Số điện thoại lừa đảo ngân hàng

Để tránh được các hình thức lừa đảo này, bạn nên biết một số cách nhận biết số điện thoại lừa đảo cũng như những cách nhận biết cuộc gọi lừa đảo để có thể cảnh giác trước các tình huống có thể xảy ra.

Cách nhận biết số điện thoại lừa đảo

Các số điện thoại có mã nước ngoài như +882, +60, +252… hoặc có số “00” ở đầu thì rất có khả năng đây là số điện thoại lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến là nháy để bạn gọi lại khiến bạn bị trừ tiền. Ngoài ra còn có hình thức nhắn tin hoặc cuộc gọi tự động báo bạn nhận được lời nhắn từ một ai đó “dụ” bạn gọi lại.

Một số đầu số lừa đảo được VTV cảnh báo

Gần đây, hình thức lừa đảo được nâng lên một tầm cao mới, kẻ xấu không còn dùng các số điện thoại nữa mà sử dụng các tên gần giống với tên ngân hàng hoặc các dịch vụ uy tín để nhắn tin lừa đảo. Hình thức phổ biến nhất là báo bạn đã mất tiền, hoặc báo có người khác mới đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của bạn nhằm đưa bạn đến một trang web giả mạo. Khi thao tác trên đó kẻ xấu sẽ lấy được thông tin.

Giả mạo ngân hàng

Chính vì vậy, bạn cần phải cực kỳ cảnh giác với các tin nhắn dạng này, quan trọng nhất, bạn không nên nhấn vào các liên kết được gửi qua tin nhắn khi không chắc chắn được đó là tin nhắn từ các tổng đài uy tín. Ngân hàng cũng không bao giờ gửi các liên kết yêu cầu bạn đổi mật khẩu, việc đổi mật khẩu internet banking được thực hiện trên ứng dụng của ngân hàng hoặc tại trang web chính thức.

Quan trọng hơn hết, khi có các tin nhắn, cuộc gọi yêu cầu bạn làm một cái gì đó thì đầu tiên bạn cần tỉnh táo, ghi nhận thông tin sau đó lấy số điện thoại đó lên search trên Google. nếu là tổng đài ngân hàng hoặc dịch vụ uy tín bạn sẽ được trả kết quả về dịch vụ đó, nếu không có kết quả hoặc kết quả trả về đó là số điện thoại lừa đảo thì bạn cần cảnh giác. Trường hợp không hiển thị số điện thoại mà chỉ hiển thị tên, bạn cần gọi lên tổng đài để xác nhận thông tin.

Nhận biết cuộc gọi lừa đảo tránh sập bẫy

Các cuộc gọi lừa đảo hiện nay không chỉ dừng ở việc “dụ” bạn gọi lại mà bây giờ có rất nhiều hình thức lừa đảo khác. Trong số đó có thể kể đến việc thông báo bạn đã trúng thưởng hoặc có ai đó ở nước ngoài gửi quà về cho bạn, yêu cầu bạn đóng một khoản thuế/phí để nhận. Hình thức này thường đánh vào lòng tham và cho bạn biết phần quà trị giá hàng trăm triệu, yêu cầu bạn chuyển khoảng vài phần trăm tổng giá trị.

Các bạn cần biết rằng, nếu bạn trúng các phần quà giá trị cần phải đóng thuế, thì thường các bên sẽ liên hệ trực tiếp để bạn đến tổng công ty hoặc ngân hàng, nơi có các bên thứ ba như truyền thông, báo đài. Việc bạn đóng thuế cũng đóng tại ngân hàng chứ không chuyển khoản cho bất kỳ cá nhân nào cả. Vì vậy bạn cần tỉnh táo khi ai đó thông báo cho bạn trúng thưởng hay nhận quà.

Nhìn chung, bất kỳ cuộc gọi nào yêu cầu bạn chuyển tiền không rõ ràng thì trong mọi trường hợp, bạn không nên thực hiện.

Xem thêm: 

Theo phản ánh của nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, thời gian gần đây, rất nhiều người dùng điện thoại nhận được cuộc gọi hoặc nháy máy từ các đầu số nước ngoài như +375 [Belarus]; +371 [Lativa], +381 [Xéc-bi-a], + 249 [Sudan], +353 [Ailen], +6651 [Thái Lan]...

  • Cảnh báo giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo qua mạng xã hội

Để tránh thiệt hại không đáng có, cơ quan Công an khuyến cáo người sử dụng lưu ý: không nên gọi lại, chỉ nên gọi lại khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài. Cảnh giác đối với cuộc gọi đến từ số điện thoại lạ, với những thông tin không chính xác cần xác minh, tránh bị lợi dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân cảnh giác trước cuộc gọi từ số điện thoại quốc tế không rõ ràng.

Với những cuộc gọi từ số điện thoại quốc tế nêu trên chủ yếu là nháy máy, nhằm lôi kéo người dùng gọi lại để phát sinh cước viễn thông ngoài ý muốn, hoặc là lừa đảo theo một số kịch bản như: Đối tượng gọi điện thoại cho nạn nhân tự xưng là nhân viên điện lực thông báo đang nợ tiền điện, nhân viên chuyển phát thông báo có gói quà từ nước ngoài, nhân viên ngân hàng thông báo đang thiếu nợ, cảnh sát giao thông thông báo lỗi vi phạm giao thông hoặc liên quan đến các vụ án đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia...

Thủ đoạn của bọn chúng đánh vào tâm lý người nghe rồi yêu cầu kê khai tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong các tài khoản ngân hàng và tìm cách hù dọa, chiếm đoạt tài sản của bị hại.

Đối với các cuộc gọi giả danh công an, viện kiểm sát, ngân hàng hoặc thông báo có quà từ bưu điện, từ nước ngoài gửi về …người dùng tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào và hãy trình báo với cơ quan Công an.

Trung tá Hoàng Đình Dậu, Phó trưởng phòng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bắc Kạn  cho biết: Thời gian gần đây, theo phản ánh của một số người dân về việc họ liên tục nhận được các cuộc gọi có đầu số nước ngoài để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm lừa đảo thông qua hình thức tặng quà hay có bưu kiện được gửi để lừa đảo, vì vậy chúng tôi khuyến cáo người dân khi nhận những cuộc gọi như vậy, nếu không cần thiết thì không nên nghe máy, hoặc có nghe máy thì không thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng mà mình không quen biết.

Đây là một số phương thức thủ đoạn mà các đối tượng hay sử dụng để lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin.

  • Bắt nhanh “siêu lừa đảo” từng 3 lần ngồi tù

Ngọc Ánh – Quốc Huy

Vậy giải pháp của ngành trong thời gian tới, các nhà mạng quản lý đầu số điện thoại như thế nào và đến khi nào thì các tồn tại này được xử lý dứt điểm?

Trả lời nội dung chất vấn trên của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Quân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, trong công văn vừa công bố trên website, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thời gian qua, như phản ánh của Đại biểu, xuất hiện tình trạng các đối tượng sử dụng số điện thoại, công nghệ gọi điện dựa trên giao thức Internet [VoIP] để thực hiện các cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo [giả mạo các số điện thoại của Công an, Viện kiểm sát, Ngân hàng...].

Hiện tượng này đã và đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới và các nước chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để. Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng đây là mặt trái của công nghệ.

"Sau khi các thuê bao điện thoại di động được rà soát chính xác theo thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp chuẩn hoá thông tin thuê bao, từ đó giúp ngăn chặn tình trạng cuộc gọi rác, cuộc gọi mạo danh".

Để ngăn chặn, xử lý tình trạng này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, triển khai nhiều biện pháp như: Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP, Nghị định 91/2020/NĐ-CP đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm hạn chế cuộc gọi rác như: [1] Đưa ra phân loại xác định cuộc gọi rác [Khoản 3, Khoản 5 Điều 3]; [2] Đưa ra 8 biện pháp quản lý nhằm hạn chế tin nhắn rác, cuộc gọi rác trong đó có việc xây dựng bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác và quy định về Danh sách không nhận quảng cáo [Do not Call];

Hay trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 thay thế Nghị định số 174/2013/NĐ-CP trong đó đã tăng hình thức và các mức xử phạt có tính răn đe đối với hành vi phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác [Điều 94]; Ban hành Thông tư 22/2021/TT-BTTTT ngày 13/12/2021 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP trong đó đưa ra các tiêu chí đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu, áp dụng nhằm ngăn chặn cuộc gọi rác; Triển khai cổng tiếp nhận phản ánh về tin nhắn rác, cuộc gọi rác của người sử dụng [thông qua đầu số tin nhắn 5656 và cổng thông tin //thongbaorac.ais.gov.vn/].

Đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan [Bộ Công an,…] để phát hiện, xử lý các trường hợp sai phạm; đồng thời tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật xử lý, ngăn chặn, theo đó trong 6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện ngăn chặn hơn 53 triệu cuộc gọi có dấu hiệu lợi dụng công nghệ VoIP giả mạo số điện thoại [gần 9 triệu cuộc/tháng].

Các doanh nghiệp cũng đã xây dựng các tiêu chí chặn lọc cuộc gọi rác [gọi đi với số lượng lớn, tần suất cuộc gọi đi trong ngày, thời gian thực hiện cuộc gọi ngắn…], trong 6 tháng đầu năm 2022 các doanh nghiệp đã chặn [khoá, huỷ] hơn 150 nghìn thuê bao có dấu hiệu phát tán cuộc gọi rác.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thêm hiện Bộ đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn khẩn trương phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai rà soát giữa cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật lại thông tin của chủ thuê bao, lấy thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân làm thông tin gốc bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/9/2022.

Sau khi các thuê bao điện thoại di động được rà soát chính xác theo thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp chuẩn hoá thông tin thuê bao, từ đó giúp ngăn chặn tình trạng cuộc gọi rác, cuộc gọi mạo danh.

Video liên quan

Chủ Đề