Silicon lỏng là gì

Tiêm silicone lỏng [tác dụng vĩnh viễn] đôi khi được sử dụng như một chất làm đầy trong các quy trình tiêm thẩm mỹ. Khác các chất làm đầy khác, silicone không bị cơ thể hấp thụ hoặc phân hủy.

Kết quả sau tiêm dù tốt hay xấu thường khó đảo ngược và không thay đổi theo chuyển hóa của cơ thể theo thời gian. Ngoài ra tiêm silicone còn tiềm ẩn các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là các loại silicone không dùng trong y tế - có thể xảy ra ngay sau tiêm hoặc thậm chí là vài năm sau đó.

Silikon 1000 – dầu silicone dạng tiêm dùng trong lĩnh vực y tế, được FDA phê duyệt để điều trị bong võng mạc, mặc dù nhiều bác sĩ sử dụng nó ngoài hướng dẫn, để làm đầy môi, tạo hình mũi và giải quyết sẹo do mụn trứng cá và vùng trũng dưới mắt.

Khi được sử dụng như một chất làm đầy, silicone được tiêm với một lượng rất nhỏ [tổng thể tích không quá 1 cc] và được chia thành 1 đến 3 lần điều trị, cách nhau khoảng 1 tháng. Được biết đến như là kỹ thuật tiêm vi giọt [microdropet], phương pháp này cho phép silicone lỏng được khuếch tán khắp các mô tiêm và thúc đẩy collagen phát triển xung quanh nó.

Ngay cả những bác sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề khi thực hiện tiêm silicone làm đầy mô cũng nhấn mạnh rằng không nên tiêm lượng lớn silicone lỏng cho mục đích tạo đường nét cơ thể, như là nâng mông và nâng ngực. Rủi ro sức khỏe có thể sẽ khôn lường nếu sử dụng silicone kém chất lượng hoặc kỹ thuật tiêm kém.

Rủi ro, tác dụng phụ và tính an toàn của tiêm Silicone

Sức hấp dẫn của tiêm silicone phần lớn do kết quả duy trì vĩnh viễn so với các chất làm đầy chứa HA [như Juvederm và Restylane] và Sculptra [chứa acid poly L Lactic]. Nhưng chính đặc tính “vĩnh viễn” này có thể gây nên một loạt các vấn đề.

Về mặt thẩm mỹ, tính vĩnh viễn của silicone thực tế không tương đồng với thời gian duy trì kết quả. Vì tác dụng của silicone lỏng là không thể đoán trước được. Nó có thể lan ra và di chuyển khắp cơ thể, vượt ra khỏi vùng tiêm, có thể hình thành nên đường nét bất thường, trũng lõm hoặc nổi sần cục.

Nếu silicone khuếch tán mà chỉ dẫn đến kết quả thẩm mỹ xấu thì bạn thật may mắn. FDA cảnh báo: “Khi được tiêm vào các vùng chứa nhiều mạch máu, như mông, silicone có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể và và gây tắc mạch máu ở phổi, tim hoặc não. Điều này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các mô và dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong”.

Tắc nghẽn mạch máu cũng là một rủi ro trong thẩm mỹ mũi không phẫu thuật, và đó là lý do mà nhiều bác sĩ phẫu thuật không sử dụng silicone.

Các biến chứng khác bao gồm đau mạn tính, nhiễm trùng, viêm, sẹo và biến dạng vĩnh viễn. Một số người phát triển u hạt granulomas, hoặc u cục hoặc mô viêm gây ảnh hưởng tới cảm giác thần kinh, chức năng các cơ quan trong cơ thể và chuyển động cơ bắp.

Theo Bác sĩ Tâm “Vật liệu Silicone được tiêm vào dưới da làm tăng thể tích mô, trông có vẻ tốt trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm, nhưng sau đó nó bắt đầu biểu hiện một số vấn đề khó chịu và một ngày nào đó sẽ rất khó khăn để giải quyết các vấn đề này. Silicone tồn tại vĩnh viễn, vì vậy khách hàng có thể có nguy cơ bị các biến chứng này trong suốt quãng đời còn lại”.

Silicone lỏng [bao gồm cả Silikon 1000] cực kỳ khó loại bỏ do đặc tính khuếch tán của nó. Việc loại bỏ thường phức tạp và cần phẫu thuật kéo dài. Thông thường phải loại bỏ các mô xung quanh để loại bỏ tất cả silicone, dẫn đến biến dạng và sẹo.

Các lựa chọn thay thế khác

Nếu mục tiêu của bạn là tăng thể tích mô vùng mặt hoặc tạo đường nét cho cơ thể thì có nhiều lựa chọn khác đáng tin cậy hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị để có thể giải quyết tốt nhất mối quan tâm của bạn.

Ở mặt

  • Tiêm các chất làm đầy tạm thời giúp tăng thể tích, làm đầy và tạo đường nét cho khuôn mặt. Kết quả có thể duy trì được 2 năm và theo thời gian, các chất làm đầy bị cơ thể hấp thụ một cách tự nhiên.
  • Cấy mỡ tự thân vùng mặt là sử dụng mỡ từ vùng khác của cơ thể để làm đầy má hóp, hốc mắt dưới và các vị trí lõm/trũng của khuôn mặt.

Ở cơ thể

  • Túi độn mông là silicone dạng rắn, được dùng để chèn vào mông trong phẫu thuật nâng mông bằng túi độn nhằm tăng thể tích mông vĩnh viễn.
  • Nâng mông Brazil là cấy mỡ tự thân vào mông để cải thiện kích cỡ và hình dáng cho mông. Bác sĩ sẽ hút mỡ từ vùng khác của cơ thể sau đó tiêm vào mông của bạn. Cần lưu ý rằng đây là quy trình thẩm mỹ có tỷ lệ tử vong cao nhất, 1 ca tử vong trong tổng số 3000 ca phẫu thuật, vì thế điều quan trọng là chọn được bác sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề, có chuyên môn tốt về nâng mông và nghiên cứu các rủi ro.
  • Một số bác sĩ tiêm Sculptra để nâng mông. Kết quả duy trì được 2-3 năm, nhưng sẽ cần một lượng lớn filler để tạo ra kết quả tương đối, vì thế quy trình sẽ rất đắt đỏ.

Tìm hiểu thêm về:

Làm thế nào để chị em làm đẹp an toàn, không rơi vào tình trạng vì thiếu hiểu biết mà tiền mất tật mang? Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Tạo hình - Thẩm mỹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đưa ra những lời khuyên.

 

Phóng viên: Thưa bác sĩ, có thể hiểu khái quát về công nghệ làm đẹp bằng filler như thế nào, ưu điểm và nhược điểm của nó? 

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Filler có thể hiểu là chất làm đầy, dùng trong thẩm mỹ để lấp đầy khuyết điểm của cơ thể [nâng mũi, xóa nhăn, độn cằm…]. Làm đẹp bằng filler đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, rầm rộ ở Việt Nam từ vài năm nay, được ưa chuộng vì thời gian thao tác nhanh, thân thiện với cơ thể, không cần phẫu thuật, cải thiện thẩm mỹ tức thì. 

* Rất nhiều chị em vì ham rẻ chích filler nhưng thực chất lại là silicon lỏng. Có trường hợp điển hình nào bác sĩ tiếp nhận trong thời gian gần đây do chích phải filler dỏm ở các cơ sở kém uy tín, dẫn tới biến chứng?

- Cách đây hai ngày chúng tôi vừa tiếp nhận một nam thanh niên bị biến chứng do nâng mũi bằng filler tại spa. Theo tôi biết, spa không được phép làm kỹ thuật này. Do quá trình thao tác không đảm bảo, sau 72 giờ chích filler, bệnh nhân bị biến chứng, hoại tử vùng da mũi và thuyên tắc mạch vùng đáy mắt. Khả năng bệnh nhân bị mất thị lực vĩnh viễn. 

Trước đó không lâu, chúng tôi tiếp nhận một ca nâng ngực bị biến chứng. Kết quả chụp MRI cho thấy, chất được chích vào ngực nữ bệnh nhân này là silicon lỏng. Chị này còn bị biến chứng thuyên tắc phổi. Rất may mắn, chúng tôi đã cứu kịp.

* Filler và silicon lỏng có gì khác nhau?

- Mọi người chưa hiểu đúng về filler. Filler là chất làm đầy nói chung. Silicon lỏng cũng là một dạng filler. Trước đây người ta sử dụng silicon lỏng trong thẩm mỹ nhưng sau đó nhận ra rất khó kiểm soát được sự di chuyển của chất này khi bơm vào cơ thể. Mặt khác, silicon lỏng còn làm viêm cốt hóa các mô hạt. Chính vì thế, silicon lỏng bị cấm dùng trong ngành thẩm mỹ nhưng vẫn được sử dụng trong y khoa. 
Filler hiện nay dùng trong thẩm mỹ có hai dạng: filler tự thân [mỡ, cơ, biểu bì da, mô của chính khách hàng] và filler sinh học tổng hợp từ các chất sinh học khác nhau. 

* Làm cách nào để khách hàng nhận biết được dung dịch được chích cho mình là filler thật hay là silicon lỏng? Khi chích vào khách hàng có thể tự cảm nhận các dấu hiệu của filler và silicon không?

- Chỉ có một cách duy nhất để tự bảo vệ mình, đó là hãy đến những cơ sở thẩm mỹ hợp pháp, có số đăng ký giấy phép hoạt động. Nếu làm ở những chỗ thiếu uy tín như spa, tiệm uốn tóc, thậm chí có người còn chích filler ở khách sạn, nhà riêng rồi bảo đó là filler xách tay từ nước ngoài, thì không thể đảm bảo an toàn. Đối với bác sĩ thẩm mỹ, phân biệt các loại filler sau khi chích thông qua thời gian bán hủy của nó. Silicon lỏng thì không tiêu được, còn các loại filler an toàn có thời gian bán hủy từ 6 tháng - 1 năm.

* Là người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực làm đẹp, bác sĩ có lời khuyên nào chỉ dẫn cho người dân để không ham rẻ mà chuốc họa? 

- 1ml filler giá nhập vào tính riêng nguyên liệu chưa có các chi phí đi kèm dao động từ 3-4 triệu đồng. Để làm đầy mắt, dùng hết từ 1-2ml filler tùy từng trường hợp. Nói như vậy không có nghĩa, filler cứ có giá cao thì an toàn. Nhiều khi hàng giả nhưng họ đẩy giá lên cao thì khách hàng cũng không thể biết được. Chỉ có cách duy nhất là hãy làm đẹp tại những cơ sở hợp pháp.

* Hiện tượng bầm tím sau khi chích filler có nguy hiểm không? Phải chăng do kỹ thuật viên thao tác trúng cơ gây biến chứng?

- Người thực hiện chích filler phải là bác sĩ chuyên ngành thẩm mỹ. Hiện tượng bầm tím sau khi chích filler vẫn có thể xảy ra do lúc thao tác chích trúng mạch máu nhỏ. Điều này không đáng ngại, trong chuyên môn vẫn có cách xử lý. Tuy nhiên, nếu tay nghề yếu, làm ở những cơ sở chui, chích trúng mạch máu lớn và mạch máu quan trọng ở vùng mắt, não thì có thể gây ra biến chứng không thể phục hồi. Như tôi đã dẫn chứng ở trên, dù không phải silicon lỏng, bệnh nhân vẫn có nguy cơ mù mắt vì chích trúng mạch máu đáy mắt.

* Xin cảm ơn bác sĩ!

 Thanh Huyền [thực hiện]

Cả filler và silicon đều có thể giúp chúng ta làm đẩy các khuyết điểm của cơ thể. Tuy nhiên, silicon dạng lỏng đang bị cấm trong thẩm mỹ nội khoa. Đây chính là lý do tại sao chúng ta cần phân biệt được filler và silicon lỏng để có thể làm đẹp mà không lo biến chứng thẩm mỹ.

Cảnh báo biến chứng tiêm filler nhầm silicon

Bác sĩ Vũ Thái Hà cho biết, làm đẹp bằng filler đang tạo ra một cơn sốt. Ai cũng muốn tìm hiểu và ai cũng muốn thực hiện. Và cũng chính từ đây cũng xuất hiện nhiều ca biến chứng liên quan. Bởi thứ mà họ được tiêm không phải là filler mà chính là silicon dạng lỏng.

Trường hợp của bệnh nhân nam tên N.T.T có đến thăm khám sau khi nâng mũi bằng filler tại một Spa gần nhà. Sau khoảng 72h thực hiện, mũi có dấu hiệu sưng đau, viêm nặng và hoại tử. Thuyên tắc mạch vùng đáy mắt xảy ra gây ảnh hưởng đến thị lực. Qua thăm khám kiểm tra, các bác sĩ xác định bệnh nhân được tiêm filler nhầm silicon dạng lỏng không rõ nguồn gốc.

Trường hợp của bệnh nhân nữ tên N.H.Y [25 tuổi] gặp biến chứng tiêm filler để làm đầy ngực. Tuy nhiên, qua kết quả chụp chiếu cho thấy sản phẩm được sử dụng là silicon dạng lỏng. Rất may bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gây ra biến chứng thuyên tắc phổi, nguy hiểm đến tính mạng.

Đây mới chỉ là 2 trong số rất nhiều ca biến chứng liên quan đến việc tiêm nhầm filler thành silicon dạng lỏng. Thậm chí, có người còn bị mù vĩnh viễn, tử vong chỉ vì bị lừa tiêm silicon vào cơ thể. Vậy nên bạn cần biết cách phân biệt silicon và filler để có thể làm đẹp an toàn.

Phân biệt filler và silicon sẽ giúp bạn có lựa chọn thẩm mỹ an toàn

Filler và silicon có gì giống, khác nhau

Điểm giống nhau

Filler là tên gọi chung của các chất làm đẩy. Và silicon dạng lỏng chính là một loại filler. Điểm chung của filler và silicon là đều có thể giúp chúng ta làm đầy các tổ chức khuyết của cơ thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là độ an toàn của filler và silicon là như nhau bạn nhé.

Điểm khác nhau

Filler hiện nay dùng trong thẩm mỹ có hai dạng: filler tự thân có nguồn gốc từ mỡ, cơ, biểu bì da, mô của con người… và filler sinh học tổng hợp từ các chất sinh học khác nhau. Dòng sản phẩm này có khả năng liên kết tạo thành các mô sau khi được tiêm vào trong cơ thể và có khả năng tự tan theo thời gian.

Còn đối với silicon dạng lỏng sau khi được tiêm sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể của bạn. Nó không tự biến mất và cũng không bị cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là silicon phát huy được hiệu quả thẩm mỹ. Do có quá nhiều biến chứng liên quan đến silicon nên hiện chất này được cấm trong thẩm mỹ nội khoa nhưng vẫn được sử dụng trong y khoa.

NÊN XEM: Danh sách các loại filler được Bộ y tế cấp phép nhập khẩu và lưu hành

Biến chứng thường gặp khi tiêm nhầm silicon

Tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đưa ra những cảnh báo về việc tiêm nhầm filler và silicon. Ngay cả tổ chức FDA của Mỹ cũng đưa ra những cảnh báo nguy hiểm về biến chứng của silicon dạng lỏng như sau:

  • Khi silicon dạng lỏng được tiêm vào các vùng chứa nhiều mạch máu chúng có thể di chuyển đến các bộ phận khác và gây ra tình trạng tắc mạch máu ở phổi, tim hoặc não.
  • Tiêm silicon dạng lỏng gây tổn thương vĩnh viễn cho các mô và dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong nếu không được phát hiện và xử lý sớm.
  • Nhẹ hơn có thể là tình trạng đau mạn tính, nhiễm trùng, viêm, sẹo và biến dạng vĩnh viễn vùng da được tiêm silicon hay các vùng lân cận.
  • Phát triển u hạt, u cục hoặc mô viêm gây ảnh hưởng tới cảm giác thần kinh, chức năng các cơ quan và giảm sự vận động của cơ…

Đáng chú ý hơn khi các biến chứng của filler và silicon dạng lỏng có thể xuất hiện sau khi tiêm một quãng thời gian dài. Bạn có thể gặp biến chứng của silicon sau một vài tuần, một vài tháng thậm chí là một vài năm sau tiêm. Điều này nói nên rằng những tác hại của silicon dạng lỏng gây ra rất khó lường trước và khó kiểm soát.

Vậy nên, cách duy nhất để chúng ta có thể làm đẹp an toàn chính là phải biết cách phân biệt filler và silicon dạng lỏng. Ngay sau đây sẽ là gợi ý dành cho bạn.

NÊN XEM THÊM: Tiêm filler trẻ hóa bị nổi u cục trên da là bị làm sao? Chuyên gia giải đáp

Phân biệt filler và silicon dạng lỏng

Nếu bạn không có kinh nghiệm bạn sẽ khó có thể phân biệt được filler và silicon dạng lỏng chỉ bằng mắt thường. Do đó, bạn có thể tự biến mình thành một người thông minh khi lựa chọn các dịch vụ tiêm filler an toàn, chất lượng. Đây có thể sẽ là cách duy nhất để bạn có thể tránh được việc tiêm nhầm filler là silicon.

Bạn hãy đến những cơ sở thẩm mỹ hợp pháp, có số đăng ký giấy phép hoạt động rõ ràng để thực hiện dịch vụ thẩm mỹ. Đừng tìm đến những Spa, tiệm gội đầu cắt tóc để tiêm filler trẻ hóa. Bạn cũng cần nói không với các lời quảng cáo về filler hàng xách tay nhưng lại không có gì đảm bảo về chất lượng. 

Bên cạnh đó, cần tìm cho mình một bác sĩ có trình độ, chuyên môn và cả y đức để có thể được tiêm filler an toàn. Nếu bạn nghi ngờ filler mình được tiêm là silicon cũng có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiêm. Không tiêm khi bạn có sự nghi ngờ mà không được giải đáp rõ ràng.

Biến dạng mặt khi tiêm nhầm silicon dạng lỏng

Có một điểm rất dễ để có thể nhận dạng filler và silicon chính là dựa vào giá dịch vụ. Thông thường tiêm filler thường có giá cao hơn so với tiêm silicon. Tiêm silicon thường núp bóng filler nhưng giá lại rất rẻ. Vậy nên, chúng ta cũng không nên tin quá nhiều vào những lời quảng cáo “tiêm filler giá siêu rẻ với hiệu quả cao”.

Làm thế nào khi bị tiêm filler nhầm silicon

Nhiều người vẫn nghĩ khi bị tiêm nhầm silicon chỉ cần tiêm giải như filler là được. Nhưng trên thực tế cách xử lý biến chứng filler và silicon là khác nhau. Nếu như chúng ta có thể tiêm giải filler bằng Hyaluronidase thì silicon việc xử lý sẽ phức tạp hơn nhiều.

Khi này bạn sẽ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám thậm chí là tiến hành chụp MRI để xác định vị trí cũng như là mức độ ảnh hưởng của silicon dạng lỏng. Phẫu thuật sẽ là giải pháp hàng đầu nhằm loại bỏ hoàn toàn silicon đã được tiêm trước đó. Thông thường bác sĩ sẽ phải loại bỏ các mô xung quanh để loại bỏ tất cả silicone, dẫn đến biến dạng và sẹo rất cao.

Tại Dr.thaiha, các bác sĩ chuyên khoa luôn tin dùng sản phẩm filler tạm thời có thành phần là Hyaluronic. Sản phẩm đến từ các hãng dược mỹ phẩm nổi tiếng thế giới và là các loại filler được Bộ y tế cấp phép lưu hành. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm làm đẹp với filler chính hãng chất lượng nhất với giá cạnh tranh nhất.

Ngoài ra, Dr.thaiha cũng hỗ trợ thăm khám và xử lý các biến chứng tiêm filler và silicon từ nơi khác chuyển đến. Đảm bảo quá trình xử lý chuẩn y khoa và giúp cho bạn tránh khỏi các biến chứng xấu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn bạn nhé! Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!

Video liên quan

Chủ Đề