục hồi và sẵn sàng cho một hành trình 40 tuần sắp tới. Hơn nữa, kinh nghiệm kha khá cũng giúp việc chăm sóc và nuôi dạy con “dễ thở” hơn.
  • Cách nhau trên 5 tuổi: Sự gắn bó giữa anh, chị em trong gia đình là điều bạn cần quan tâm nếu quyết định sinh con cách nhau 5 tuổi. Mẹ hoàn toàn có thể nhờ bé lớn giúp mình chăm sóc em, vừa giúp 2 nhóc gắn bó với nhau, vừa đỡ đần cho mẹ. Khuyết điểm lớn nhất: Bạn phải tốn một mớ kha khá để “tậu” lại đồ dùng và quần áo cho bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Giới tính
  4. Sức khỏe sinh sản

Thứ Ba ngày 05/07/2022

  • Những thực phẩm phụ nữ nên tránh xa trong ngày đèn đỏ
  • 3 loại thực phẩm có hại cho sức khỏe của nam giới
  • 10 nguyên nhân làm giảm tinh trùng nam giới nên tránh

Sau sinh non bao lâu nên có thai lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ của như của thai nhi là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Những mẹ bầu không may bị sinh non khiến con sinh ra không giữ được thì đều có một mong muốn thôi thúc đó là có con lại trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, sinh non tác động rất lớn đến sức khỏe của mẹ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Chính vì vậy, cần có một khoảng thời gian nhất định để cơ thể mẹ hồi phục cũng như lấy lại tinh thần ổn định. Vậy sau sinh non thì bao lâu nên có thai lại? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn.

Sau sinh non bao lâu thì nên có thai lại?

Sinh con khỏe mạnh, đủ tháng đủ ngày là mong muốn của mọi bậc cha mẹ nhưng không phải mẹ bầu nào cũng may mắn như vậy. Nhiều trường hợp đáng tiếc thai nhi bị sinh non khiến con sinh ra yếu ớt thậm chí khó giữ được. Điều này không chỉ khiến mẹ đau buồn mà còn gặp phải nhiều bất ổn về sức khỏe và nhất là vấn đề tâm lý, do đó người chồng cũng như những người thân trong gia đình cần động viên, an ủi và quan tâm chăm sóc để người mẹ được nhanh hồi phục.

Quan tâm, an ủi nữ giới sau sinh non.

Tâm lý chung của nhiều chị em bị sinh non chính là luôn mong muốn có con trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho lần thụ thai sau thì cha mẹ cần hiểu rõ về khoảng thời gian sau sinh non bao lâu thì nên có thai lại?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau sinh non ít nhất 12 – 18 tháng thì chị em mới nên mang thai lại, và khoảng thời gian lý tưởng nhất chính là sau sinh non ít nhất 18 tháng thì chị em mới nên mang thai lại. Lý giải về điều này, giới chuyên môn cho biết, sinh non khiến sức khỏe đặc biệt là sức khỏe sinh sản của nữ giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cần một khoảng thời gian dài để hồi phục hoàn toàn.

Thêm vào đó, chị em cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, suy nghĩ lạc quan, tích cực và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn khi mang thai, và kiêng cữ đúng cách. Điều này sẽ giúp cho cả mẹ và thai nhi được khỏe mạnh, phòng ngừa hiệu quả tình trạng sinh non ở lần mang thai tiếp theo.

Tuyệt đối không mang thai dưới 8 tháng sau sinh non, vì lúc này cơ thể mẹ chưa được phục hồi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhau thai tiền đạo, bé sinh non, bé nhẹ cân, bé khó phát triển trí não,…

Không nên mang thai quá sớm sau sinh non.

Ngoài ra, sau sinh non chị em cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 8 tuần để những tổn thương ở cơ quan sinh dục được hồi phục hoàn toàn, phòng ngừa viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa.

Phòng ngừa sinh non trong lần mang thai tiếp theo như thế nào?

Sau sinh non bao lâu nên có thai lại thì khoảng thời gian lý tưởng là sau 18 tháng kể từ thời điểm mẹ sinh non. Sau khi sinh non, người mẹ cần được chăm sóc và quan tâm đặc biệt, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là giàu sắt để bổ sung lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh non, cần được nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, tránh làm việc nặng, tránh căng thẳng, stress, tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích,…

Bên cạnh đó, để lần mang thai tiếp theo được suôn sẻ, trọn vẹn con được đủ tháng đủ ngày, cha mẹ cũng cần tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng tránh sinh non bằng cách:

Uống đủ nước, ăn đồ bổ dưỡng, ngủ sớm và đủ giấc để chăm sóc sức khỏe.

  • Tìm hiểu nguyên nhân mình sinh non và tiến hành thăm khám tổng quát trước khi có ý định mang thai lại.
  • Kiêng cữ các thực phẩm có hại trong thời kỳ mang thai, tránh các chất kích thích,…
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế làm việc nặng, mang vác quá sức.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, DHA, canxi, và acid folic – giúp giảm nguy cơ sinh non.
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, đồ chiên xào, chất béo,… khiến mẹ tăng cân quá nhiều từ đó khiến mẹ béo phì hoặc mắc tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
  • Uống đủ nước và thăm khám định kỳ để sớm phát hiện các bệnh phụ khoa [nếu có].
  • Giữ trạng thái tinh thần thoải mái, lạc quan, suy nghĩ tích cực tránh căng thẳng, stress,..
  • Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, đều đặn bằng cách: đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội,…

Sau sinh non cơ thể mẹ rất suy yếu, tâm lý rất bất ổn vì vậy mọi người xung quanh đặc biệt là người chồng nên dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc vợ. Nhiều chị em sau sinh non bị trầm cảm và dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc. Do vậy, hãy dành thật nhiều thời gian và những lời thương yêu dành cho chị em nữ giới lúc này bạn nhé.

Sau sinh non bao lâu nên có thai lại bạn đã biết rồi chứ? Mong rằng những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu trên đây hữu ích với bạn. Đừng quên tìm hiểu về các dấu hiệu dọa sinh non để kịp thời phát hiện và xử trí hiệu quả bạn nhé. Chúc cho bạn và con yêu có một thai kỳ an toàn, vượt cạn thành công!

Lại Thảo

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sinh non
  • mẹ và bé
  • sinh sản
  • sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Chủ Đề