Tính tự lập có ý nghĩa như thế nào

Câu 6 : Tự lập là gì ? Tự lập có ý nghĩa như thế nào ? Cần rèn luyện tính tự lập bằng cách nào ?

Các câu hỏi tương tự

1.

Khái niệm, ý nghĩa của lòng yêu thương con người , Biểu hiện lòng yêu thươngcon người , cách rèn luyện để có lòng yêu thương con người , bài tập tình huống, liên

hệ thực tế.


2.

Khái niệm, ý nghĩa của siêng năng kiên trì ,biểu hiện siêng năng kiên trì trong họctập và trong cuộc sống, cách rèn luyện siêng năng kiên trì bài tập tình huống, liên hệ

thực tế.


3.

Khái niệm, ý nghĩa của tôn trọng sự thật ,biểu hiện tôn trọng sự thật trong học tậpvà trong cuộc sống,cách rèn luyện tôn trọng sự thật bài tập tình huống, liên hệ thực

tế.


4.

Khái niệm, ý nghĩa của việc tự lập.Liệt kê biểu hiện của người có tính tự lập .Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và của người khác. Lên kế hoạch để tự

lập. Bài tập tình huống, liên hệ thực tế.


5.

Khái niệm, ý nghĩa của việc tự nhận thức về bản thân. Tự nhận thức được điểmmạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm và các mối quan hệ của bản thân. Lên kếhoạch để tự nhận thức và tôn trọng bản thân. Xây dựng kế hoạch SWOT [ nhận thứcvà phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân ]. Bài tập tình huống, liên hệ

thực tế.

Sống tự lập là gì? Tự lập có ý nghĩa như thế nào? Cùng Mighty Math giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Trong hành trình nuôi dạy con khôn lớn, chắc hẳn các bậc cha mẹ đều thường xuyên nghe thấy những câu nói rằng không nên để con dựa dẫm quá nhiều vào người thân, cần tập cho con kỹ năng sống tự lập từ những việc đơn giản, nhỏ nhặt nhất… Thế nhưng liệu các bậc phụ huynh đã thật sự hiểu rõ về tự lập là gì cùng những ý nghĩa của tự lập hay chưa? Nếu chưa thì hãy dành chút thời gian theo dõi bài viết sau đây Mighty Math để có được câu trả lời chính xác nhé.

1. Sống tự lập là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì sống tự lập chính là việc sống mà không dựa dẫm vào người khác, độc lập trong suy nghĩ, có thể tự đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề mà bản thân gặp phải bằng cách sử dụng tài năng, bản lĩnh cá nhân, từ đó làm chủ cuộc sống của mình.

Việc tự lập thường không phân biệt độ tuổi lớn nhỏ hay phải chờ đến lúc trưởng thành mới cần tự lập bởi sống tự lập từ sớm sẽ giúp bản thân chín chắn và mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, nếu trẻ được rèn đức tính tự lập từ sớm thì sẽ vô cùng hữu ích cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách và sức khỏe sau này. 

2. Ý nghĩa của tự lập

Tự lập được xem là một trong những phẩm chất, đức tính quan trọng để khẳng định nhân cách của mỗi người. Việc tự lập giúp trẻ sớm xây dựng được tinh thần chịu trách nhiệm trước những hành động của bản thân, kích thích tư duy, não bộ và phát huy tính sáng tạo để giải quyết, nhìn nhận vấn đề. 

Bên cạnh đó, khi có tính tự lập, trẻ sẽ biết lập kế hoạch, hoàn thành các công việc được giao phó, có tinh thần vươn trong cuộc sống như học tập mà không cần sự nhắc nhở của ba mẹ; nỗ lực, chăm chỉ để đạt thành tích cao,…

Tự lập cũng khiến trẻ sống có ích hơn, không dựa dẫm người thân, bạn bè để tránh tình trạng trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ đó giúp trẻ trưởng thành, biết suy nghĩ chín chắn và làm việc cẩn thận hơn, đem lại kết quả tốt nhất. 

Đặc biệt, ba mẹ không thể đồng hành cùng con suốt đời, vậy nên tính tự lập sẽ giúp trẻ có thể tự chăm sóc bản thân một cách tốt nhất khi rời xa vòng tay bố mẹ, không khiến bố mẹ phải lo lắng. 

3. Cách để tạo cho trẻ kỹ năng tự lập?

Có rất nhiều cách khác nhau để tạo cho trẻ kỹ năng tự lập, trong đó, các bậc cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau:

3.1 Tách xa sự bảo hộ

Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ nhỏ thường có xu hướng dựa dẫm rất nhiều vào vào gia đình, người thân. Vì vậy để trẻ có kỹ năng tự lập, các bậc phụ huynh cần tránh cưng nựng, chiều chuộng trẻ quá nhiều. 

Từ thời điểm trẻ còn nhỏ, ba mẹ có thể cho con tự xúc ăn, tự lựa chọn món ăn và hoa quả mình thích. Trong lúc này, ba mẹ có thể ngồi cạnh, động viên và hướng dẫn trẻ cách ăn, cách sử dụng đồ ăn một cách chính xác nhất. 

Lớn hơn chút nữa, ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách để tự vệ sinh cá nhân, tự đánh răng, tự mặc quần áo… Dù thời gian đầu chưa thành thạo nhưng với sự giúp đỡ của ba mẹ, trẻ sẽ nhanh chóng làm tốt hơn, lâu dần hình thành nên thói quen, trẻ không còn cảm thấy khó khăn hay sợ hãi khi làm làm những điều này một mình nữa. 

3.2 Kích thích trẻ tự suy nghĩ

Khi trẻ gặp các vấn đề phải giải quyết, thay vì trực tiếp chỉ cho trẻ rằng nên làm thế như thế nào thì ba mẹ hãy đưa ra các gợi ý để trẻ tự suy nghĩ, kích thích khả năng tư duy để tìm cách giải quyết. 

Tuy nhiên, dù để bé tự suy nghĩ nhưng ba mẹ vẫn phải luôn ở bên cạnh để động viên tinh thần, đưa ra những gợi ý khi cần thiết cho trẻ.

Đặc biệt nếu trẻ có thể tìm được cách giải quyết thì đừng ngần ngại mà hãy tỏ thái độ tán thưởng, dành cho trẻ lời khen ngợi, khích lệ để khơi gợi lòng tự tin cho con trẻ. 

3.3 Giao việc cho trẻ

Hãy cho trẻ thử làm những việc vừa sức như tự đi lấy nước, tự dọn dẹp đồ chơi… chứ đừng làm thay trẻ tất cả mọi việc. Bởi điều này sẽ giúp trẻ hình thành nên thói quen tự làm việc mà không cần tới sự giúp đỡ hay nhắc nhở từ người khác. 

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể sắp xếp một “công việc” cụ thể cho trẻ như yêu cầu trẻ tự đi lấy muỗng khi ăn,tự chọn và lấy quần áo khi đi tắm,… Dù có thể trẻ sẽ gặp lúng túng, thậm chí là hỏng việc nhưng dần dần trẻ nhận ra mình có thể tự làm nhiều việc, từ đó tạo thói quen tự giác làm những “công việc” ba mẹ gia phó trong những lần sau. 

4. Lưu ý khi rèn luyện kỹ năng sống tự lập cho trẻ

  • Đừng quát mắng, cáu giận hay tỏ thái độ sốt ruột khi trẻ làm sai bởi như vậy sẽ gây áp lực khiến trẻ mất tự tin, thậm chí là sợ hãi khi làm những việc sau này.
  • Để trẻ tự làm và quan sát kỹ để biết trẻ sai ở đâu, từ đó hướng dẫn cho trẻ cách làm đúng. Nếu trẻ vẫn không làm được, ba mẹ có thể làm mẫu, thuyết minh để bé quan sát, học theo. 
  • Không nên ép buộc bé mà hãy tập dần từng việc, từ tự ăn, tự mặc quần áo, tự dọn dẹp đồ đạc…hoặc để trẻ tự do làm điều gì trẻ thích.

Trên đây là những thông tin về sống tự lập là gì, ý nghĩa của tự lập và một số nội dung liên quan đến việc tạo kỹ năng sống tự lập cho trẻ. Mighty Math hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức hữu ích, để áp dụng, rèn luyện con em mình được phát triển một cách toàn diện nhất. 

Có một câu nói nổi tiếng rằng “Trong cuộc sống này hãy học cho mình chữ “Tự”, đó là tự khóc tự lau, tự đau tự chịu, tự bước đi trên còn đường của mình và tự lập trong cuộc sống khó khăn này!”. Có mấy người hiểu hết ý nghĩa sâu xa trong những ý tứ được nhắc đến trên đây? Vậy thì bạn phải tìm hiểu tự lập là gì và sống tự lập có giá trị như thế nào cho mỗi con người.

Tự lập là gì?

Bạn đang đi tìm định nghĩa tự lập là gì và phải sống như thế nào mới được xem là tự lập? Hiểu một cách đơn giản, tự lập là bạn tự mình làm mọi thứ mà không dựa dẫm hay trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Tự lập chính là việc bạn tự bước đi trên đôi chân của mình cũng như thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra từ trước. Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua cách suy nghĩ, hành động, sự quyết tâm.

Tự lập là bạn tự mình làm mọi thứ mà không dựa dẫm hay trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác

Những người có đức tính sống tự lập sẽ không thích ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. Họ cảm thấy bất lực, vô dụng khi không thể tự làm điều mình muốn. Sống tự lập được thể hiện ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, không phân biệt tuổi tác.

“Hãy tự giúp mình thì mọi cơ hội sẽ mở ra cho bạn” là một câu danh ngôn hay về lối sống tự lập. Dù cuộc sống còn muôn vàn những khó khăn cùng thử thách đang đợi phía trước và không phải ai cũng “rảnh” để chỉ đường, giúp bạn đưa ra phương hướng. Tự đứng trên đôi chân của mình, vận dụng trí tuệ và sức lực, bạn sẽ vượt qua tất cả.

Tự lập –  Chiếc “chìa khóa vàng” khởi nguồn của mọi thành công, là đức tính quý báu mà ai cũng cần phải có.

Sống tự lập có giá trị như thế nào?

Ngay cả những người tài năng, giàu trí tuệ nổi tiếng nhất trên Thế Giới như: Bill Gates, Steve Job,… cũng vươn tới thành công nhờ sự tự lập. Đây là những minh chứng sáng về tài năng, sự nỗ lực và không ngừng tự mình tìm kiếm cơ hội, con đường đi để phát triển. Tự lập mang lại những giá trị sống vô giá:

Sống có trách nhiệm và phát triển bản thân

Khi bản thân đã rèn luyện, hình thành được đức tính tự lập, bạn sẽ biết tự sống có trách nhiệm với những việc mình đã hứa. Bạn cũng không đổ lỗi cho người khác trước kết quả không mấy tốt đẹp. Trước những mục tiêu, hoài bão lớn lao, bạn sẽ tìm cách tự lên kế hoạch, hành động để vượt qua khó khăn. Đây là tiền đề giúp mỗi con người khai phá sức mạnh trí tuệ của bản thân, phát huy cá tính sáng tạo. Nếu bạn hỏi sống tự lập có giá trị như thế nào thì bạn đã tìm ra được một trong những câu trả lời rồi đấy!

Tự lập sớm để thành công

Thúc đẩy cánh cửa của thành công

Người có tính tự lập, ắt sẽ đạt được thành tựu. Tự lập chính là nhân tố thúc đẩy mỗi con người tự mình vượt qua mọi rào cản, bứt phá vòng an toàn của bản thân để thành công. Trước những chông gai, thử thách, bạn sẽ bình tĩnh, sáng suốt lựa chọn hướng đi đúng đắn. 

Luôn làm chủ cuộc sống

Điều này không cần bài cãi. Bởi người làm chủ cuộc đời mình, chính là người sống có mục đích của riêng mình, không chờ đợi sự “ban phước” từ người khác. Tính tự lập còn giúp bạn tự làm chủ được năng lực, tri thức của bản thân để sử dụng vào những mục đích tốt đẹp. Nhờ vậy, bạn luôn đứng vững trước những “ngã rẽ” bất ngờ của cuộc sống.

Hơn hết, giá trị của sự tự lập sẽ không mai một nếu như bạn truyền tinh thần ấy tới những người xung quanh. Những người sống tự lập sẽ trở thành tấm gương được tất cả mọi người kính trọng và yêu quý.

Tự lập sớm để thành công

Tự lập không tồn tại từ khi sinh ra mà phải trải qua quá trình rèn luyện và nuôi dưỡng. Việc nhiều người có suy nghĩ chỉ khi nào ta trưởng thành và phải chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình mới cần tự lập. Đó là sai lầm nghiêm trọng. Tự lập phải được tích lũy, mài dũa càng sớm càng tốt, ngay từ khi còn bé. Bởi trải qua quá trình “tôi luyện”, va vấp thực tế, bạn mới sống tự lập một cách trọn vẹn.

Phụ huynh cần dạy cho con tính tự lập từ khi còn nhỏ

Những bậc phụ huynh cần dạy cho con tính tự lập từ khi còn nhỏ. Bằng cách: cho con tiếp xúc nhiều hơn với thế thới xung quanh, dạy chúng các kỹ năng sống cơ bản, đồng thời động viên, khen ngợi khi con làm việc tốt.

Đối với những học sinh, sinh viên, tính tự lập ngày càng phải được phát huy cao độ. Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng và nuôi dưỡng ý chí để đương đầu với “phong ba, bão táp” sắp diễn ra.

Bạn đã hiểu trọn vẹn ý nghĩa của tự lập là gì và sống tự lập có giá trị như thế nào chưa? Hãy luôn nhớ rằng, ai cũng cần phải có tính tự lập và không ngừng vun đắp nó trong suốt hành trình dài sống, học tập, cống hiến. 

Bạn đọc quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề