Siêu âm phổi ở đâu

Siêu âm màng phổi từ lâu đã được ứng dụng để chẩn đoán các bệnh lý về phổi từ thành ngực, màng phổi, trung thất đến nhu mô phổi. Đặc biệt, thế mạnh của phương pháp chẩn đoán hình ảnh này là chẩn đoán tràn dịch, sinh thiết màng phổi. Siêu âm màng phổi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tương tự như các kỹ thuật siêu âm khác. Theo đó, vị trí đầu dò được đặt ở các vị trí nhất định có tác dụng chẩn đoán các hội chứng như dịch trong nhu mô phổi, đông đặc phổi, tràn khí màng phổi và các bất thường màng phổi khác.


 Vì thế, siêu âm màng phổi có ý nghĩa quan trọng để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến phổi-màng phổi và thành ngực. Hiện nay,các kỹ thuật siêu âm màng phổi đều là các kỹ thuật được thực hiện thường quy tại các cơ sở y tế, bệnh viện.

1. Những ưu điểm của siêu âm màng phổi

Chi phí: chi phí thực hiện siêu âm màng phổi thấp, phù hợp với mọi đối tượng thực hiện.

Độ an toàn cao: Siêu âm màng phổi không sử dụng bất kỳ bức xạ nào như các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh khác nên không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đây cũng là lý do có thể thực hiện siêu âm màng phổi nhiều lần.

Quy trình thực hiện siêu âm màng phổi nhanh chóng, hình ảnh rõ nét các thông tin tại vùng siêu âm khảo sát.

Siêu âm màng phổi không gây đau, không để lại biến chứng và bệnh nhân không cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm như các phương pháp khác.

Siêu âm màng phổi được nhận định là tiện lợi và an toàn với người bệnh hơn chụp X-quang phổi.

2. Những nhược điểm của siêu âm màng phổi

  Bên cạnh những mặt ưu điểm thì siêu âm màng phổi cũng có những nhược điểm nhất định, cụ thể:

Chất lượng hình ảnh siêu âm phụ thuộc vào thiết bị siêu âm tại cơ sở y tế.

Kết quả siêu âm mang tính khách quan, đòi hỏi bác sĩ siêu âm phải là người có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên khoa và dày dặn kinh nghiệm.

Một số hình ảnh bệnh lý khó phân biệt. Cần phải kết hợp với các kỹ thuật khác như X- quang, cộng hưởng từ,... để đưa ra kết luận cuối cùng chính xác nhất.

3. Chỉ định siêu âm màng phổi

Phát hiện và đánh giá tràn dịch màng phổi

Tìm rõ nguyên nhân gây tổn thương mờ thành ngực hoặc màng phổi [khối u, dịch]

Chẩn đoán phân biệt tràn dịch màng phổi hay dịch khu trú dưới cơ hoành, đánh giá sự di động của cơ hoành

Phát hiện và đánh giá dày màng phổi, khối u màng phổi, khối u phổi xâm lấn vào thành ngực

Hướng dẫn chọc dò, dẫn lưu dịch, sinh thiết màng phổi

Phát hiện tràn khí màng phổi.

4. Siêu âm màng phổi được thực hiện như thế nào?

- Siêu âm màng phổi được thực hiện theo 2 tư thế, cụ thể:

- Tư thế ngồi: Đặt đầu dò ở các khoang liên sườn, bác sĩ có thể thăm khám được bệnh lý thành ngực, màng phổi, tìm tràn dịch màng phổi số lượng ít.

- Tư thế nằm: Thăm khám màng phổi ở góc sườn hoành bên và sau, nhu mô phổi phần đáy, lấy gan và lách làm cửa sổ siêu âm đánh giá cơ hoành, màng phổi.

  Siêu âm màng phổi có khả năng chẩn đoán tốt các bệnh lý thành ngực như chấn thương, viêm phổi và nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. Tuy nhiên, kết quả siêu âm màng phổi phụ thuộc rất lớn vào thiết bị và người làm siêu âm. Thiết bị hiện đại sẽ cho hình ảnh sắc nét, chi tiết, cụ thể hơn. Từ đó dễ dàng phát hiện các dấu hiệu bất thường ngay cả ở giai đoạn đầu với những biểu hiện rất nhỏ.

  Hiện nay, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã và đang sử dụng các thế hệ máy siêu âm hiện đại, cho hình ảnh rõ nét, đánh giá chính xác tổn thương phổi cũng như nhiều các cơ quan khác. Bên cạnh đó, đội ngũ các y, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có kinh nghiệm, được đào tạo về siêu âm màng phổi, ngoài việc đánh giá lượng dịch, tính chất của dịch còn có thể phát hiện được những trường hợp dịch ít và làm các thủ thuật chọc dò màng phổi để tháo dịch điều trị. Nhờ vậy mà kết quả chẩn đoán luôn được chính xác và mang đến giá trị cao, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. 

Bác sỹ. Nguyễn Thị Ngọc Anh - Khoa Siêu âm chẩn đoán, Trung tâm chẩn đoán hình ảnh

Nếu chụp X-quang phổi có thể bỏ sót 30% tổn thương thì chụp CT phổi lại giúp phát hiện hầu như tất cả những vấn đề đang phát sinh [nếu có] ở phổi. Vì vậy, với các dấu hiệu liên quan đến phổi hay những tác động ở bộ phận này thì chụp CT phổi chính là phương pháp tối ưu giúp nhanh chóng tìm ra các tổn thương hay bệnh lý ở phổi.

Tư vấn chuyên môn bài viết ThS.BS HỒ HOÀNG PHƯƠNG – Giám đốc Trung tâm Chẩn Đoán Hình Ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – TP.HCM

Chụp CT phổi là một kĩ thuật không xâm lấn, không gây đau đớn, sử dụng tia X liều thấp để tầm soát ung thư phổi. Chụp CT phổi cho phép bác sĩ chẩn đoán hình ảnh [CDHA] xem xét các mức độ hoặc các lát cắt khác nhau của phổi bằng cách sử dụng chùm tia X. Kĩ thuật được thực hiện trên máy CT xoắn ốc đa lát cắt và giúp phát hiện các nốt nhỏ hoặc dấu hiệu ung thư so với chụp X-quang tiêu chuẩn.

So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác thì chụp CT phổi là kỹ thuật hiệu quả trong phát hiện nhanh chóng những bệnh lý về phổi, trong đó có cả ung thư phổi

Khối u hoặc nốt nhỏ là một khối tế bào phát triển trên phổi, có thể là lành tính [không phải ung thư] hoặc ác tính [ung thư]. Do đó, chụp CT phổi giúp phát hiện các khối u ác tính ở giai đoạn sớm, quá trình điều trị diễn ra kịp thời sẽ mang đến cơ hội sống cao cho người không may mắc ung thư phổi.

Số liệu thống kê tại nước ta cho thấy, ung thư phổi đang đứng thứ hai sau ung thư gan với tỷ lệ mắc 14,4%, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của nam giới, hơn tổng số ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng cộng lại. [1]

Còn tại Hoa Kỳ, nguy cơ phát triển ung thư phổi xâm lấn suốt đời là 1/17 đối với nam và 1/18 đối với nữ.
Người ta ước tính, có hơn 80% ung thư phổi có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu khi nó vẫn còn khu trú ở phổi là điều cần thiết. Cơ hội sống sót của một người giảm khi khối u phát triển từ 3cm trở lên. Nếu ung thư lan đến các khu vực khác của cơ thể ngoài phổi, tỷ lệ sống sót chỉ là 5%, so với 70% nếu ung thư được phát hiện sớm. Chụp cắt lớp phổi có khả năng phát hiện các nốt phổi nhỏ cỡ 2 hoặc 3mm. Phẫu thuật cắt bỏ các khối u ác tính khi chúng còn nhỏ trước khi kịp phát tán sang các vùng khác của cơ thể sẽ giúp cơ hội sống của người mắc ung thư tăng cao.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy chụp CT phổi nhạy hơn các phương pháp sàng lọc phổi tiêu chuẩn [X-quang phổi, tế bào học đờm] trong việc phát hiện ung thư phổi.

Không giống như chụp X-quang ngực tiêu chuẩn, chụp cắt lớp vi tính phổi cho hình ảnh phổi trên đa mặt phẳng. Điều này cho phép bác sĩ CĐHA nhìn thấy phổi từ nhiều hướng. Chụp X-quang ngực chỉ cho thấy hình ảnh của phổi từ phía trước và hai bên, bị chồng lấp bởi các cơ quan khác trong lồng ngực. [2]

Nhờ áp dụng Trí tuệ nhân tạo [AI] trong kỹ thuật chụp CT phổi, những tổn thương tại phổi hiển thị rõ ràng giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và đưa phương pháp điều trị

Với hình ảnh 3D, chụp CT phổi có thể đo sự phát triển của khối u theo mọi hướng trong khi tia X tiêu chuẩn chỉ có thể đo khối u ở điểm rộng nhất, gây khó khăn khi theo dõi những thay đổi về thể tích của khối u.

Có thể nói, những lợi ích của phương pháp này mang đến vượt xa những yếu tố nguy cơ. Vì thế, những hạn chế của phương pháp này cũng nằm trong giới hạn cho phép. Điều này bao gồm:

• Người bệnh phải chịu một lượng bức xạ nhất định, đối diện với nguy cơ bị nhiễm xạ nhưng mức độ này nằm trong ngưỡng cho phép.
• Người bệnh có thể bị dị ứng với thuốc cản quang vốn được tiêm vào tĩnh mạch để đánh giá tính chất tổn thương.

Vì vậy, kĩ thuật này chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm người nằm trong những đối tượng dưới đây cần thiết phải chụp CT phổi, bao gồm:

• Tiền sử ung thư phổi • Lịch sử hút thuốc từ 30 gói trở lên [khoảng 1 bao thuốc mỗi ngày trong 30 năm, 2 bao thuốc mỗi ngày trong 15 năm…] • Quá khứ hút thuốc trong 30 năm [ít hơn 15 năm trước] • Tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư khác [như amiăng, radon…]

• Kiểm tra theo dõi được khuyến cáo mỗi năm 1 lần cho những bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao. Người bệnh nhân cần lưu ý, kết quả âm tính [không có nốt hoặc ung thư] không có nghĩa là ung thư phổi sẽ không phát triển trong tương lai nếu họ vẫn nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh cao.

Không cần chuẩn bị quá nhiều khi thực hiện kĩ thuật này, bạn sẽ tuân theo những bước đơn giản sau:

• Người bệnh nằm ngửa trên bàn khám, cánh tay để phía trên đầu • Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nín thở trong giây lát khi chụp • Cơ thể người bệnh được bao phủ bởi máy quét

• Kĩ thuật viên sẽ nhìn và nghe thấy yêu cầu của bạn trong suốt quá trình

Trường hợp bạn không dị ứng với thuốc cản quang và được bác sĩ yêu cầu tiêm thuốc thì cần phải nhịn ăn khoảng 4 tiếng trước tiến hành chụp.

Chụp CT phổi liên quan đến việc tiếp xúc với bức xạ dưới dạng tia X, nhưng lợi ích của việc chẩn đoán chính xác vượt xa nguy cơ. Liều bức xạ hiệu quả từ quy trình này là khoảng 1 đến 1,5 milisieverts, thấp hơn liều lượng bức xạ nền mà người bình thường nhận được trong sáu tháng.

Đối với người bình thường, chụp cắt lớp phổi giúp phát hiện những dấu hiệu của ung thư phổi biểu hiện thông qua các nốt nhỏ, khối u… Đối với những người có nguy cơ cao nhưng chưa có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sẽ được thực hiện kĩ thuật chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp [LDCT]. Chụp cắt lớp LDCT có thể giúp tìm ra các khu vực bất thường trong phổi bao gồm cả ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng phương pháp chụp cắt lớp LDCT trong sàng lọc những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi đã cứu được nhiều người hơn so với chụp X quang ngực. Đối với những người có nguy cơ cao hơn, thực hiện chụp LDCT hằng năm trước khi các triệu chứng bắt đầu giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi.

Dù không có chống chỉ định tuyệt đối nhưng những trường hợp sau nên tránh chụp CT:

• Phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và trẻ nhỏ là nhóm khá nhạy cảm với tia X, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.
• Người bị dị ứng với chất cản quang: tình trạng nổi mẩn ngứa có thể xảy ra, thậm chí gây hại đến tính mạng.

Tại các bệnh viện lớn đều được trang bị hệ thống máy chụp CT, chỉ khác nhau ở thế hệ máy, mức giá và chuyên môn của bác sĩ trong việc đọc kết quả hình ảnh.

Hệ thống chụp CT 768 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Việc bạn cần làm là tìm hiểu thông tin bệnh viện uy tín, kĩ thuật hiện đại và chế độ bảo hiểm của mình có thích hợp với bệnh viện đó.

Tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM hiện đang trang bị hệ thống chụp CT 768 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo [AI]. Kết quả được đọc tự động, giúp gia tăng tính chính xác, tiết kiệm thời gian cho cả bác sĩ và người bệnh.

Đây là dòng máy hiện đại hàng đầu Việt Nam, hiện chỉ có bốn bệnh viện được trang bị. Ngoài ra, tại khoa Chẩn đoán Hình ảnh, bệnh viện BVĐK Tâm Anh TP.HCM còn có đội ngũ bác sĩ đầu ngành, chuyên môn cao trong việc đọc kết quả hình ảnh, từ đó đưa ra những chẩn đoán, hướng điều trị phù hợp với từng cá nhân người bệnh. Không chỉ CT phổi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM còn thực hiện chụp CT sọ não, và chụp CT bụng và nhiều kĩ thuật khác giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề